Nhân vật ngƣời lính tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của khuất quang thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh (Trang 50 - 57)

6. Kết cấu của luận văn

2.3 Chân dung ngƣời lính

2.3.2 Nhân vật ngƣời lính tập thể

Có lẽ các tác phẩm viết về ngƣời lính sẽ trở nên thiếu sinh động nếu nhƣ nhà văn không miêu tả về những chiến sĩ bình thƣờng. Tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kì đổi mới đã chú ý miêu tả nhân vật ngƣời chiến sĩ với nhiều khám phá mới mẻ. Đó là những tập thể ngƣời lính với chân dung đa dạng. Những đoàn quân hừng hực khí thế ra trận, những chiến sĩ kiên cƣờng và dũng cảm chiến đấu quả cảm và luôn trong tƣ thế sẵn sàng hi sinh. Nhân vật chiến sĩ đều là những con ngƣời có lí tƣởng cao đẹp, xung phong ra trận giết giặc cứu nƣớc. Với cái nhìn lí tƣởng hóa của ngƣời viết trƣớc năm 1975 đã tạo ra những ngƣời lính đẹp toàn diện, do vậy mà có một khoảng cách xa giữa tác phẩm và đời sống. Khuất Quang Thụy cũng vẫn miêu tả ngƣời lính trong xu thế ấy nhƣng ông còn xây dựng tập thể những ngƣời lính gần gũi, thực hơn, có tính đa chiều, góc cạnh, có những nét mới đáng chú ý ở ngoại hình và tính cách.

Một nét đặc biệt trong tác phẩm của Khuất Quang Thụy là những ngƣời lính từ những hoàn cảnh khác nhau mà ra chiến trƣờng chứ không phải họ hoàn toàn tự nguyện ra đi để cầm súng mà chiến đấu. Hùng Phong ban đầu ra trận cũng chỉ vì sĩ diện với bạn bè, không muốn núp bóng bố là ông phó chủ tịch huyện, mà đã lừa anh huyện đội để đƣợc đăng kí danh sách. Thông, một giáo viên cấp 2 xung phong ra trận vì thất tình. Hƣớng ra trận không chỉ vì muốn giết giặc mà còn vì “bạn bè em đi đợt này cả, em mà phải ở lại thì buồn lắm” [53; tr.52]. Với Tuấn và những đồng đội trong tổ trinh sát của anh thì cùng nhận đƣợc một tấm vé vào Nam. Họ có: “Giấy báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự” thì lên đƣờng ra đi. Vững ra trận vì nếu ở lại hậu phƣơng sẽ bị dân làng chỉ trích, sẽ là kẻ hèn nhát, sợ sệt. Ở tiểu thuyết Thượng Đức

của Nguyễn Bảo, chúng ta cũng bắt gặp những hoàn cảnh tƣơng tự: Ngoãn xung phong đi lính là để rửa lí lịch cho gia đình. Có hàng trăm lí do để mỗi thanh niên xung phong đi lính bên cạnh lí do chủ yếu nhất là muốn giết giặc lập công.

