Quá trình chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo kinh tế du lịch từ năm 1996 đến năm 2009 (Trang 26 - 48)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch giai đoạn

1.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện

Từ năm 1996 đến năm 2000, hoạt động kinh tế du lịch của tỉnh Quảng Ninh đã có những bước tiến hết sức quan trọng. Các Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ X đã sớm đi vào thực tiễn cuộc sống, mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời

sống đã có những thành tích đáng kể. Ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh đã vận dụng một cách sáng tạo và đầy đủ sự chỉ đạo từ Trung ương và Tỉnh nên đã gặt hái được nhiều thành công, kinh tế du lịch năng động, sáng tạo, tiến bộ hơn thời gian trước rất nhiều. Sự tiến bộ này được thể hiện cụ thể thông qua các hoạt động chủ yếu sau:

Hoạt động kinh tế du lịch lữ hành.

Theo sự chỉ đạo của Tỉnh Ủy và UBND tỉnh Quảng Ninh: “ việc tập trung đẩy mạnh hoạt động du lịch lữ hành trở thành hoạt động trọng tâm là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong giai đoạn này góp phần thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của ngành Du lịch” [ 33;tr6] Sở du lịch Quảng Ninh đã phối hợp với một số ngành của tỉnh tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi để cho các đơn vị lữ hành khai thác tốt nguồn khách Trung Quốc, mở tour du lịch vào Quảng Ninh, tìm hiểu, thiết lập mối quan hệ với bạn hàng Pháp, Trung Quốc đồng thời tạo ra mơi trường thuận lợi để các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng tuyến đưa đón khách. Đặc biệt, việc ban hành Quyết định 675/TTg của Thủ tướng chính phủ “Về việc áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái” cũng như việc “ Cho phép khách du lịch Trung Quốc theo quyết định 675 được vào Hà Nội” đã tạo điều kiện cho các hoạt động lữ hành của ngành Du lịch Quảng Ninh có bước phát triển hơn. Để mở rộng và ổn định thị trường, các doanh nghiệp đã đầu tư củng cố hệ thống chi nhánh lữ hành tại thị xã Móng Cái, xây dựng thêm các chi nhánh mới tại Lạng Sơn như chi nhánh của Công ty du lịch Hạ Long, Công ty du lịch - dịch vụ Hòn Gai, xây dựng nhiều chương trình tour du lịch hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu của nhiều loại khách khác nhau, nâng cao chất lượng phục vụ tour du lịch tạo uy tín với khách du lịch. Hoạt động du lịch lữ hành Quảng Ninh đã phát triển hơn trước và từng bước hoàn thiện hoạt động kinh doanh lữ hành thông qua việc hợp tác chặt chẽ với Cục du lịch Quảng Tây của Trung Quốc

và các đơn vị lữ hành Trung Quốc để mở rộng thị trường, hạn chế những hoạt động tiêu cực ảnh hưởng đến quan hệ hai chiều giữa hai địa phương, mở lại tour du lịch tàu biển Hồng Kông - Hạ Long và khai thác nguồn khách từ nước thứ ba qua lục địa Trung Quốc. Sở du lịch Quảng Ninh cũng chú ý tới công tác nâng cao năng lực hoạt động của các đơn vị lữ hành đã tổ chức đón khách vào du lịch với chất lượng cao hơn nhằm tạo ra hình ảnh một Quảng Ninh mới trong năm 2000 và thiên niên kỷ mới.

Các Công ty du lịch của Tỉnh bên cạnh việc đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật sửa chữa nâng cấp cơ sở như khách sạn Vân Hải, khách sạn Cơng Đồn địa chất, khách sạn Hạ Long 3, Hạ Long 4, tàu vận chuyển khách… các Cơng ty này cịn cử người đi học các lớp bồi dưỡng do Sở du lịch Quảng Ninh mở như: đào tạo bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch, mở lớp đào tạo tiếng Trung Quốc cho hướng dẫn viên du lịch Quảng Ninh tại Quảng Tây và giúp bồi dưỡng tiếng Việt cho hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc tại Quảng Ninh.

