7. Kết cấu của luận văn
1.1. Một số khái niệm
1.1.4. Khái niệm sứckhỏe
Trong đời sống xã hội, một lĩnh vực liên quan đến tất cả mọi người, đó là sức khỏe. Có sức khỏe thì mới có điều liện để duy trì sự tồn tại và phát triển của từng con người trong toàn xã hội. Trong bài viết Sức khỏe và thể dục năm 1946, Hồ Chí Minh cho rằng “...khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe”[46,tr.212].
Hiến chương năm 1948 của Tổ chức Y tế thế giới ( World Health Organisation – WHO) cho rằng: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật”. Như vậy, sức khỏe là trạng thái phát triển hài hòa của mỗi con người cả về thể lực, trí tuệ là khả năng hòa nhập cộng đồng, chứ không chỉ là tình trạng không mắc bệnh tật, ốm đau hoặc không bị tàn phế”.
Sức khỏe bao gồm các thành tố sau:
Sức khỏe thể chất: bao gồm thể lực, sức mạnh, sức bền bỉ dẻo dai, cơ thể phát triển cân đối hài hòa, các hằng số sinh lý trong giới hạn bình thường...không có bệnh tật, ốm đau hoặc tàn phế.
Sức khỏe tâm thần: không mắc các bệnh thần kinh hay thiểu năng trí tuệ, có khả năng tư duy tốt.
Sức khỏe xã hội: có khả năng hòa nhập với xã hội, cộng đồng trong sinh hoạt, học tập và lao động.
Sức khỏe có vai trò rất quan trọng đối với con người và xã hội, sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Điều này được thể hiện trong nhiều văn bản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 30/06/1989 ghi rõ: “ Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, là một trong những điều kiện
cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ Tổ quốc”[47,tr.9].
Nghị quyết số 46 – NQ/TW ngày 23/02/1995 của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác bảo vệ cuộc sống và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, tiếp tục khẳng định: “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo trực tiếp đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sức ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước[48,tr.9].
Sức khỏe có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia dân tộc. Có sức khỏe thì có điều kiện nâng cao năng suất lao động. Sức khỏe tốt sẽ giảm chi phí cho chăm sóc sức khỏe, cho các dịch vụ y tế và đặc biệt giảm chi phí cho khám chữa bệnh, nhờ đó tăng tích lũy để phát triển kinh tế, có sức khỏe thì làm tăng khả năng sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần trong xã hội.
Tóm lại, nói đến sức khỏe là một yếu tố tác động đến toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của một con người, chứ không chỉ đơn giản là khám không thấy có bệnh. Người khỏe mạnh tất nhiên là người không có bệnh, nhưng nếu như có bệnh mà đã được chữa khỏi thì vẫn có thể là người có sức khỏe.