Hình ảnh của những đoàn quân ra trận đầy khí thế qua bao gian lao khó khăn, thiếu thốn vất vả và sự hi sinh mất mát. Cái sôi động của một đoàn quân đầy khí thế: “Chỉ một lát sau cả khu rừng sôi động hẳn lên, tiếng đào hầm, tiếng chặt cây rậm rịch, tiếng cưới tiếng nói râm ran” [54; tr.373]. Cũng có lúc đội hình của những ngƣời lính mất kỉ luật hoặc trông thật thảm hại trong điều kiện chiến trƣờng thiếu thốn, khó khăn, khốc liệt khi rút quân về hậu phƣơng củng cố lực lƣợng: “Làm thế nào đến khi trời sáng, hành quân qua khu vực dân cư cũng phải cho ra dáng bộ đội chủ lực một tí. Nhếch nhác như đoàn quân thất trận thì mất mặt lắm” [54; tr.14], “Đứa nào ăn mặc rách rưới, lôi thôi, bẩn thỉu quá thì bắt nó dừng lại, kiếm bộ đồ tươm tất một tí mà thay đi. Người nào không có trang phục tử tế thì dồn dịch trong tiểu đội, trung đội để mỗi đứa có một bộ quần áo cho coi được” [54; tr.15]. Từ dáng hình của cả đoàn quân cho đến từng ngƣời lính đã đƣợc Khuất Quang Thụy miêu tả một cách chân thực hơn, gần với đời sống thƣờng ngày. Không còn là những vẻ đẹp ít tì vết khiến ngƣời đọc không quên nhƣng lại khó chấp nhận nhƣ vẻ đẹp viên mãn của Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng), của một chiến sĩ vừa đẹp trai vừa mơ mộng, dũng cảm nhƣ Lữ (Dấu chân người lính). Giờ đây, những sáng tác viết về chiến tranh, ngoại hình của ngƣời lính đƣợc miêu tả đúng nhƣ nó vốn có, vì thế mà nó đa dạng và sinh động hơn nhiều lần. Bên cạnh những ngƣời lính nhƣ Hùng Phong cao lớn thì còn có những ngƣời lính bé loắt choắt, bé hạt tiêu nhƣ Hƣớng. Lại có những ngƣời lính mang trong mình dòng máu của hai dân tộc nhƣ Trần Tự Do cao to kềnh càng: “một người da đen, cao một mét tám mươi, khổ người cao lớn đềnh đoàng, nước da đen bóng, mái tóc xoan tít như tóc ông tượng bụt ốc trên chùa Tây Phương”, [53; tr.101]. Xuất hiện trong những trang văn của Khuất Quang Thụy là hình ảnh của những ngƣời lính còn mang đậm dấu ấn của khói lửa chiến trƣờng. Đặc tả hình dáng bên ngoài của ngƣời lính trong hoàn cảnh chiến đấu, chúng ta thƣờng bắt gặp nhiều hơn những bức chân dung “không hề đẹp” của ngƣời

lính khi đi trinh sát dài ngày, chỉ toàn ăn lƣơng khô, Lân (Những bức tường lửa) đã đen, gầy nhẳng và sút cân trầm trọng. Tình (Không phải trò đùa), trinh sát chui vào hàng rào thứ mƣời bảy phải đánh nhau với một con chó béc giê to hơn ngƣời, khiến thân hình anh trở nên tơ tƣớp. Trong Đối chiến là hình ảnh của những ngƣời lính thiếu thốn quần áo, tƣ trang rất luộm thuộm. Nhƣng vẻ bề ngoài ấy của ngƣời lính đối lập với tâm hồn bên trong và hành động của họ. Ẩn sâu những con ngƣời nhỏ bé, thiếu sức sống ấy là những chiến sĩ chiến đấu quả cảm, tạo nên những kì tích, chiến công vang dội. Họ đã khiến cho kẻ thù phải khiếp đảm.

