7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Giai đoạn 2001 – 2005
2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển kinh tế du lịch thành ngành kinh tế trọng điểm.
Tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, định hướng phát triển du lịch của nước ta trong giai đoạn 2001 - 2005 đã được các đại biểu đưa ra thảo luận và thống nhất ý kiến là: “Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ giữa các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm; đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển và đa dạng hố các loại hình và các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, thể thao hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước trong hoạt động du lịch”.[21; tr287]
Theo tinh thần của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, các tỉnh và thành phố trên cả nước đã diễn ra các Đại hội cấp tỉnh và cấp thành phố, đã đưa vấn đề du lịch trở thành hoạt động kinh tế trọng điểm của địa phương mình trong đó có tỉnh Quảng Ninh.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XI họp từ ngày 10/1 đến 12/1/2001 tại thành phố Hạ Long. Đại hội đã thảo luận và quyết nghị một số vấn đề cơ bản về mục tiêu tổng quát của nhiệm kỳ 2001 - 2005, trong đó Đại hội nhấn mạnh vấn đề kinh tế - xã hội: “Trong những năm tới phải phát triển toàn diện các ngành và lĩnh vực, xây dựng kinh tế của tỉnh theo cơ cấu:
công nghiệp, du lịch, dịch vụ và nông nghiệp, lấy ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch làm trọng tâm, tạo nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao đời
sống nhân dân”[18;tr78]. Đại hội khẳng định: “Tăng cường thu hút các nguồn
vốn đầu tư đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch, đưa ngành du lịch dần trở thành ngành kinh tế trọng điểm có tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Có kế hoạch đầu tư để tạo lập một hệ thống du lịch đồng bộ, đa dạng và hấp dẫn để thu hút du khách, bao gồm: Bảo tồn, phát huy giá trị, quản lý và khai thác tốt vịnh Hạ Long, xây dựng bảo tàng sinh thái Vịnh Hạ Long đa dạng trên vịnh và khu vực; xây dựng các khu vui chơi giải trí và cơ sở hạ tầng du lịch, tôn tạo các di tích lịch sử văn hố, danh lam thắng cảnh phục vụ du lịch, phát triển Vân Đồn, Móng Cái và những nơi có điều kiện. Phấn đấu đến năm 2005 có đủ khả năng đáp ứng đón 3 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 1 triệu lượt khách lưu trú” [18;tr 80].
Đây là những kết luận quan trọng giúp cho ngành Du lịch Quảng Ninh có những hoạt động phù hợp để đưa ngành này trở thành ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn của tỉnh.
Xuất phát từ sự chỉ đạo trên, các kế hoạch cụ thể cho phát triển du lịch của Quảng Ninh đã được đưa ra như việc ban hành Nghị quyết 08/NQ-TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về đổi mới và phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 - 2010; Quyết định số 499/2001/QĐ - UB ngày 28/12/2001 “về việc phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh 2001 - 2010”. Quyết định số 1734/2001/QĐ-UB quy định điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch trên tàu vận chuyển khách du lịch trong vịnh Hạ Long”. Đây là những quyết định quan trọng để nâng cao hiệu quả các hoạt động du lịch trong tỉnh, tăng cường công tác chỉ đạo về mặt Nhà nước đối với ngành du lịch và từng bước đưa ngành du lịch Quảng Ninh phát triển ngang tầm với tiềm năng, thế mạnh của vùng.
2.1.2. Quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch
Công tác chỉ đạo nhà nước đối với các hoạt động kinh tế du lịch
Nhận thấy rõ được tầm quan trọng của công tác chỉ đạo Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế du lịch trên địa bàn toàn tỉnh nên ngay từ khi bước vào năm 2001 - năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, công tác chỉ đạo Nhà nước đã được ngành, Sở Du lịch Quảng Ninh đặc biệt quan tâm: “ công tác chỉ đạo nhà nước trong giai đoạn này đóng một vai trị hết sức to lớn, là cơ sở, là động lực, là hành lang pháp lý quan trọng để chỉ đạo chung cho các hoạt động kinh tế du lịch đạt hiệu quả cao”; “ cần đưa ra những biện pháp thích hợp để quản lý các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là công tác nhà nước về kiểm tra an toàn vệ sinh mơi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm ở các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng” [33; tr4]. Để định hướng một cách rõ ràng, cụ thể, chuẩn xác cho hướng đi của các hoạt động kinh tế du lịch trong những năm bản lề có ý nghĩa là tiền đề cho sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh trong những năm tiếp theo, các hoạt động của công tác chỉ đạo Nhà nước về du lịch được triển khai hết sức nghiêm túc và nhằm mục đích mang tính thực tiễn cao. Các hoạt động cụ thể của công tác chỉ đạo Nhà nước về du lịch của ngành Du lịch Quảng Ninh trong giai đoạn này bao gồm: Tổ chức các hội nghị, các sự kiện quan trọng của đất nước; phối hợp liên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra, thẩm định, chỉ đạo việc triển khai thực hiện các nội dung của các nghị quyết của Trung ương và của tỉnh; xây dựng và đề xuất các đề án nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch; mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đơn vị du lịch trong nước và quốc tế.
