Chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh (Trang 29 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc

Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng là trách nhiệm của Nhà nước nhưng đồng thời cũng là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình, của mỗi lực lượng kinh tế - xã hội và của cả cộng đồng.

Chăm sóc sức khỏe nhân dân, là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện được mục tiêu: “Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khỏe,

tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, trong các kỳ Đại hội và trong Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23-5-2005 về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Đảng ta đã nhấn mạnh: Nhà nước cần quy hoạch tổng thể phát triển ngành y tế Việt Nam đến năm 2020, định hướng cho lộ trình phát triển ngành y tế Việt Nam. Quan điểm này của Đảng đã được quán triệt và cụ thể hóa trong Quyết định số 122/QĐ-TT ngày 10-01-2013 về Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030, trong đó đã chỉ rõ:

- Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người và của toàn xã hội, đầu tư cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng là đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội

- Hướng tới xây dựng hệ thống y tế công bằng - hiệu quả - phát triển - Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng là trách nhiệm của Nhà nước nhưng đồng thời cũng là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình, của mỗi lực lượng kinh tế - xã hội và của cả cộng đồng.

Việc nhận thức rõ những quan điểm của Đảng và Nhà nước về tầm quan trọng của sức khỏe đối với phát triển kinh tế - xã hội đi liền với việc xây dựng một hệ thống y tế hoàn chỉnh, khoa học và đồng bộ có vai trò to lớn trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, tạo điều kiện hơn nữa cho phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Vậy nên công tác truyền thông về sức khỏe là vô cùng quan trọng.

Truyền thông là phương pháp hữu hiệu nhất để giúp người dân, cộng đồng nhận được thông tin, có kiến thức về sức khỏe, thực hiện các hành vi bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mình. Đặc biệt truyền thông nhằm đưa các

chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực y tế đến người dân; tuyên truyền hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuyên truyền về các hoạt động nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin, các kỹ thuật, thành tựu y học tiên tiến… Ngoài ra, truyền thông còn giúp các cấp chính quyền, các bộ, ngành đoàn thể quan tâm đầu tư hơn cho công tác y tế.

Thực tế những năm qua công tác truyền thông về đảm bảo sức khỏe cho nhân dân được các cấp, các, ngành, đoàn thể và các địa phương quan tâm chú ý. Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký kết Chương trình số 1050/CTr-BYT-BTTTT ngày 09 tháng 10 năm 2014 về việc phối hợp thông tin, truyền thông về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2014-2020. Kể từ khi Chương trình trên được ký kết, nhiều hoạt động phối hợp đã được triển khai có hiệu quả. Các cơ quan thông tấn báo chí, các đài phát thanh và truyền hình từ Trung ương tới địa phương, hệ thống truyền thông cơ sở dưới sự định hướng chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông đã kịp thời thông tin, tuyên truyền toàn diện về công tác y tế, phổ biến sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về y tế; tuyên truyền vận động toàn xã hội cùng chung tay vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần tăng cường thống nhất, đồng thuận của toàn xã hội đối với hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Định hướng các cơ quan báo chí và truyền thông chuyển tải đầy đủ thông tin về hoạt động của ngành y tế đến các tầng lớp nhân dân và những người làm công tác hoạch định chính sách các cấp; thông tin, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa các sự kiện và những thành tựu nổi bật của ngành y tế;

giới thiệu các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, những tấm gương người tốt, việc tốt trong các phong trào, các cuộc vận động của ngành y tế.

Trong đó đã chú trọng triển khai tuyên truyền về: Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đến năm 2020 tầm nhìn năm 2030; Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt giai đoạn 2011-2030; Đề án Phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020; Đổi mới cơ chế quản lý tài chính về y tế, trong đó có lộ trình thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế; Chính sách về Bảo hiểm y tế; Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030; Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”; Phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe”…

Các cơ quan thông tấn báo chí, các đài phát thanh truyền hình và hệ thống thông tin cơ sở đã tuyên truyền có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; các biện pháp đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, trang thiết bị y tế.

Cung cấp thông tin, chính sách định hướng quản lý, công nghệ kỹ thuật mới về trang thiết bị y tế và sản phẩm trang thiết bị y tế sản xuất trong nước; thông tin về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và công tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ ngành y tế; công tác quản lý môi trường y tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Tổ chức thông tin, tuyên truyền về các hoạt động nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin, các kỹ thuật, thành tựu y học tiên tiến trong đó có lĩnh vực y dược cổ truyền vào công tác khám, chữa bệnh; các hoạt động tăng cường hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt nâng cao năng lực chuyên môn các trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tuyến tỉnh, ứng

dụng y tế từ xa nhằm từng bước hạn chế tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên;

Tuyên truyền đề án giảm tải bệnh viện; đề án bệnh viện vệ tinh, đề án bác sĩ gia đình; luân phiên, luân chuyển cán bộ y tế và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh, xử lý thông tin về các hiện tượng tiêu cực nâng cao sự hài lòng người bệnh, cải thiện chất lượng khám chữa bệnh trên toàn hệ thống.

Ngoài các cơ quan thông tấn báo chí, các đài phát thanh và truyền hình Trung ương và địa phương, hệ thống thông tin cơ sở, ngành y tế còn các thiết chế chuyên về công tác truyền thông của Bộ Y tế:

- Bộ Y tế có Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng là cơ quan tham mưu cho Bộ về công tác quản lý nhà nước về công tác truyền thông bảo đảm sức khỏe cho nhân dân

- Tuyến Trung ương: Có Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương, được thành lập từ năm 1980. Đến nay, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương đã trưởng thành trên nhiều mặt, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn đã được mở rộng hơn;

- Tuyến tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương: Hiện nay 63/63 tỉnh/thành phố đã thành lập được Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh trực thuộc các Sở Y tế;

- Tuyến huyện: Có Phòng Truyền thông GDSK thuộc Trung tâm y tế huyện; tuyến xã có cán bộ chuyên trách về truyền thông GDSK và hơn 100.000 truyền thông viên là các nhân viên y tế thôn/bản/ấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)