Nguyễn Đình Hƣớng là một chiến sĩ tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu xả thân vì cách mạng. Với nhiều chiến sĩ, sự tiến bộ của bản thân trong rèn luyện, chiến đấu đƣợc biểu hiện bằng việc thăng chức, nhƣng với Hƣớng điều đó không hề quan trọng. Trong triết lí của Hƣớng, mình đƣợc thăng chức cũng có nghĩa là ở đâu đó trong bộ máy chỉ huy có ngƣời phải ngã xuống. Anh đã chiến đấu dũng cảm, nhanh nhẹn, nơi nào khó anh làm, việc nào nguy hiểm anh nhận. Hƣớng đã bắn sáu quả B41 trong một trận đánh đến mức bị hỏng cả hai tai vẫn không chịu lui về tuyến sau điều trị. Trong trận chiến không cân sức về vũ khí, đạn dƣợc, anh đã chiến đấu đến hơi thờ cuối cùng. Trần Tự Do (Những bức tường lửa) là ngƣời lính mang hai dòng máu Việt Nam – Angiêri, đã dũng cảm ôm bộc phá lên hàng rào để tạo cửa mở: “Khối bộc phá mười cân của Trần Tự Do nổ như một trái bom, hất tung hai lớp hàng rào ngoài cùng, nhưng cũng hất tung cả anh bay vào bên trong hàng rào, tới tận khu giao thông hào phòng thủ ngoài cùng của căn cứ địch” [53; tr.478]. Thậm chí anh còn lấy đƣợc khẩu súng máy chiến lợi phẩm trong hào của địch, bắn tiêu diệt địch để tạo cửa mở thông thoáng cho đồng đội xông lên. Tự Do đã anh dũng hi sinh ngay trong trận chiến đấu ấy. Sự mƣu trí, dũng cảm xả thân của anh đã tiếp thêm sức mạnh cho đồng đội xung phong, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Ngải trong Đối chiến, sẵn sàng xả thân, hi sinh để bảo vệ tiểu đoàn trƣởng Kiều Bá Thịnh. Một cậu công vụ hiền lành, nhỏ bé, hồn nhiên và cũng đầy trách nhiệm: “Tốt nhất là thủ trưởng không nên lanh chanh đi trước em như thế” [54; tr.513]. Tất cả những ngƣời lính bình thƣờng đều thể hiện những hành động đẹp đẽ mang tính sử

thi đã ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc về những con ngƣời sằn sàng hi sinh thân mình vì đồng chí, đồng đội, vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Khi miêu tả về các chiến sĩ, Khuất Quang Thụy cũng khá ƣu ái và dành nhiều bút lực cho ngƣời lính trinh sát. Đây là những ngƣời “đi mở cửa”, những ngƣời đầu tiên tiếp xúc với kẻ thù, tìm hiểu về chúng và góp phần không nhỏ vào sự thành công hay thất bại của trận đánh. Lân và Côn (Những bức tường lửa), Tình, Chính, Thái (Không phải trò đùa)… đã làm đọng lại trong tâm trí độc giả phẩm chất thông minh, nhanh nhẹn trong việc nắm bắt thông tin về địch, linh hoạt trong việc xử lí các tình huống. Tình trong Không phải trò đùa là lính trinh sát đi đầu dẫn đoàn cán bộ chỉ huy xâm nhập hàng rào của địch, qua đƣợc hàng rào thứ mƣời bảy thì một con chó béc giê to hơn ngƣời lao ra. Vì bảo vệ đồng đội và các thủ trƣởng mà anh lao vào con chó, cuộc chiến ngƣời – vật thật ác liệt, khi đồng đội đến nơi thì con chó đã chết. Chính (Không phải trò đùa) sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu, đánh lạc hƣớng sự truy đuổi của quân Pôn pốt để đồng đội thoát khỏi vòng vây nhƣ hai gọng kìm đang khép chặt. Chính đã anh dũng hi sinh. Những tấm gƣơng hi sinh thân mình để bảo vệ cho đồng đội, một ngƣời hi sinh để cho ngƣời khác sống, đó là niềm tự hào của những chiến sĩ quả cảm, là nét đẹp rạng ngời có ở mỗi ngƣời lính mãi in dấu trong tâm trí của ngƣời đọc.

Chiến tranh là một hoàn cảnh khác thƣờng, cực hạn. Chiến tranh đã trở thành phép thử cho nhân cách và lòng dũng cảm của con ngƣời. Trong môi trƣờng đó không có chỗ cho những con ngƣời hèn nhát, xấu xa, không có chỗ cho những kẻ ham sống sợ chết. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi trong một tập thể anh hùng cũng không thiếu những kẻ cơ hội, hèn nhát, đào ngũ, háo sắc, hoang mang trƣớc khó khăn thử thách và cái chết. Có lẽ phải là những ngƣời đã từng trải qua chiến tranh nhƣ thế hệ của Khuất Quang Thụy mới có thể thấy đƣợc sự khắc nghiệt của môi trƣờng để con ngƣời bộc lộ bản thân mình. Ranh giới rạch ròi giữa xấu và tốt, cao cả và thấp hèn, dũng cảm và nhát gan đƣợc bộc lộ đến tận cùng. Bản năng ham sống của con ngƣời là mong ƣớc của bất kì ai khi đƣợc sinh ra càng thể hiện rõ trong chiến tranh. Sự sống của con ngƣời quá mong manh. Khám phá tâm lí con

