Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 1997 đến 2010 (Trang 81 - 85)

Chương 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Một kinh nghiệm chủ yếu

3.2.3. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồ

luận chính trị gắn liền với thực tiễn

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không chỉ là việc nhằm nâng cao trình độ nhận thức, chun mơn nghề nghiệp, kỹ năng của cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức mà còn nhằm xây dựng chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở. Trên cơ sở xác định nhu cầu, nhiệm vụ công vụ, năng lực của từng cán bộ, tiềm năng của họ để hình thành đội ngũ cán bộ, cơng chức có trình độ chun mơn cao. Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX nhấn mạnh: Đổi mới căn bản chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy đối với cán bộ cơ sở theo hướng đào tạo cơ bản, bồi dưỡng theo chức danh, bảo đảm tính thiết thực. Theo tinh thần trên, để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ cấp cơ sở nói riêng của tỉnh Phú Thọ đã tập trung vào những nội dung cơ bản cụ thể sau:

Thứ nhất: Xây dựng, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị phải thiết thực, lý luận gắn với thực tiễn

Lý luận liên hệ với thực tiễn là phương châm căn bản trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đảng. Phương châm đó đảm bảo cho mỗi cán bộ nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phương châm lý luận liên hệ với thực tiễn đòi hỏi lý luận phải làm rõ những vấn đề của

thực tiễn và thực tiễn được soi sáng bởi lý luận; đòi hỏi chống bệnh giáo điều, sách vở, lý luận suông, đồng thời tránh chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa thực dụng coi thường lý luận. Trong quá trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ và các TTBDCT nhằm cố gắng thực hiện tốt phương châm lý luận liên hệ với thực tiễn. Chủ trương đó được quán triệt để thực hiện trong cả nội dung chương trình, giáo trình, thi kiểm tra, thi tốt nghiệp của học viên cũng như trong quy trình, phương pháp giảng dạy của giảng viên. .

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX chỉ rõ: "Đổi mới căn bản chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy đối với cán bộ cơ sở theo hướng đào tạo cơ bản, bồi dưỡng theo chức danh, bảo đảm tính thiết thực. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và tăng cường cơ sở vật chất ở các trường chính trị cấp tỉnh, các trung tâm giáo dục chính trị cấp huyện" [19, tr.113].

Ngày 26/7/2002 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố IX đã có kết luận "Về tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, hoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010” Nghị quyết nhấn mạnh: "Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm.

Căn cứ vào nội dung quan điểm chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo Trường chính trị tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng các huyện, thị, thành phố không ngừng cố gắng trong việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên cơ sở lấy tiêu chuẩn, đối tượng và nguồn quy hoạch cán bộ để xây dựng chương trình thiết thực, phù hợp với yêu cầu của từng loại cán bộ.

Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải thiết thực đối với từng loại cán bộ, vừa trang bị những kiến thức cơ bản, cần thiết, vừa trang bị thế

giới quan, phương pháp luận, đồng thời chuyên sâu một số nội dung cho từng loại cán bộ. Chú trọng cả lý luận và thực tiễn, phẩm chất và bản lĩnh chính trị, kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành.

Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở nhằm trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo cho học viên kỹ năng vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn công tác tại địa phương hợp lý, tránh tình trạng khn sáo, máy móc. Thơng qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng giúp cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở nâng cao được năng lực tư duy lý luận, khả năng nắm bắt, triển khai và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn, hoàn thành tốt nhiệm vụ ở địa phương, cơ sở.

Thứ hai: Chuẩn hóa về trình độ chun môn cho đội ngũ giảng viên về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.

Chất lượng đào tạo phụ thuộc rất lớn ở yếu tố con người. Trong số các giảng viên giảng dạy lý luận chính trị, tỷ lệ giảng viên chưa đạt tiêu chuẩn về các chuyên ngành hoặc giảng dạy không đúng chuyên ngành đào tạo còn khá lớn. Số giảng viên đã qua đào tạo tại các trường sư phạm hoặc các trường gắn với sư phạm không nhiều. Đây là một nguyên nhân cơ bản làm cho chất lượng giảng dạy chưa đáp ứng được u cầu địi hỏi. Để có đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu, Tỉnh ủy chỉ đạo tiến hành rà sốt đội ngũ giảng viên hiện có ở Trường chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị, thành phố của tỉnh để xây dựng kế hoạch đội ngũ giảng viên cho những năm tiếp theo, đủ về số lượng và đảm bảo yêu cầu về chất lượng.

Xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên có đạo đức tốt, phẩm chất chính trị vững vàng, nghiệp vụ chun mơn cao, có uy tín, am hiểu thực tiễn,

có phương pháp truyền đạt giúp các tổ chức đảng triển khai học tập các chỉ thị, nghị quyết. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, giảng viên luôn luôn được Đảng bộ tỉnh Phú Thọ quan tâm, chỉ đạo hàng đầu tại Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm BDCT vì đây là nơi đào tạo con người nên chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có được cũng từ chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Trên cơ sở quy hoạch cần có kế hoạch cụ thể chi tiết về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên hiện có theo hướng: đào tạo chuyên ngành cho giảng viên chưa đúng chuyên ngành, chuẩn hóa số giảng viên chưa đủ chuẩn; nâng cao trình độ chun mơn, thường xun bồi dưỡng kiến thức sư phạm và phương pháp giảng dạy mới cho đội ngũ giảng viên.

Về lâu dài, đội ngũ giảng viên cần được quan tâm xây dựng và đào tạo chính quy, trong đó có chú trọng đến những người đã qua kinh nghiệm thực tiễn hoạt động ở chính quyền cơ sở hoặc tạo điều kiện cho họ thâm nhập vào hoạt động của chính quyền cơ sở.

Thứ ba:, Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy cho giảng viên.

Để làm được điều đó cần có chế độ cho giảng viên thường xuyên được nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chun mơn; thường xun tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên tiếp cận với những thông tin mới, phương pháp dạy và học hiện đại để từng bước ứng dụng thích hợp với từng loại chương trình và đối tượng đào tạo. Cần tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên lý luận chính trị hành chính được đi thăm quan, nghiên cứu thực tế hoặc tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn trong nước và ngoài nước để tiếp thu những tri thức mới.Tăng cường bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy mới, hiện đại, tức là bảo đảm cho việc chuyển trọng tâm hoạt động giảng dạy từ người dạy sang người học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào

tạo. Điều đó giúp chúng ta chuyển từ trạng thái áp đặt kiến thức của người dạy và sự thụ động tiếp nhận của người học sang trạng thái chủ động tích cực, độc lập của người học có sự tham gia định hướng của người dạy. Hơn nữa, cán bộ giảng dạy khi sử dụng các phương pháp giảng dạy mới phải nhận thức đúng đắn rằng: mỗi một loại phương pháp dạy học dù là phương pháp truyền thống hay phương pháp hiện đại đều có những "ưu điểm" và có những hạn chế nhất định, nên phải tránh tư tưởng khi có phương pháp giảng dạy hiện đại là phê phán và đoạn tuyệt với phương pháp giảng dạy truyền thống. Vì vậy, cần phải có sự đầu tư nghiên cứu của người dạy để vận dụng các loại phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng phần, từng chuyên đề, từng môn học và từng đối tượng học viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 1997 đến 2010 (Trang 81 - 85)