Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 1997 đến 2010 (Trang 85 - 103)

Chương 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Một kinh nghiệm chủ yếu

3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo

Đào tạo cán bộ, đặc biệt là cán bộ cơ sở phải xuất phát từ sự đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị, phù hợp với cơ cấu, có nguồn kế cận vững chắc, có lập trường chính trị, đạo đức cách mạng, có năng lực lãnh đạo, quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế. Để đáp ứng được yêu cầu đó, trước hết phải xuất phát từ yêu cầu thực tế được đặt ra đối với người cán bộ trong thời kỳ đổi mới, nhất là về chất lượng mà xây dựng các kế hoạch và chương trình đào tạo cho phù hợp. Đồng thời phải hướng mọi hoạt động và tập trung mọi nỗ lực vào việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhằm phục vụ q trình củng cố, kiện tồn bộ máy tổ chức trong hệ thống chính trị và khơng ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đoàn thể quần chúng, tạo yếu tố đảm bảo cho việc thúc đẩy các quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo mục tiêu đã đề ra.

Cùng với việc đổi mới nội dung, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần phải xây dựng quy hoạch tổng thể và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cụ thể đối với đội ngũ cán bộ kế cận để chủ động tạo ra một lực lượng cán bộ trẻ,

có năng lực, trình độ, sẵn sàng đảm nhận trọng trách do cán bộ lớp trước giao lại, đảm bảo sự chuyển giao giữa các thế hệ mang tính liên tục và đem lại động lực mới cho sự phát triển.

Trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ luôn cố gắng thực hiện tốt phương châm của Đảng, cụ thể hóa phương châm đó trong xây dựng và thực hiện các nội dung chương trình, biên soạn giáo trình, quy trình phương pháp giảng dạy của giáo viên, coi trọng việc nghiên cứu, tổng hợp thực tiễn từ các phong trào thi đua của tỉnh. Nội dung, phương pháp đào tạo có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở. Đảng bộ tỉnh luôn coi trọng việc tổng kết kinh nghiệm, thường xuyên phối hợp với Trường chính trị tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị … cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, hướng tới nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của cán bộ nói chung và cán bộ cơ sở nói riêng.

Bên cạnh việc quán triệt phương châm lí luận liên hệ với thực tiễn, thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo Đảng bộ tỉnh cũng quan tâm phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trang bị công cụ, phương tiện hiện đại cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ công tác cán bộ thời kỳ mới; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật với việc phát triển và tăng cường đội ngũ cán bộ, nhất là không ngừng nâng cao chất lượng, để tạo ra sự phát triển hài hòa giữa yếu tố vật chất và yếu tố con người trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hệ thống chính trị.

Tiểu kết chương 3

Đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ nói chung và cán bộ cơ sở nói riêng là một nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng hiện nay. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách toàn diện cả về nhận thức, lý luận chính trị, cơng tác xây dựng đảng, quản lý nhà nước, cả về rèn luyện phẩm chất, đạo đức, tác phong, lề lối làm việc, phương pháp công tác đối với cán bộ... theo yêu cầu của thực tiễn và phải đáp ứng yêu cầu đó.

Nhờ những chủ trương và sự chỉ đạo kịp thời, đúng đắn của tỉnh ủy với công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT đã tạo ra những hiệu quả nhất định nâng cao chất lượng về trình độ lý luận chính trị. Tỉnh ủy cũng đã chỉ dạo để các ban ngành, các cơ quan đoàn thể quan tâm, phối kết hợp giúp đỡ để công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở được thực hiện thuận lợi, đạt kết quả tốt nhất trong khả năng có thể.

Tuy nhiên trong q trình Đảng bộ lãnh đạo công tác đào tạo bồi dưỡng LLCT cịn có những hạn chế tồn tại: Tỉnh ủy và UBND tỉnh ở một số thời điểm chưa tập trung chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc trung tâm quan tâm đúng và đầy đủ đến công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Sự phối kết hợp giữa công tác quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo cán bộ cơ sở chưa chặt chẽ. Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên chưa được tiến hành thường xun, nội dung chương trình đào tạo cịn nặng về lí thuyết và cịn trùng lặp…

Từ những ưu, nhược điểm cũng như thành công và hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với cơng tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT có thể rút ra một số kinh nghiệm. Đó là: phải bám sát và thực hiện nghiêm túc quan điểm, chỉ thị, nghị quyết của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội

ngũ cán bộ cơ sở; xây dựng được quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Xây dựng, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải thiết thực gắn liền với thực tiễn; cải tiến phương pháp đào tạo, bồi dưỡng lý luận cho cán bộ cấp cơ sở. Quán triệt phương châm lý luận gắn liền với thực tiễn, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo.

KẾT LUẬN

Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị có vị trí, vai trị hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang kiên định con đường và mục tiêu đã lựa chọn. Như Đảng ta đã khẳng định“xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới” [22, tr.241]. Đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ cơ sở, góp phần đảm bảo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng trong tồn Đảng, toàn quân, toàn dân sự đồng thuận trong tồn xã hội.

Cơng cuộc đổi mới toàn diện đất nước đang phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Cùng với q trình đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, địi hỏi khách quan phải có một đội ngũ cán bộ cách mạng trung kiên, có đủ năng lực và trình độ ngang tầm nhiệm vụ. Muốn vậy công tác cán bộ nói chung, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT đội ngũ cán bộ cơ sở nói riêng cần phải nhận thức và tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm túc, đồng bộ, có hiệu quả. Phải coi đây một nội dung cực kỳ quan trọng trong chiến lược cán bộ của Đảng, Nhà nước ta. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở phải gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng vùng, nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của địa bàn.

