Nhãn hiệu Chin su

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA TƯƠNG ỚT CHIN-SU TẠI NHẬT BẢN (Trang 25 - 29)

- Tên nhãn hiệu: Chin-su. Tên sản phẩm dễ phát âm và không mang ý nghĩa xấu tại Nhật Bản nên vẫn được lựa chọn sử dụng mà không cần thay đổi.

- Hình ảnh: Tên nhãn hiệu với màu chữ trắng, được viết in hoa nổi bật trên nền đen, trên dưới có hai vạch màu vàng, góc phải dưới cùng có ký hiệu ® Registered Trademark. Hình ảnh của nhãn hiệu được thiết kế làm nổi bật lên sự kết hợp đỏ đen giữa chai và nhãn hiệu để phù hợp với màu sắc của bao bì

Slogan

Slogan: “Đượm vị cay, bùng vị ngon”

Đây là Slogan đầu tiên ở chính quê nhà Việt Nam và cũng đã trở nên quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt. Nhận thấy được hiệu quả của Slogan này, tương ớt Chin -su xuất khẩu sang Nhật Bản lại tiếp tục sử dụng Slogan này để “chọn mặt gửi vàng”….Không quá khi nói rằng, tương ớt Chin-su đã trở thành món chấm không thể thiếu đối với nhiều món ăn, khiến nhiều người cũng thừa nhận, nếu thiếu đi nó thì độ ngon sẽ giảm đi một nửa. Chỉ cần kết hợp với tương ớt Chin – su, món Tempura sẽ tròn vị hơn; món Sushi, bánh bạch tuộc Takoyaki, cá thu Nhật nướng (Saba Shioyaki), mì xào Yakisoba sẽ trở nến hấp dẫn với vị cay của tương ớt. Ngay cả khi kết hợp với các món xào, thêm vào súp hoặc ướp, tương ớt Chin – su cũng giúp món ăn trở nên dậy vị và “bùng nổ” vị thơm ngon.

3.2 Chiến lược giá quốc tế (Price)

Masan cần phải chú ý sử dụng các kỹ thuật định giá phù hợp cho tương ớt Chin-su để có một chiến lược marketing thành công tại thị trường Nhật Bản.

3.2.1 Mục tiêu chung:

Mục tiêu của Masan Consumer là đến năm 2030, tương ớt Chin-su sẽ trở thành một trong 10 thương hiệu tương ớt mạnh nhất thế giới, góp phần đưa nông sản chế biến kỹ thuật cao của Việt Nam ra quốc tế và dĩ nhiên mục tiêu chính của Masan là giành được thị phần từ tay các đối thủ khác và vượt qua họ khi tiến vào thị trường đất nước mặt trời mọc bên cạnh việc tăng trưởng lợi nhuận.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Masan đã sử dụng chiến lược định giá thâm nhập ở giai đoạn đầu khi tiến vào thị trường và từ từ tăng giá sản phẩm phù hợp với chất lượng của sản phẩm và mục tiêu đề ra lẫn vị thế cạnh tranh

3.2.2 Chiến lược giá cụ thể

Giai đoạn bắt đầu: Chiến lược định giá thâm nhập thị trường

Masan Consumer lựa chọn phương pháp định giá theo chi phí đối với sản phẩm tương ớt Chin-su, áp dụng cho sản phẩm tiêu dùng để dễ dàng tiếp cận với số lượng lớn khách hàng mới nhất có thể. Với phương pháp định giá này, giá được định thấp nhưng sẽ không thể thấp hơn chi phí biến đổi để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm đó để phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Việc tiêu thụ sản phẩm sẽ thấp ở mức độ nào đó và ảnh hưởng đến doanh thu của Masan, tuy nhiên, với thị phần tương ớt tại quê nhà là 58% hoàn toàn có thể bù đắp chi phí cố định thông qua doanh thu từ thị trường trong nước và đợi ngày ổn định rồi phát triển mà không cần bù lỗ.