Đặc biệt là năm 2004, công tác quản lý Nhà nước được thể hiện rất rõ ràng, kịp thời với xu thế của xã hội: “ cần phải kiểm tra một cách nghiêm túc, thường xuyên các cơ sở kinh doanh du lịch như nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ
phẩm cho du khách, kiểm tra giá cả của các cơ sở kinh doanh du lịch, nghiêm khắc với những cơ sở vi phạm cam kết nhà nước về hoạt động kinh doanh để làm gương cho những cơ sở kinh doanh khác”[ 56; tr5]. Các hoạt động của công tác quản lý Nhà nước năm 2004 đã thể hiện tính năng động, nhạy bén của ngành Du lịch Quảng Ninh trước xu thế của thời đại, các hoạt động cụ thể là: đề xuất chủ đề hoạt động cho năm 2004: ngay từ đầu năm, đứng trước yêu cầu phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước khắc phục hạn chế về chất lượng dịch vụ, chất lượng tăng trưởng, Sở Du lịch đã đề xuất lựa chọn chủ đề chung cho ngành Du lịch năm 2004 là năm chất lượng và môi trường. Từ tư tưởng trên, Sở Du lịch đã đề xuất nhiều chương trình và nội dung cụ thể đối với Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân như: Báo cáo thường trực Tỉnh Ủy một cách tồn diện thực trạng mơi trường du lịch, kể cả môi trường sinh thái và môi trường xã hội và đề xuất biện pháp giải quyết nhất là tác động bồi lắng vịnh Hạ Long của các dự án lấn biển, tình trạng phát triển thiếu kiểm soát của các nhà bè, nhà hàng nổi, việc kiểm soát chất thải của tàu du lịch và tàu vận tải, tệ ăn xin, bán hàng rong, tình trạng nâng giá ép khách… Đề xuất cơ chế chính sách quản lý như chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan, nghiên cứu, xây dựng dự thảo trình uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế quản lý tầu du lịch, tổ chức phổ biến và triển khai kịp thời quy chế trên. Đã phối hợp với Sở giao thông vận tại và các ngành liên quan tiến hành thẩm định và xếp hạng sao cho 34 tàu đầu tiên đạt tiêu chuẩn 3 sao và 50 tầu đạt tiêu chuẩn 2 sao; thẩm định và trình uỷ nhân dân tỉnh ra quyết định cơng nhận 8 bãi tắm du lịch, đề xuất Ủy Ban nhân dân tỉnh cho phép triển khai khảo sát, nghiên cứu đề án tổ chức lại hoạt động tham quan du lịch trên vịnh Hạ Long; đề xuất Ủy Ban nhân dân Tỉnh điều chỉnh, hướng dẫn việc tổ chức đón khách Trung Quốc vào Quảng Ninh du lịch theo quyết định 53/QĐ tại cửa khẩu Móng Cái; chỉ đạo các hoạt động nghiệp vụ của ngành; kịp thời chỉ đạo, cung
cấp thông tin, tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch khắc phục khó khăn do dịch cúm gia cầm gây ra. Tổ chức hội nghị tổng kết công tác ngành Du lịch năm 2003 và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì của Chủ tịch nước trao tặng;
Công tác sát hạch và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch năm 2004 cũng đạt được kết quả cao: ngành Du lịch Quảng Ninh đã cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch cho trên 200 người đủ điều kiện; hoàn thành đề tài khoa học phát triển các sản phẩm du lịch mới tại Quảng Ninh, xây dựng đề cương đề tài khoa học về nghiên cứu, tổ chức lại hoạt động tham quan du lịch trên vịnh Hạ Long. Phối hợp với Tổng cục du lịch và Cục thống kê Quảng Ninh điều tra các cơ sở lưu trú và điều tra mức chi tiêu của khách du lịch phục vụ các đề tài khoa học của ngành; tổng điều tra toàn bộ hệ thống khách sạn và cơ sở lưu trú trong toàn tỉnh.
Sở Du lịch Quảng Ninh cũng tiến hành hướng dẫn các phòng du lịch - thương mại, phòng kinh tế thuộc các huyện thị, thành phố thẩm định, tái thẩm định xếp loại 225 cơ sở lưu trú; phối hợp với Công an tỉnh tổ chức phổ biến, quán triệt quy chế 849 của Bộ Công an ban hành ngày 27/8/2004 quy định “về việc tổ chức, quản lý công dân Trung Quốc sử dụng giấy phép xuất - nhập cảnh do Trung Quốc cấp vào Việt Nam du lịch”. Kịp thời nắm bắt và đề xuất biện pháp giải quyết những bất hợp lý trong quá trình triển khai thực hiện quy chế 849 báo cáo Tổng cục du lịch và Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết; tổ chức Đại hội thành lập hiệp hội du lịch Quảng Ninh hạt nhân liên kết, nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch. Tiếp tục phối hợp dự án tăng trưởng năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI); về hoạt động đào tạo, được sự quan tâm hỗ trợ kinh phí của Uỷ ban nhân dân tỉnh, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực năm 2004 đã có nhiều cố gắng.
Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho ngành Du lịch do các trường, các trung tâm đào tạo tổ chức, Sở Du lịch đã tập trung vào đào tạo và hỗ trợ đào tạo các khâu còn thiếu, còn yếu. Trong năm, đã phối hợp mở 2 lớp tiếng Nhật cho 40 cán bộ nhân viên ngành Du lịch bằng kinh phí hỗ trợ của tỉnh, tổ chức sát hạch 10 đợt với tổng số 350 người tham dự, đã cấp thẻ hướng dẫn viên cho 200 người đạt tiêu chuẩn, chủ trì mở 13 lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức kinh doanh du lịch cho 1.150 thủy thủ, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên các tầu chở khách tham quan vịnh Hạ Long, trong đó đã cấp chứng chỉ công nhận cho 1.155 người, nâng tổng số thuỷ thủ, thuyền viên được đào tạo lên gần 2000 người, đây là hoạt động chỉ riêng tỉnh Quảng Ninh tổ chức được; về công tác thanh tra, năm 2004, ngành Du lịch lấy “Môi trường và chất lượng dịch vụ du lịch” làm chủ đề hoạt động chính. Để thực hiện được nội dung trên, công tác thanh tra được quan tâm chỉ đạo, tập trung vào kiểm tra chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh du lịch có tính then chốt.
Trong năm 2004, Thanh tra Sở Du lịch đã kiểm tra chấn chỉnh 7 đơn vị du lịch kinh doanh lữ hành, 185 lượt hướng dẫn viên du lịch, 14 cơ sở lưu trú, đã xử phạt vi phạm hành chính 11 đơn vị, 34 hướng dẫn viên, thu hồi 10 thẻ hướng dẫn viên giả, thu phạt xử lý vi phạm trên 30 triệu đồng. Phối hợp với thị xã Móng Cái và các ngành của tỉnh kiểm tra 16 văn phòng đại diện, 24 cơ sở lưu trú và 12 hộ kinh doanh đồ lưu niệm trên địa bàn thị xã Móng Cái, xử phạt vi phạm trên 10 triệu đồng. Thông qua kiểm tra phát hiện nhiều bất cập trong cơ chế đồng thời có kiến nghị với cấp có thẩm quyền biện pháp xử lý và điều chỉnh cơ chế chính sách cho phù hợp; các hoạt động phối hợp như phối hợp với thị xã ng Bí, các huyện n Hưng, Vân Đồn, Đông Triều và các ban ngành trong tỉnh duy trì tốt việc tổ chức các lễ hội truyền thống hàng năm. Phối hợp với các ngành, địa phương lập quy hoạch chi tiết các trung tâm du lịch, ký thoả thuận hợp tác phát triển du lịch với một số địa phương.
Đến năm 2005 là năm có nhiều sự kiện quan trọng của đất nước: 75 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 60 năm năm thành lập nước, 115 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh, 30 năm năm thống nhất đất nước và 45 năm thành lập ngành Du lịch của Việt Nam. Năm 2005 cũng là năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp, năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm (2000 – 2005), kỷ niệm 50 năm năm Giải phóng Thế giới. Những thành tựu về kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và của Tỉnh nói riêng đạt được trong năm 2004 là tiền đề cho các hoạt động của ngành Du lịch Quảng Ninh năm 2005 có bước phát triển mới. Tỉnh đã đưa ra các quan điểm đúng đắn để thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh tế du lịch trong năm, cụ thể là:
“ 1. Tiếp tục quan tâm và có giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, chất lượng các dịch vụ du lịch và an toàn du lịch. Phải coi đây là chương trình mục tiêu lớn của Ngành, cần có sự đồng tình vào cuộc của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự tham gia của các doanh nghiệp.
2. Tiếp tục thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng và các dịch vụ du lịch; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã cấp giấy phép đầu tư; chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch mới có khả năng cạnh tranh và có khả năng thu hút khách du lịch ở những nước có thu nhập cao.
3. Thường xuyên quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường du lịch; đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra lành mạnh môi trường du lịch chung; tăng cường công tác giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường các khu du lịch đặc biệt là bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long.
4. Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch, tăng cường phối hợp giữa các ngành,địa phương trong hoạt động quản lý Nhà nước, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư về
phát triển du lịch. Tiếp tục sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, hình thành các doanh nghiệp mạnh để tạo ra sức cạnh tranh.” [ 38; tr5]
Từ những quan điểm trên các hoạt động du lịch của Tỉnh trong năm 2005 đã chủ động sẵn sàng đối phó với bệnh cúm gia cầm, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách du lịch, tiếp tục duy trì sự tăng trưởng, trong dịp Tết Nguyên Đán các doanh nghiệp đã duy trì tốt các hoạt động, chuẩn bị đủ cơ sở vật chất kỹ thuật , nhân lực đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, tổ chức đón xuân cho khách vui tươi, lịch sự, tạo ấn tượng tốt cho khách du lịch về ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam; tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 10 năm Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản Thế giới, 50 năm Giải phóng Vùng Mỏ gắn liền với Lễ hội Du lịch Hạ Long 2005 với các nội dung: Lễ hội