6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.4. KẾT CẤU:
2.4.1. Tính “vịng trịn” của kết cấu:
Trong số những tác phẩm đang xét, chúng tôi thấy xuất hiện tính “vịng trịn” (kết thúc quay lại mở đầu) của kết cấu, mà chúng ta hay gọi là kiểu “kết cấu vịng trịn”. Đó là trường hợp của Hồ Quý Ly và Giàn thiêu. Dựa vào hai
bảng khảo sát ở những phần trên, chúng ta nhận thấy:
Trong Hồ Quý Ly, mở đầu là cảnh một hội thề, là hội thề Đồng Cổ; còn kết thúc cũng là một hội thề, đó là hội thề Đốn Sơn. Thần Đồng Cổ được coi là thần hộ quốc của các ông vua Trần và ông vua già Nghệ Tôn đã sử dụng hội thề này như một sự khẳng định lại vị trí của mình, như một lời nhắc nhở Hồ Quý Ly. Nhưng rồi ông vua già Nghệ Tôn cũng không giữ được ngôi báu. Đến lượt mình, khi thâu tóm được quyền lực và xây dựng Tây Đô, Hồ Quý Ly cũng mở một hội thề ở quê hương mình để khẳng định sức mạnh của một thế lực mới. Nhưng hội thề đã trở thành cuộc thanh trừng đẫm máu bè đảng chống đối của Hồ Quý Ly. Kết thúc bằng hội thề Đốn Sơn, khiến người đọc
liên tưởng đến hội thề Đồng Cổ và bỗng nghĩ đến kết cục sự nghiệp của Hồ Quý Ly.
Trong Giàn thiêu kết cấu vòng tròn thể hiện ở việc, cả mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh “giàn thiêu” ngút trời mùi thịt cháy và sắc đỏ của máu. Mở đầu là giàn thiêu cuộc hành hình cung nữ sau cái chết của Nhân Tơng và kết thúc là giàn thiêu cuộc hành hình cung nữ sau cái chết của Thần Tông. Ngạn La là nạn nhân của cả hai cuộc hành hình này. Cơ thốt được giàn thiêu của Nhân Tơng nhưng khơng thể thốt khỏi giàn thiêu của Thần Tơng. Hình ảnh giàn thiêu là biểu tượng (cũng là kết quả) của dục vọng con người, dục vọng quyền lực của Ỷ Lan thái hậu. Tính vịng trịn của kết cấu này liệu có phải là một ẩn dụ cho triết lý: cái gì bắt đầu bằng dục vọng thì cũng sẽ kết thúc bằng dục vọng, cho dù cho trải qua bao kiếp đời đi chăng nữa.