ngƣời trƣớc những khoảnh khắc đó, nhà văn đã chạm vào phần bên trong của ngƣời lính. Một ngƣời đƣợc đào tạo bài bản từ trƣờng lớp ra nhƣ Định nhƣng khi lần đầu tiên chui vào trong hàng rào của địch, trƣớc bom đạn của kẻ thù anh ta đã hốt hoảng, bỏ chạy. Ngƣời vững vàng tƣ tƣởng nhƣ Lân nhƣng trong khoảnh khắc ấy anh cũng đã sợ hãi, nếu không có Côn ngăn lại thì anh cũng đã chồm đứng lên. Chiến tranh đã loại bỏ những ngƣời hèn nhát nhƣ Định, Vững, Phạm Xuân Khoái một cách thẳng thừng. Mặc dù tiểu đội trƣởng Phạm Xuân Khoái đƣợc miêu tả về thành tích huấn luyện: “là tiểu đội trưởng huấn luyện giỏi nhất của tiểu đoàn. Tiểu đội anh luôn dẫn đầu trong huấn luyện và rèn luyện cũng như trong tác phong kỉ luật” [53;tr.181]. Nhƣng bản thân cá nhân anh ta lại là kẻ thích sống tách biệt, có “không gian riêng” và thực hiện những cuộc trao đổi mua bán vừa bí mật vừa công khai. Khoái là kẻ hèn nhát, đút lót bác sĩ để đƣợc ở lại hậu phƣơng, chuyên thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, không phải ra mặt trận. Vững là lính trinh sát, lần đầu tiên “đi đạp địa hình”, khi dẫm phải vỏ lon côca cola, lại nghĩ là mìn và đã bậy cả ra quần. Ngay từ biểu hiện đầu tiên Vững đã là một kẻ nhát gan, sau đó lại lấy trộm tiền của Lân và đào ngũ.

* Tiểu thuyết giai đoạn 1945-1975 có nhiều tác phẩm viết về tình yêu của ngƣời lính, trong sáng, thuần khiết, nhƣng lại không đề cập đến vấn đề đời sống bản năng của họ. Điều này chỉ có thể lí giải là do quan niệm của một thời, khi cả đất nƣớc dồn sức mình cho tinh thần và sức mạnh tập thể nên con ngƣời cá nhân tạm thời chìm khuất. Những ngƣời lính sẵn sàng gạt bỏ đời sống riêng tƣ, đặt nhiệm vụ cách mạng lên trên hết. Ở giai đoạn trƣớc thời kì đổi mới, các nhà văn đã có ý thức miêu tả đời sống bản năng của ngƣời lính nhƣng còn khá dè dặt nhƣ trong Chim én bay, Năm 75 họ đã sống như thế… Từ đầu những năm 90, ngƣời đọc đã quen dần với những tác phẩm trong đó tác giả đã chủ tâm khai thác yếu tố bản năng của con ngƣời. Khuất Quang Thụy cũng đề cập đến vấn đề này nhƣng lại khai thác nó ở phƣơng diện khác và thay đổi dần dần qua từng tác phẩm của ông. Tiểu thuyết

Không phải trò đùa miêu tả một tình yêu thủy chung của Tình và Hiền, của Hảo, Hƣơng Thủy với Tuấn. Đó là sự chờ đợi và niềm tin mãnh liệt vào sự trở về của