Ngành du lịch Quảng Ninh thường xuyên chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh lữ hành vì đây là lĩnh vực hoạt động rất nhạy cảm, dễ bộc lộc những vấn đề bất cập. Để khắc phục những tồn tại trong kinh doanh và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong cơ chế quản lý, ngành Du lịch đã phối hợp với các ngành chức năng trong Tỉnh để kiểm tra các doanh nghiệp, chi nhánh hoạt động lữ hành trên địa bàn Tỉnh, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm quy chế; tổ chức họp với tất cả các doanh nghiệp rút kinh nghiệm hoạt động du lịch lữ hành trên cả hai tuyến đường bộ và đường biển; soạn thảo sửa đổi, bổ sung một số quy định tạm thời của Tỉnh, chấn chỉnh hoạt động lữ hành, giải quyết những bất cập trước mắt. Kết quả của các hoạt động này đã hạn chế được những biểu hiện tiêu cực trong kinh doanh lữ hành như: đưa đón khách khơng đúng tuyến, ép khách để tăng giá…từng bước tạo được uy tín đối với khách du lịch.

Trong giai đoạn 1996 - 2000 hoạt động du lịch lữ hành của Quảng Ninh mặc dù có bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính của các nước trong khu vực đã làm hạn chế nguồn khách quốc tế nhưng các doanh nghiệp đã chủ động khắc phục khó khăn, cải tiến và mở rộng các cơ sở dịch vụ, tạo thêm sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách du lịch. Trong hoạt động kinh doanh lữ hành ngành Du lịch Quảng Ninh vừa khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam theo Quyết định 675/TTg của Thủ tướng Chính phủ, vừa tổ chức cho khách du lịch Việt Nam đi tham quan Trung Quốc, phát triển một số thị trường các nước khác đến bằng tàu biển, máy bay trực thăng. Ngoài khách du lịch lữ hành lớn nhất là khách Trung Quốc, Sở du lịch Quảng Ninh và ngành Du lịch cũng có những cố gắng như vươn xa hơn nữa tại các thị trường ở châu Âu, tìm kiếm nguồn khách mới, đã mở rộng mối quan hệ hợp tác ở vùng Brittany (Cộng hoà Pháp) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh ký tour du lịch trực tiếp với các doanh nghiệp của Pháp, mang lại hiệu quả cao và mở ra triển vọng lâu dài cho hoạt động du lịch Quảng Ninh nói chung và hoạt động du lịch lữ hành nói riêng.

Các hoạt động kinh tế du lịch lữ hành nói trên của ngành Du lịch Quảng Ninh đã đưa lại những kết quả tương đối cao. Tổng số lượt khách lữ hành đến Quảng Ninh qua 5 năm là 520.254 lượt khách và tổng doanh thu lữ hành qua 5 năm là 220.048.900.000đồng. Số lượt khách và chỉ số phát triển qua các năm của hoạt động lữ hành đều tăng với tốc độ khá cao và ổn định.

Bảng 1.2: Số lượt khách và chỉ số phát triển từ năm 1996 đến năm 2000 Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Lượt khách 16.400 31.000 71.470 121.400 279.984 Chỉ số phát triển (năm trước = 100%) 100 189 230,54 169,86 230,6

( Nguồn: Từ báo cáo hàng năm của Sở Du lịch Quảng Ninh) Hoạt động kinh doanh khách sạn và các dịch vụ khác.

Bên cạnh hoạt động kinh tế du lịch lữ hành, hoạt động kinh doanh khách sạn, các dịch vụ khác của ngành Du lịch Quảng Ninh cũng đã có những tiến triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy Ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: “ cần phải đầu tư một cách kịp thời và hợp lý đối với công tác xây mới và tu sửa các khách sạn, các cơ sở lưu trú của du khách, đặc biệt là xây dựng các khách sạn có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu cao của khách du lịch quốc tế”[ 33; tr6]. Với sự nỗ lực không ngừng của ngành Du lịch Quảng Ninh trong giai đoạn 1996 – 2000, ngành Du lịch của Tỉnh đã đem đến cho khách du lịch có những khám phá mới mẻ hơn, hấp dẫn hơn so với thời gian trước đó.

