Lễ ra mắt ớt tương Chinsu tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA TƯƠNG ỚT CHIN-SU TẠI NHẬT BẢN (Trang 33 - 37)

Tại Triển lãm Thực phẩm và Đồ uống quốc tế lần thứ 46 – Foodex Japan 2021, thương hiệu tương ớt Chin-su của tập đoàn Masan Việt Nam đã tham gia lần đầu tiên với gian hàng nổi bật. Foodex Japan là triển lãm quốc tế chuyên về thực phẩm và đồ uống kết nối Nhật Bản, các nước châu Á với thế giới để tương ớt

Chinsu có thêm cơ hội lớn để quảng bá rộng rãi sản phẩm tương ớt chất lượng của Việt Nam đến khách hàng Nhật Bản được xem là “khó tính nhất thế giới”. Rất nhiều khách hàng Nhật Bản đã đến tham quan gian hàng tương ớt Chinsu và cảm

nhận tích cực về hương vị. Tương ớt Chinsu cay nồng tinh tế là “cặp đôi hoàn hảo” khi chấm cùng các món ăn Nhật Bản như Tempura (hải sản, rau củ tẩm bột chiên xù), Karaage (gà chiên), Takoyaki (bạch tuộc nướng),...

4 KẾT LUẬN 4.1 Đánh giá, nhận xét : 4.1 Đánh giá, nhận xét :

4.1.1 Chiến lược sản phẩm:

Tương ớt Chin – su xuất khẩu sang Nhật Bản đã có đa dạng các dòng sản phẩm, từ cay vừa đến siêu cay, đáp ứng được nhu cầu phong phú của người tiêu dùng Việt Nam ở Nhật và cả người tiêu dùng Nhật Bản.

Không những vậy, các sản phẩm tương ớt Chin – su đã mang theo chất liệu và hương vị tương ớt truyền thống Việt Nam, khẳng định nét đậm đà bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Ngoài ra, điều đáng khen ngợi là tương ớt Chin – su xuất khẩu vào Nhật Bản còn có những thích nghi cho gần gũi với nguyên liệu thường dùng ở bản địa, giúp tạo khẩu vị quen thuộc mà mới lạ và đảm bảo đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về chất lượng, đảm bảo an toàn sức khỏe và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản. Tương ớt Chin – su đã khẳng định được tên tuổi của thương hiệu hàng thực phẩm Việt sang một trong những thị trường quốc tế giàu tiềm năng năm nhưng cũng rất khắt khe là Nhật Bản. Đây là nỗ lực rất lớn của Masan Consumer trong việc đưa thương hiệu Việt vươn cao trên thị trường thế giới, cũng như tìm ra hướng đi mới cho các sản phẩm Việt. Việc gia tăng các mặt hàng xuất khẩu cũng nhằm nâng cao doanh thu,lợi nhuận cùng với việc tạo sự phát triển cho công ty nói riêng và góp phần đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước nói chung.

4.1.2 Chiến lược Phân phối:

Lựa chọn nhà phân phối trung gian có uy tín tại thị trường và rất có thiện cảm đối với thương hiệu đến từ Việt Nam là Chin-su nên sản phẩm tiến ra thị trường tương đối rộng rãi và đến gần với người tiêu dùng.

4.1.3 Chiến lược giá:

Nhìn chung, Masan Consumer đã thực hiện chiến lược giá rất thông minh và phù hợp với vị thể của “người đến sau” trong thị trường vốn đã đầy đối thủ cạnh tranh với chiến lược định giá thấp lúc bắt đầu để có được thị phần nhất định. Tuy nhiên, việc từ từ nâng giá lên sau khi người tiêu dùng đã chấp nhận và ủng hộ sản phẩm cũng vừa đem lại cơ hội vừa là thử thách đối với Masan vì trên thị trường giá của các sản phẩm tương ớt đã có trải dài từ thấp đến cao nên việc định giá cao lên có thể cạnh tranh được, ngược lại thách thức là người tiêu dùng sẽ quay lưng, chọn sản phẩm có giá thấp hơn.