những ngƣời mình yêu, sự chung thủy là ở cả hai phía. Nhƣng từ tiểu thuyết Những bức tường lửaĐối chiến, việc miêu tả tình yêu, bản năng tự nhiên của ngƣời lính thì ông đã có những đổi mới đáng kể trong cái nhìn về tình cảm yêu thƣơng trong chiến tranh và khát vọng hạnh phúc tự nhiên của con ngƣời. Trong tình yêu của ngƣời lính mà Khuất Quang Thụy miêu tả có rất nhiều những mối tình không đƣợc xã hội chấp nhận. Thế nhƣng nó đều toát lên một khát khao sống mãnh liệt, sự trân trọng tình cảm yêu thƣơng nhƣ chạy đua với chiến tranh và tử thần. Con ngƣời cá nhân đƣợc chú ý và coi trọng. Yếu tố bản năng của ngƣời lính thể hiện trong tình cảm riêng tƣ và những khát khao đời thƣờng của họ đƣợc thể hiện khá chân thực. Côn trong giấc ngủ cùng hầm với chị Sáu “phóng lựu” đã không thể kiềm chế đƣợc bản năng của mình. Tình yêu của Đào, Thanh dành cho Hùng Phong là không vụ lợi, tính toán, chỉ có yêu và sự dâng hiến.

Trong Đối chiến, con ngƣời ở bất kì tình huống nào cũng vẫn khát khao sống, khát khao yêu thƣơng, hạnh phúc và không thôi ƣớc vọng về ngày mai. Tận hƣởng tình yêu và cuộc sống, ngƣời lính nhƣ đang chạy đua với sức mạnh của thần chết trong chiến tranh. Lê Hoài Dân đã vồ vập, khao khát đƣợc yêu Miên, tận hƣởng những phút giây hạnh phúc vì phải chứng kiến “những thi thể thanh tân đẹp tuyệt với của những người nữ thanh niên xung phong bị chiến tranh tàn phá”[54; tr.62]. Dân đã đến với Miên không do dự, nồng nhiệt, cháy bỏng tình thƣơng yêu, che trở và phải giành lấy từng phút giây bên nhau khi có thể. Tình yêu chớp nhoáng của Nhài với Hải Đông, một ngƣời đã có vợ và hai con. Đó là một tình yêu thuần khiết, mãnh liệt, không vụ lợi và chỉ cần yêu và đƣợc yêu mà thôi.

Chiến tranh và xa cách đã khiến cho ngƣời lính phải kiềm chế những ham muốn rất ngƣời của mình, nên khi có cơ hội họ đã sẵn sàng đón nhân. Khuất Quang Thụy đã có dụng ý miêu tả những cảnh ân ái chớp nhoáng của những ngƣời lính với ngƣời yêu hay ngƣời tình của mình. Đó là những cảm xúc vừa vội vàng, vụng về lần đầu của Hùng Phong với Đào, cảnh yêu đƣơng với Thanh. Mối tình nồng nàn cháy bỏng trong căn buồng đơn xơ của Miên, mối tình vụng trộm đầy hoan lạc của Hải Đông và Nhài. Họ dâng hiến cho nhau mà không còn nghĩ đến điều gì khác.

Trong chiến tranh, trong sự đánh giá nhân phẩm của ngƣời lính, hơn nữa với quan điểm xã hội lúc bấy giờ, quan hệ trƣớc hôn nhân, quan hệ ngoại tình là một điều đáng lên án song không ít đôi lứa yêu nhau sẵn sàng có những giây phút bản năng tình cảm vƣợt quá giới hạn. Khuất Quang Thụy ngày càng có ý thức phản ánh rõ nét hơn, đậm đặc hơn và cũng hết sức chân thực nhu cầu bản năng và tình yêu đôi lứa của ngƣời lính. Ngôn ngữ miêu tả cũng táo bạo và tự nhiên hơn trong các tình huống này. Phản ánh những mối tình ấy, ông không phải nhằm phê phán họ mà ông muốn chứng minh, dù trong hoàn cảnh nào thì con ngƣời cũng vẫn sống với những nhu cầu, mong muốn tự nhiên của con mình. Đồng thời ông cũng lên án chiến tranh đã tàn phá, hủy diệt những khát khao, những mong muốn tự nhiên, chính đáng trong quyền sống của con ngƣời. Đó cũng chính là biểu hiện nhân văn, lòng nhân ái của tác giả trong khi thể hiện hình tƣợng ngƣời lính. Chúng ta cũng nhận thấy Khuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của khuất quang thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)