Nhiều doanh nghiệp du lịch đã chú trọng đến công tác quản lý kinh doanh, thực hiện các biện pháp khoán hợp lý, nâng cao chất lượng phục vụ của khách sạn, phong cách lịch sự, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc. Một số đơn vị đã cho phép các cơ sở của mình kinh doanh tổng hợp các dịch vụ du lịch, kiểm sốt chặt chẽ tài chính, tổ chức hạch tốn tập trung, có tác dụng tốt trong việc thu nợ của các khách hàng. Dịch vụ ăn uống tại các cơ sở lưu trú đã được chú ý nâng cao chất lượng, giữ uy tín với khách nên có hiệu quả cao hơn sẵn sàng đáp ứng thực đơn của khách du lịch đặc biệt là những

thực đơn đặc sản biển mang đậm nét Hạ Long như: của Công ty du lịch Thanh Niên, khách sạn Hạ Long, khách sạn Vườn Đào, Vân Long, Bạch Đằng, Thương Mại… thêm vào đó cịn có sự xuất hiện của những món ăn theo thực đơn Trung Quốc là một nét mới trong dịch vụ ăn uống của một số khách sạn Quảng Ninh tạo cho khách du lịch có cảm giác mới lạ, hấp dẫn hơn.

Ngành Du lịch của tỉnh cũng thường xuyên tổ chức hội thi nấu các món ăn dân tộc Việt Nam thu hút nhiều thí sinh từ các cơ sở tham gia và chọn được các thí sinh đi dự vịng chung khảo tại Tổng Cục Du lịch. Hoạt động này của ngành Du lịch Quảng Ninh nhằm giúp cho các doanh nghiệp có sự giao lưu, học hỏi lẫn nhau để nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ của các nhân viên, tạo nên những món ăn ngon, độc đáo, mới lạ mang tính sáng tạo nhằm lôi cuốn, thu hút được khách du lịch.

Hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch đã được các ngành chức năng tham gia kiểm tra, quản lý nên đã từng bước đi vào nề nếp. Trang bị cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật cũng như tiện nghi, hình thức của các phương tiện vận chuyển khách du lịch Quảng Ninh trung bình mỗi năm đã chuyên chở 2/3 tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh đi thăm vịnh, hoạt động kinh doanh vận chuyển và các loại hình vui chơi giải trí đã đạt kết quả cao. Loại hình dịch vụ mới là kinh doanh quầy rượu Cocktail, Karaoke, dịch vụ xoa bóp xơng hơi, masage nhằm đáp ứng nhu cầu của khách đã bước đầu thu được kết quả và có tác dụng tốt trong việc thu hút khách du lịch. Đặc biệt, khách du lịch tàu biển đến Hạ Long - Quảng Ninh đã có bước tiến triển cao, chỉ tính riêng năm 1999 đã ước đạt gần 30.000 lượt khách du lịch đến Hạ Long bằng tàu biển và tăng hơn 6 lần so với năm 1998.

Việc thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến Quảng Ninh có những dấu hiệu đáng mừng. Ngồi những nguồn khách truyền thống như Đài Loan, Pháp và một số thị trường mạnh là Trung Quốc, các đơn vị du lịch

trong tỉnh đã khởi động việc xây dựng kế hoạch vươn ra các thị trường khác, tích cực tìm kiếm nguồn khách thứ ba. Ngồi ra, các Cơng ty du lịch cịn xây dựng các tour du lịch cho người Việt Nam đi ra nước ngồi để thu hút nguồn khách trong nước.

Điển hình cho hoạt động này là việc tổ chức đón tiếp định kỳ tàu du lịch biển SuperStarleo từ Hồng Kông vào Hạ Long thứ ba hàng tuần với trung bình 1.700 khách/1 lượt do Cơng ty du lịch Quảng Ninh phối hợp với Tổng Cơng ty du lịch Sài Gịn tổ chức thực hiện bắt đầu từ đầu năm 1999. Việc tổ chức nối tour phục vụ đoàn du lịch xe đạp Mỹ từ Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái vào Việt Nam cũng là một bước đi năng động của Công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh.