4.1.4 Chiến lược chiêu thị:

Tương ớt Chin - su đã gây được những tiếng vang lớn trên thị trường Nhật Bản nhờ những chiến lược truyền thông đa phương tiện hiệu quả, phổ biến rộng rãi đến đông đảo cộng đồng người Việt tại Nhật Bản.

Ngoài ra, các chiến lược PR thông qua các sự kiện giao lưu giữa các sản phẩm song phương Việt - Nhật cùng với các triển lãm ẩm thực để quảng bá tương ớt Chin - su đã tạo nên những thành công nhất định.

4.2 Đề xuất:4.2.1 Sản phẩm 4.2.1 Sản phẩm

Tương ớt Chin – su cũng cần không ngừng nghiên cứu, tìm tòi về những nhu cầu, văn hóa ẩm thực cũ và mới ở Nhật Bản, để có thể cho ra mắt thêm các dòng sản phẩm tương ớt mới lạ, thích hợp với các món ăn đang phổ biến rộng rãi trong bữa ăn của người Nhật cũng như những món ăn mới lạ có thể sử dụng tương làm gia vị đi kèm. Nếu làm được như vậy, tương ớt Chin – su sẽ có thể chiếm lĩnh được một thị phần rất lớn trong thị trường ngành hàng thực phẩm gia vị ở Nhật Bản.

Quan trọng hơn hết, là cần có những bước đi chắc chắn trong việc chú ý, tìm hiểu rõ về luật pháp của quốc gia mà mình muốn thâm nhập để tránh vướng vào những vi phạm pháp luật trong tiêu chuẩn về quy định đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của quốc gia đó.

4.2.2 Phân phối:

Masan cần xác định những điều khoản cụ thể trong hợp đồng và thỏa thuận với nhà phân phối trung gian tạo sự đồng thuận giữa hai bên tránh những xung đột có thể xảy ra.

Masan cần lên kế hoạch tìm hiểu về các đối tác phân phối khác để dự phòng cho những chuyển biến xấu xảy ra trong quá trình hợp tác để không phải chịu đựng hết rủi ro vào phút chót như bị quay lưng, bị lơi dụng đánh cắp thị phần…

Masan cũng nên có cho mình một nhà phân phối có uy tín và cụ thể dù bất kỳ giai đoạn như mình đang làm để không phải vướng vào những lùm xùm ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu và hãy tìm hiểu đối tác thật sự có thiện cảm và tôn trọng mình như Imai. Trong tương lai, Masan có thể cân nhắc về việc thay đổi chiến lược phân phối để mở rộng không gian cho sản phẩm của mình.

Những đề xuất trên xuất phát từ lí do Masan đã dính vào vụ rắc rối vào ngày 7/4/2019, Chính quyền thành phố Osaka đã yêu cầu thu hồi 18.168 chai tương ớt có nhãn hiệu Chin-su (sản phẩm của Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan) từ Công ty Javis Co., Ltd nhập khẩu vào Nhật Bản do có sử dụng chất phụ gia acid benzoic (chất cấm tại Nhật). Sau thời gian tìm hiểu nguyên nhân, ngày 3/8/2019, căn cứ vào nhãn mác sản phẩm ghi dành riêng cho thị trường Việt Nam, không dành cho xuất khẩu (Exclusively for sale in Vietnam. Exports are not authorised), phía Masan cho rằng nhiều khả năng Công ty Javis Co., Ltd. đã nhập khẩu nhầm sản phẩm lưu hành nội địa của Masan hoặc hàng hóa không rõ nguồn gốc. Điều này, ít nhiều đã ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh lẫn uy tín của thương hiệu từ sự hoài nghi của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA TƯƠNG ỚT CHIN-SU TẠI NHẬT BẢN (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)