Bước vào nền kinh tế tri thức với sự xuất hiện ngày càng nhiều công nghệ hiện đại, nhiều vấn đề, mối quan hệ phức tạp mới nảy sinh, điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ cơ sở phải có LLCT vững vàng, năng động, sáng tạo, tận tụy trong cơng việc, hết mình phục vụ nhân dân, là người đầy tớ của nhân dân thì mới có thể đưa đất nước phát triển. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội cịn

gặp nhiều khó khăn, thách thức địi hỏi đội ngũ cán bộ cơ sở phải dốc hết sức lực, tinh thần và trí tuệ, khơng ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ lý luận cũng như trình độ chun mơn, trau dồi phẩm chất đạo đức để phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhận thức được năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ có vai trị thúc đẩy xã hội rất lớn, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chủ trương, chính sách rất thiết thực nhằm đầu tư cho công tác giáo dục đào tạo nói chung, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở nói riêng.

Quán triệt sâu sắc tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Đảng, bám sát tình hình thực tế của địa phương, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thông qua các Nghị quyết Đại hội XIV, XV, XVI, và các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình, Kế hoạch phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong đó có Trường chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị đã triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở. Qua đó, đội ngũ cán bộ đã từng bước được nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Dưới sự chỉ đạo đúng đắn kịp thời của Đảng, mà trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự phối kết hợp chặt chẽ của các sở ban ngành, đồn thể, cấp ủy chính quyền; sự hướng dẫn, giúp đỡ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Hành chính quốc gia, cán bộ giảng viên của Trường chính trị tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, vượt qua khó khăn thử thách, phấn đấu không ngừng và đạt được những thành tích nhất định. Số lượng và chất lượng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị ngày càng tăng lên, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã đề ra.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan trong q trình thực hiện cơng tác đào tạo, bồi dưỡng lý

luận chính trị của tỉnh Phú Thọ vẫn còn một số hạn chế và thiếu sót. Quy mơ giáo dục được mở rộng nhưng chất lượng và hiệu quả chưa đáp ứng được nhu cầu. Chất lượng và trinh độ giảng dạy của đội ngũ cán bộ được nâng lên nhiều mặt nhưng con nhiều khiếm khuyết về phương pháp giảng dạy, về vốn kiến thức trong thực tiễn… Cơ sở vật chất tuy đã được quan tâm đầu tư bổ sung phục vụ yêu cầu giảng dạy, học tập và sinh hoạt của học viên, giảng viên song vẫn còn thiếu đồng bộ và chưa hiện đại.

Từ những kết quả và hạn chế trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1997-2010 có thể rút ra một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác này của tỉnh. Vận dụng tốt những kinh nghiệm này, sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị cho cán bộ đảng viên nói chung và cho đội ngũ cấp cơ sở của tỉnh nói riêng trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây

dựng Đảng trong sạch vững mạnh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ương (18/6/1997), Nghị quyết Trung ương 3 (khoá

VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

3. Ban tư tưởng văn hóa - Trung ương (1996), Tài liệu nghiên cứu Văn kiện

đại hội lần thứ VIII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, HN

4. Ban tuyên giáo Trung ương (2009), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết trung

ương 9, Khóa X

5. Ban thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ (2005), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện nghị quyết 05-NQ/TƯ về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2001- 2005

6. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ (2008), Báo cáo tổng kết việc thực hiện

Nghị quyết Trung ương 3, khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, Phú Thọ.

7. Nguyễn Đức Bình (1985), Một số vấn đề về công tác tư tưởng” Nxb Sách

giáo khoa Mác – Lênin, Hà Nội

8. Vũ Thanh Bình (2012), Vấn đề chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận

chính trị trong các trường Đại học, cao đẳng nước ta hiện nay, Luận án

tiến sĩ triết học, Đại học quốc gia Hà Nội

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Giáo trình giáo dục chính trị (Dùng

trong đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp)

10. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (2004), tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, HN

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, HN

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb Sự thật, Hà Nội

14. Đảng Cộng sản ViệtNam (1995), Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

15. Đảng Cộng sản ViệtNam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản ViệtNam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban

Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (Lưu

hành nội bộ)

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002): Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban

chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về:” Nhiệm vụ chủ yếu cơng tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới, Nxb Chính trị Quốc gia

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Các nghị quyết của Trung ương Đảng

2001 - 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

21. Đảng Cộng sản ViệtNam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban

Chấp hành Trung ương Khố X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

23. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (1997), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ

24. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2001), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ

lần thứ XV, nhiệm kỳ 2000- 2005, Việt Trì

25. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2006), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ

lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005- 2010, Việt Trì

26. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ

lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010- 2015, Việt Trì

27. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2010), Tuyển tập Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Phú

Thọ 1997-2010, Việt Trì

28. Nguyễn Khoa Điềm (2004), "Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả

cơng tác giáo dục lý luận chính trị trong tình hình mới", Tạp chí Thông

tin công tác tư tưởng lý luận

29. Nguyễn Đức Hà (2005), Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

thuộc hệ thống chính trị cơ sở của tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện, thành viên nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh, Trường chính trị tỉnh Phú Thọ.

30. Nguyễn Tấn Hồng (Chủ biên), Ngơ Đình Xây, Mai Yến Nga (2012),

Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị, Học viện chính trị Quốc gia, HN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 1997 đến 2010 (Trang 85 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)