Giá thâm nhập vào thị trường được tính: Lấy 1 thùng có 24 chai tương ớt Chin-su 250g với kích thước 180x432x165cm làm tiêu chuẩn để tính toán, như vậy, 1 container tiêu chuẩn 40DC có thể tích 67,67 m3 và khối lượng chứa đựng tối đa 26,750kg có thể chứa 4000 thùng (tương đương với 96.000 chai Chin-su 250g). Và chi phí để xuất khẩu 1 container trên đến Nhật Bản được xác định như sau:

Chi phí Giá trị (USD)

[1] Sản xuất (giá vốn) 66.240 [2] Thuê container 160 [3] Cước vận tải 1383 [4] Thuế nhập khẩu 0

Tổng 81.031

Bảng 2: Chi phí xuất khẩu 1 container Tương ớt Chin-su 250g đến Nhật Bản

[1] Chi phí sản xuất 1 chai Tương ớt Chin-su 250g là 0.84 USD với 96.000 chai thì 0.84*96.000 = 66.240 USD;

[2] Giá thuê 1 container 40’DC tiêu chuẩn khoảng hơn 3.700.000đ cho 1 lô hàng;

[3] Giá cước vận tải gồm 2 chặng: Chặng 1: Từ nhà máy sản xuất của Masan tại Hải Dương đến cảng Hải Phòng, chi phí vận tải cho 1 container 40’DC giao động ở mức 4 triệu đồng; Chặng 2: Giá cước vận tải từ cảng Hải Phòng đến Osaka Nhật Bản là 1210 USD/1 container 40’ (đã bao gồm chi phí xếp dỡ tại 2 đầu cảng, các loại phí hải quan); [4] Sản phẩm Tương ớt Chin-su có mã HS: 2103.90.11 được hưởng thuế suất 0% khi nhập khẩu vào Nhật Bản (Theo VJFTA);

[5] Chi phí khác bao gồm chi phí ký kết hợp đồng, chi phí tiếp thị và phân phối, chi phí phòng trừ rủi ro tỷ giá, phí bảo hiểm, phí kiểm định chất lượng,...Mức chi phí khác bằng 20% giá trị hàng hóa chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi trong thực tế.

Như vậy, chi phí cho 1 container 96.000 chai Tương ớt Chin-su 250g giao tới cảng Osaka tại Nhật Bản là 81.031 USD, tương đương với 0.84 USD/1 chai (đã bao gồm thuế nhập khẩu), quy đổi ra yên Nhật là 107.4 yên (Tỷ giá ngày 26/04/2022 do Cơ quan tiền tệ đáng tin cậy thế giới công bố). Lợi nhuận duy trì ở mức 42,5% (Báo cáo thường niên Masan Consumer, 2021), mức giá CIF mà Masan có thể chào cho các nhà nhập khẩu tại cảng Osaka Nhật Bản là 147 yên/1 chai 250g. Mức giá này khi đến tay nhà bán lẻ có thể từ 206 yên/1 chai (bao gồm thuế VAT 10% và lợi nhuận của nhà phân phối là 30%) và khi đến tay người tiêu dùng có thể từ 265 yên/1 chai (với mức lợi nhuận của nhà bán lẻ là 30%).

Giai đoạn sau: từ từ tăng giá sản phẩm lên để phù hợp với chất lượng sản phẩm và mục tiêu lẫn vị thế cạnh tranh

Vì người Nhật Bản có yêu cầu khắt khe về chất lượng cũng như thiếu thiện cảm đối với các sản phẩm có mức giá quá thấp; sau khi đã thâm nhập thành công ở mức giá thấp,

Masan cần sử dụng phương pháp định giá theo thị trường để nâng giá hợp lý, nhằm gia tăng lợi nhuận, đồng thời khẳng định chất lượng sản phẩm trên thị trường. Với mức giá bán lẻ đề xuất của 1 số loại tương ớt bán chạy nhất tại Nhật Bản giao động từ 250-600 yên/1 chai 250g (hoặc 250ml) (Phụ lục), Masan có thể nâng mức giá chào hàng đến các nhà nhập khẩu thêm Masan cần sử dụng phương pháp định giá theo thị trường để từ từ tăng giá hợp lý nhằm gia tăng lợi nhuận, đồng thời khẳng định chất lượng sản phẩm trên thị trường. lên mức 186 yên/1 chai 250g, tương đương với giá cho các nhà bán lẻ là 260 yên/1 chai và mức giá bán lẻ là 335 yên/1 chai (một mức giá vẫn rất cạnh tranh so với các đối thủ). Đồng thời trong giai đoạn này, Masan cũng đưa vào thị trường Tương ớt Chin- su chai lớn 520g và dòng sản phẩm Tương ớt Chin-su Siêu cay.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA TƯƠNG ỚT CHIN-SU TẠI NHẬT BẢN (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)