Nhu cầu khám chữa bệnh của người nghèo tại bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân nghèo đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 75 - 77)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận của bệnh nhân nghèo đối với dịch

4.2.1. Nhu cầu khám chữa bệnh của người nghèo tại bệnh viện

Thực tế cho thấy nhu cầu chăm sóc sức khỏe và thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo có sự mâu thuẫn. Người nghèo có nhu cầu chăm sóc sức khỏe cao nhưng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo khi mắc bệnh lại thấp hơn các nhóm đối tượng khác. Do kinh tế khó khăn, nhiều người nghèo đã chọn cách tự gánh lấy bệnh tật mà không dám đến bệnh viện. Đây là nguyên nhân của tình trạng số lượng người nghèo được phát thẻ BHYT miễn phí ngày càng tăng nhưng số người sử dụng thẻ để chăm sóc sức khỏe cho

bản thân lại rất ít. Theo báo cáo của Phòng Kế hoạch tổng hợp - chỉ đạo tuyến bệnh viện thì số lượt người nghèo đi khám bệnh ngoại trú là 10.568 lượt chỉ chiếm 9,41% trong tổng số 112.351 lượt khám bệnh năm 2015, năm 2016 lượng bệnh nhân nghèo đi khám bệnh có tăng hơn so với năm trước là 12,28%, năm 2017 là 13,07%; tuy nhiên tỷ lệ người nghèo đạt mức rất thấp trong tổng số các đối tượng đi khám chữa bệnh.

Bảng 4.16. Kết quả một số chỉ tiêu khám và điều trị nội trú

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Số lượt khám bệnh Lượt 112.351 116.054 124.044

1.1 Trong đó: người bệnh nghèo Lượt 10.568 14.255 16.211 1.2 Tỷ lệ BN nghèo/ tổng số lượt khám bệnh % 9,41 12,28 13,07

2 Số lượt điều trị nội trú Lượt 12.939 14.641 15.342

2.1 Trong đó: người bệnh nghèo Lượt 1.025 1.468 1.826 2.2 Tỷ lệ BN nghèo/ tổng số lượt điều trị nội trú % 7,92 10,03 11,90 Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - chỉ đạo tuyến (2018)

Tình trạng trên khơng phải do người nghèo khỏe mạnh và khơng có nhu cầu khám chữa bệnh mà do những rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, như: kinh tế thiếu thốn, điều kiện đi lại khó khăn, sự phiền hà trong thủ tục khám chữa bệnh…, trong đó nguyên nhân kinh tế là chủ yếu. Đặc biệt, quỹ BHYT khơng phải tất cả chi phí thuốc hay dịch vụ đều thanh toán hết cho người bệnh nên đã làm tăng gánh nặng tài chính cho người nghèo khi sử dụng dịch vụ y tế. Thêm vào đó, việc quy định về phạm vi sử dụng thẻ cho những người được cấp thẻ BHYT miễn phí chỉ giới hạn trong địa phương nên khi họ có nhu cầu chuyển tới các cơ sở khám chữa bệnh ngoại tỉnh (gần nhà hơn) hay lên tuyến trên thì khơng được hưởng ưu đãi cũng làm giảm khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo. Điều đó giải thích cho tình trạng ngay tại tỉnh Bắc Giang, nhiều người nghèo khi ốm đau cũng chỉ đến được với y tế xã, thị trấn, hoặc y tế cơ sở ít đến được với các trung tâm y tế chun sâu, đó là thiệt thịi rất lớn của người nghèo.

Khi bị ốm đau đến mức độ phải vào viện thì điều trị nội trú mang lại hiệu quả cao hơn cho người bệnh, nhưng phần lớn người nghèo khi ốm đau đòi hỏi phải chữa trị lại lựa chọn hình thức điều trị ngoại trú. Thực tế cho thấy, người nghèo chỉ đi khám, chữa bệnh khi thấy bản thân có vấn đề về sức khỏe. Tỷ lệ người nghèo lựa chọn hình thức điều trị ngoại trú rất cao trong khi điều trị nội trú

mang lại cơ hội chữa bệnh tốt hơn. Đối với họ, câu trả lời lại nằm ở vấn đề kinh tế, không phải ở vấn đề chữa bệnh. Chi phí cho một lần khám chữa bệnh bình quân của bệnh nhân nội trú và ngoại trú có sự khác biệt rất lớn và có xu hướng ngày càng tăng thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 4.17. Cơ cấu bệnh nhân phân theo hình thức nội - ngoại trú

Năm Tổng số BN nghèo (Người) Trong đó Ngoại trú (người) Tỷ lệ (%) Nội trú (người) Tỷ lệ (%) 2015 11.593 10.568 91,16 1.025 8,84 2016 15.723 14.255 90,66 1.468 9,34 2017 18.037 16.211 89,88 1.826 10,12

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - chỉ đạo tuyến (2018)

Bệnh nhân điều trị nội trú tuy khơng phải trả chi phí về thuốc men, giường bệnh, nhưng chi phí gián tiếp lại rất cao (bao gồm: chi phí về ăn ở, đi lại, chi phí cơ hội của bản thân người bệnh và thân nhân đi theo chăm sóc). Để trả tiền nằm viện, phần lớn người nghèo phải vay mượn, thậm chí bán cả đồ đạc, phương tiện sản xuất, làm cho cuộc sống của họ vốn khó khăn càng khó khăn hơn. Trên thực tế nhiều người nghèo đã nợ nần nhiều sau mỗi lần phải nhập viện. Vì vậy, điều trị bệnh ngoại trú đối với họ là một cách để tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh, thậm chí có nhiều người cịn tiết kiệm hơn bằng cách khơng đến bệnh viện cho dù bị đau ốm và có thẻ BHYT miễn phí. Đây là lý do chủ yếu nhất của tình trạng bệnh nhân nghèo khám chữa bệnh ngoại trú nhiều hơn nội trú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân nghèo đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 75 - 77)