Bám sát và thực hiện nghiêm túc quan điểm, chỉ thị, nghị quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 1997 đến 2010 (Trang 77 - 81)

Chương 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Một kinh nghiệm chủ yếu

3.2.1. Bám sát và thực hiện nghiêm túc quan điểm, chỉ thị, nghị quyết

ngũ cán bộ cơ sở.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh cũng như của đất nước, muốn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ngày càng đi vào chiều sâu, thâm nhập vào quần chúng, thúc đẩy phong trào ở cơ sở lên cao cần phải sự bám sát và thực hiện nghiêm túc các quan điểm, chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đảng luôn chăm lo rèn luyện, giáo dục cán bộ, đảng viên; làm cho họ trở thành những cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” để gánh vác trọng trách của Đảng và nhân dân giao phó.

Ở mỗi thời kỳ phát triển của cách mạng, Đảng luôn nêu rõ những yêu cầu cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng nhiệm vụ chính trị và thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng. Để lãnh đạo công tác ĐT, BDLLCT cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ cơ sở nói riêng, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã bám sát và quán triệt sâu sắc đường lối, các quan điểm, chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị; tập trung trí tuệ,

vận dụng sáng tạo phù hợp vào hoàn cảnh của địa phương; đề ra những chính sách, giải pháp đưa công tác vào thực tiễn; tiếp tục đổi mới, nâng cao nhận thức về cơng tác giáo dục lý luận chính trị.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiếm vai trị và vị trí hết sức quan trọng. Trong những năm 1997-2010 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ trong tình hình mới như các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X. Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX. Các văn kiện của Ban chấp hành Trung ương Đảng nhấn mạnh “xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, chất lượng tốt, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế tiếp vững vàng...” “Mọi cán bộ cơng chức phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lí luận chính trị, chuyên môn và năng lực thực tiễn…” Đổi mới nội dung cơng tác giáo dục lý luận chính trị theo hướng gắn với thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng, hiệu quả thiết thực, giải đáp được những vấn đề đặt ra từ thực tiễn... Đảng bộ tỉnh Phú Thọ luôn quán triệt và vận dụng sáng tạo nghiêm túc quan điểm, chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Có thể nói quan điểm về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của Đảng là định hướng quan trọng đồng thời là nền tảng dựa trên đó Đảng bộ tỉnh Phú Thọ xác định mục tiêu, nhiệm vụ của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán trong đó có đội ngũ cán bộ cấp bộ cơ sở.

Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội địi hỏi người cán bộ phải có hiểu biết tồn diện, có tư duy sáng tạo, có bản lĩnh chính trị vững vàng và nhạy bén, có phẩm chất đạo đức trong sáng, đồng thời có năng lực tổ chức thực tiễn, năng lực hành động có hiệu quả.

Bám sát định hướng của Đảng, trong từng giai đoạn Đảng bộ tỉnh Phú Thọ luôn quán triệt, vận dụng các quan điểm về đào tạo, bồi dưỡng, lý luận chính trị cho cán bộ các cấp. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của tỉnh cũng như

nắm bắt được đặc thù của đội ngũ cán bộ cơ sở, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết đúng với đường lối, chủ trương của Đảng sát với thực tiễn địa phương và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; triển khai các biện pháp, giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị tại địa phương nhằm nâng cao nhận thức chính trị, năng lực chỉ đạo, hoạt động thực tiễn, mà thơng qua đó giáo dục rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cho cán bộ. Đây chính là yêu cầu hết sức quan trọng trong việc ĐT, BDLLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Chỉ trên cơ sở học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, thấm nhuần quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh.

3.2.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã từng bước hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

Nhiệm vụ cách mạng ngày càng nặng nề, phức tạp và khó khăn, do vậy, việc chuẩn hóa trình độ và nâng cao trình độ lý luận chính trị về mọi mặt cho cán bộ trong hệ thống chính trị ở các cấp nói chung và ở cơ sở nói riêng là yêu cầu cấp thiết. Thực tế đó cũng đặt ra yêu cầu ngày càng lớn cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên phạm vi cả nước trong đó có Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải xây dựng được quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương . Quy hoạch cán bộ là một nội dung quan trọng trong chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) đã xác định: "Quy hoạch cán bộ là nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài" [16, tr. 82].

Yêu cầu của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng LLCT phải đáp ứng được nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài về công tác cán bộ của địa phương. Ngoài ra, cịn phải chỉ ra được các loại hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và sẽ được đào ở cơ

tạo sở nào, loại hình đào tạo tại chức hay tập trung, dài hay ngắn hạn, thời điểm đào tạo lúc nào...Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng như vậy giúp cho từng cán bộ biết trước để chuẩn bị đầy đủ tâm thế thực hiện nhiệm vụ học tập và giúp cho lãnh đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ khi có biến động về đội ngũ cán bộ .

Làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu xây dựng cán bộ chủ chốt có chất lượng, đảm bảo tính kế thừa và liên tục trong cán bộ nói chung, cấp cơ sở nói riêng. Trước đây. Tỉnh Phú Thọ đã có những chủ trương, biện pháp và những chính sách thích hợp để tăng cường cán bộ ở tỉnh, ở huyện về giúp các xã đặc biệt khó khăn hoặc có những vấn đề phức tạp. Song do chưa có một quy hoạch cán bộ hồn chỉnh, nên cịn lúng túng, bị động. Quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cần có tầm nhìn xa, phải đảm bảo có một đội ngũ cán bộ đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Đây là những địi hỏi bắt buộc, phải đáp ứng được trong cơng tác cán bộ.

Nhận thức rõ những vấn đề đó, ngay sau khi tái lập ngày mùng 3 tháng 4 năm 1998 Tỉnh ủy Phú Thọ đã xây dựng Kế hoạch số 04/KH-TU về "Quy hoạch cán bộ năm 2000 đến 2005 và 2010"; Trong bản kế hoạch này Tỉnh ủy yêu cầu quy hoạch cán bộ phải đảm bảo có đủ nguồn để mỗi nhiệm kỳ có thể đổi mới trẻ hóa khoảng 30-40% đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Ban thường vụ các huyện, thành, thị có trách nhiệm trực tiếp xây dựng quy hoạch cán bộ dự nguồn các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt chính quyền cấp xã. Đối với cán bộ dự nguồn cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với quy hoạch.

Tỉnh ủy đánh giá công tác quy hoạch cán bộ ở các cơ quan, đơn vị cịn mang tính hình thức, chưa tiến hành thường xuyên, kịp thời. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong đó có đội ngũ cán bộ cấp cơ sở . Vì vậy, Tỉnh ủy yêu cầu hàng năm

Ban Tổ chức tỉnh ủy cần phải có biện pháp thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan đơn vị xây dựng quy hoạch và rà soát quy hoạch. Sau khi quy hoạch đã được duyệt thì chỉ đạo trường chính trị tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, cùng các cơ quan ban, ngành chức năng làm tốt chức năng tham mưu triển khai thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của tỉnh đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 1997 đến 2010 (Trang 77 - 81)