7. Kết cấu của luận văn
1.1. Một số khái niệm
1.1.5. Truyền thông về sứckhỏe
Truyền thông sức khỏe có nhiều định nghĩa khác nhau theo nhiều quan điểm. Truyền thông về sức khỏe giống như là quá trình tác động thông tin có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Cụ thể, Bách khoa Y học rằng: “thông tin sức khỏe đó là những thông tin về tình trạng thể chất, tinh thần và các quan hệ xã hội”. Các chuyên gia y tế thấy định nghĩa này chưa đầy đủ, họ cho rằng thông tin sức khỏe ngoài thông tin về thể trạng
còn một số thành phần khác trong sức khỏe của con người, đó là: thông tin về dinh dưỡng, tinh thần và tri thức.
Theo quan điểm này thì truyền thông về sức khỏe là đưa những thông tin về nhiều lĩnh vực nhỏ nhưng có thể chia ra các phần: dịch tễ học, sinh thống kê và dịch vụ y tế, những vấn đề liên quan đến môi trường, xã hội, nhân chủng học và sức khỏe nghề nghiệp. Thực tế chứng minh đối với vấn đề liên quan đến sức khỏe: con người muốn hiểu biết nhiều hơn về sức khỏe với bạn bè và gia đình; Muốn có thông tin về sức khỏe qua các phương tiện thông tin đại chúng; Con người sẵn sàng chuyển đổi hành vi đối với sức khỏe của họ.
Truyền thông về sức khỏe qua báo chí người dân thu nhận được thông tin về đường lối, chính sách về y tế của Nhà nước và cũng qua báo chí người dân được cung cấp thông tin về các dịch bệnh. Ngày này, những thách thức về sức khỏe của thế kỷ XXI là vô cùng to lớn. Từ HIV/AIDS, ô nhiễm môi trường, những dịch bệnh mới đang đe dọa sức khỏe con người. Những thách thức này đòi hỏi cả quyết tâm chính trị và sự hiểu biết chuyên môn, đặc biệt cần phải tuyên truyền để tất cả mọi người cùng hợp sức phòng chống bệnh tật cho bản thân, cho cộng đồng và cho toàn xã hội.
Từ nội dùng đề cập trên, theo quan điểm của cá nhân tôi, truyền thông về sức khỏe là đưa những thông tin liên quan đến việc cung cấp các kiến thức về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe như phòng, chống các loại dịch bệnh, sử dụng thuốc phòng, chữa bệnh an toàn – hiệu quả - hợp lý, các dịch vụ y tế, các kỹ thuật cao trong y tế, các địa chỉ khám chữa bệnh...đến cộng đồng thông qua các kênh/hình thức thông tin như trực tiếp (hội nghị, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, thông tin lưu động....), gián tiếp qua kênh (qua kênh thông tin báo chí, phát thanh – truyền hình, tờ rơi).
Như vậy, truyền thông về sức khỏe cũng giống như giáo dục chung đó là quá trình tác động thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của con người. Phát triển những thực hành lành mạnh mang lại tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được cho con người. Truyền thông về sức khỏe cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng được tiếp nhận hiểu rõ hơn về các vấn đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng nơi họ đang sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe.
Cũng từ định nghĩa trên cho thấy truyền thông sức khỏe là một quá trình nên cần tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài bằng nhiều biện pháp khác nhau. Vì vậy, để thực hiện công tác truyền thông về sức khỏe cần có sự đầu tư thích đáng, kiên trì thì mới đem lại hiệu quả. Truyền thông sức khỏe không chỉ là cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ về sức khỏe bệnh tật mà còn nhấn mạnh đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe con người như là: nguồn lực hiện có, sự lãnh đạo của cộng đồng, hỗ trợ xã hội, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe....Người làm công tác truyền thông về sức khỏe không chỉ cung cấp cho công chúng của mình thông tin mà còn thu nhận thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh bổ sung những thông tin thiếu sót làm cho các chương trình thông tin tư vấn sức khỏe thêm sinh động và thu hút sự quan tâm của cộng đồng.
1.2. Chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về sức khỏe, truyền thông về sức khỏe