Năm 1998, tuy thực tế có nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh với những cố gắng vượt bậc đã đứng vững, duy trì và phát triển được các hoạt động kinh doanh: cả năm 1998 ngành Du lịch Quảng Ninh đã đón và phục vụ 384.736 lượt khách du lịch, tăng 7,5% so với năm 1997, trong đó số lượng khách quốc tế là 151.826 lượt khách bằng 100,8% so với năm 1997, doanh thu từ các ngành khác phục vụ khách du lịch đạt 17.497,647 triệu đồng, nộp ngân sách của cả ngành đạt 11.031 triệu đồng, tăng 19% so với năm 1997. Mặc dù có ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính các nước trong khu vực làm hạn chế nguồn khách quốc tế nhưng các doanh nghiệp đã chủ động khắc phục khó khăn, cải tiến và mở rộng các cơ sở dịch vụ, tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách nội địa và làm tăng mức chi tiêu của khách, nhất là khách quốc tế. So với năm 1997, năm 1998 sản lượng khách nội địa tăng xấp xỉ 12,4%, doanh thu trên đầu khách tăng 40%, doanh thu trên đầu khách quốc tế tăng 109%. Kết quả nêu trên đã ghi nhận sự cố gắng của các đơn vị du lịch trong việc mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh. Trong đó có rất nhiều đơn vị đã có những bước đi tích cực để điều

chỉnh tổ chức, tăng cường quản lý tài chính, giảm bớt chi phí và thực hành tiết kiệm. Kết quả này cũng đồng thời nói lên rằng hoạt động du lịch Quảng Ninh đang từng bước thể hiện rõ là một ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh và đang góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động.

Đặc biệt là những hoạt động kinh doanh của ngành Du lịch năm 2000 có được những kết quả hết sức quan trọng bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2000 với tinh thần lập thành tích chào mừng những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, của ngành và địa phương, hưởng ứng chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch năm 2000, năm bản lề chuẩn bị hành trang bước vào thiên niên kỷ mới; Ngành Du lịch Quảng Ninh được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục Du lịch nên ngay từ đầu năm các hoạt động của Ngành đã thể hiện được xu hướng khả quan; cơ chế chính sách cũng dần dần được cởi mở thơng thống, mơi trường du lịch bước đầu được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và tạo ấn tượng đối với du khách.

Nhờ có sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh nên các hoạt động kinh doanh du lịch trong giai đoạn này đã đem đến hiệu quả kinh tế cao: tổng số khách là 3725736 lượt, tổng doanh thu của các hoạt động kinh doanh là 878.185.830.000 đồng, số nộp ngân sách là 124.311.446.000 đồng.

Qua các năm từ năm 1996 đến năm 2000, tổng số lượt khách, tổng số doanh thu cũng như tổng số nộp ngân sách đều tăng, điều này đồng nghĩa với việc chỉ số phát triển của hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đều tăng qua các năm.

Bảng 1.3: Lượt khách và chỉ số phát triển từ năm 1996 đến năm 2000. Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Lượt khách (nghìn lượt) 358.000 367.000 384.736 1.116.000 1.500.000 Chỉ số phát triển (năm 1996 = 100%) 100 102,5 107,5 311,7 418,99

( Nguồn: Từ báo cáo hàng năm của Sở Du lịch Quảng Ninh)

Bảng 1.4: Tổng doanh thu và chỉ số phát triển từ năm 1996 đến năm 2000. Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng doanh thu ( tỉ đồng) 88,341 101 113,330 238 317,515 Chỉ số phát triển (năm 1996 = 100%) 100 114 128,2 269.4 359.4

( Nguồn: Từ báo cáo hàng năm của Sở Du lịch Quảng Ninh)

Bảng 1.5: Tổng số nộp ngân sách và chỉ số phát triển Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Nộp ngân sách (tỉ đồng) 40 50 65 100 150 Chỉ số phát triển (năm 1996 = 100%) 100 125 162.5 250 375

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch.

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch là hoạt động không thể thiếu được đối với việc kinh doanh du lịch nói chung và của ngành Du lịch Quảng Ninh nói riêng. Hoạt động này tuy không trực tiếp đem lại giá trị kinh tế cho ngành du lịch nhưng đóng vai trị quan trọng trong việc thu hút khách du lịch cho tỉnh. Du khách trong nước và quốc tế biết đến Quảng Ninh - vùng đất của du lịch phần lớn là thông qua các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch bằng những hình thức khác nhau như trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạp chí, sách du lịch, các hội chợ, hội thảo du lịch…

Trong những năm 1996 - 1997 hoạt động tuyên truyền, quảng bá du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo kinh tế du lịch từ năm 1996 đến năm 2009 (Trang 26 - 48)