Thực hiện khảo sát, nghiên cứu về vấn đề bình đẳng trong chính trị và số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của liên minh nghị viện thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị (Trang 41)

2 11 Tăng số lượng nữ nghị sĩ tham dự trong các cuộc họp nghị sự và cơ cấu tổ

2.1.2 Thực hiện khảo sát, nghiên cứu về vấn đề bình đẳng trong chính trị và số

số lƣợng nữ nghị sĩ trong nghị viện thành viên

Phương hướng chính sách của một quốc gia thường được quyết định tại nghị viện. Một nghị viện dân chủ sẽ phản ánh các quan điểm và mối quan tâm của xã hội để hình thành nên tương lai của một đất nước. Khi phụ nữ tham gia vào các vấn đề chính trị với vai trò là nữ nghị sĩ xã hội sẽ trở nên công bằng hơn nền dân chủ sẽ được củng cố và nâng cao hơn Mặc dù số lượng phụ nữ tham gia chính trị đã tăng lên trong vài năm trở lại đây trên toàn thế giới nhưng

37

số ghế của nữ nghị sĩ vẫn thấp hơn của nam (cứ 05 nghị sĩ mới có 01 nghị sĩ nữ)29. Với thực trạng như vậy IPU đã thực hiện một số cuộc khảo sát và nghiên cứu về vấn đề này nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến con đường chính trị đánh giá các ưu tiên chính trị giữa nam và nữ và đưa ra các cách thức định hướng với mục tiêu giúp phụ nữ có được tiếng nói nhiều hơn trong nghị viện; đồng thời các báo cáo kết quả khảo sát sẽ xây dựng và đưa ra các ví dụ về hệ thống nghị viện thúc đẩy vị trí của nữ chính trị gia. Ngồi ra trong vịng hơn 30 năm qua IPU đã tiến hành tập hợp thường niên số liệu về nữ nghị sĩ trong nghị viện. Các bảng thống kê số liệu được thực hiện để giúp nghị viện trên thế giới theo dõi quá trình thay đổi số lượng nữ nghị sĩ trong các nghị viện, kết quả bầu cử của nữ nghị sĩ và đánh giá các thách thức mà phụ nữ phải đối mặt trong chính trị. IPU cịn in ấn các bản đồ minh họa thống kê số lượng nữ nghị sĩ trên toàn thế giới30. Mục tiêu của việc thiết kế bản đồ nhằm giúp truyền thơng nhanh chóng và dễ hiểu đến với thế giới Hai năm một lần bản đồ sẽ được gửi tới các nghị viện thành viên, các tổ chức quốc tế. Đây cũng là một hình thức xem xét quá trình phát triển bình đẳng giới và dân chủ bởi sự có mặt của nữ nghị sĩ trong nghị viện sẽ đảm bảo các quyết định về chính sách sẽ theo hướng quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu của phụ nữ, trẻ em gái và trẻ em trai. Bên cạnh đó hoạt động nghiên cứu, khảo sát số liệu về sự tham gia của phụ nữ trong chính trị ln được cập nhật thường xuyên Đây là một trong những hoạt động nổi bật của IPU bởi hiện nay chưa có tổ chức nào có thể đứng ra tập hợp số liệu một cách tổng quan, thường xuyên và công khai như IPU Trang điện tử (website) của IPU hiện nay có hơn 30 000 trang bằng hai thứ tiếng Anh và Pháp IPU đã thực hiện thống kê số lượng người theo dõi website của tổ chức và kết quả cho thấy, tại thời điểm ngày 31/5/2010 (thời gian được lựa chọn ngẫu nhiên) có 61 013 lượt truy cập từ

29 Julie Ballington (2008), Equality in Politics: A survey of women and men in Parliaments, p.14

38

3 476 người khác nhau. Trong số đó số lượng người truy cập vào các mục về phụ nữ như sau: Mục bầu cử của phụ nữ: 235 lượt; Phụ nữ trong Nghị viện quốc gia (tiếng Anh): 199 lượt; Phụ nữ trong Nghị viện quốc gia (tiếng Pháp): 27 lượt Phụ nữ trong Nghị viện: 119 lượt; Phụ nữ trong Chính trị (số liệu thống kê): 79 lượt.31

Ngồi ra, website của IPU cịn có hệ thống tra cứu miễn phí các kết quả bầu cử của các nghị viện (từ năm 1945)32 các cơ chế thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong các nghị viện cũng như số liệu về các ủy ban của phụ nữ.33 Các kết quả nghiên cứu của IPU đã và đang được lồng ghép trong các chương trình dự án hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức tại các khu vực và quốc gia cũng như được sử dụng làm tài liệu thảo luận các cơ chế thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong chính trị tại một số nghị viện.

Năm 2012 IPU đã phân tích số liệu tập hợp thường niên theo góc độ đánh giá về chỉ tiêu tuyển nữ cán bộ làm việc trong các nghị viện. Theo IPU, chỉ tiêu (quotas) vẫn là cách thức chính của các nghị viện để giải quyết vấn đề mất cân bằng giới trong chính trị. Số liệu thống kê cho thấy 9 trong 10 nước có số lượng nữ đại biểu cao nhất trong hạ viện đều sử dụng cách thức đặt ra chỉ tiêu (bao gồm các nước Senegal, Hà Lan, Timor-Leste, Mexico, Angola, Serbia, Algeria, Pháp, El Savaldor) Ngược lại, những nước có số lượng nữ nghị sĩ giảm trong nghị viện đều không sử dụng chỉ tiêu trong việc tuyển dụng. Trong năm 2012 có 22 nước trên tổng số 48 nước tiến hành bầu cử; những nước đặt ra chỉ tiêu cần đạt được trong nghị viện thì số nữ nghị sĩ đã tăng lên 24% 34

Như vậy đặt chỉ tiêu số lượng nữ nghị sĩ vẫn là cách thức chính của các nghị viện trong q trình

31 Lesley Abdela, Ann Boman (2010), Review of Inter-Parliamentary Union‟s gender programme “Promoting

gender equality in politics”, Final report, p.16

32

“Women in national parliaments (April 2014)”, truy cập ngày 28/3/2014, http://www.ipu.org/wmn- e/classif.htm

33 “Database on Women’s caucuses”, truy cập ngày 28/3/2014, http://w3.ipu.org/en

39

tăng bình đẳng giới trong nghị viện; nhưng các chỉ tiêu cũng cần phải quy định thêm các chế tài nếu không tuyển theo đúng số lượng ghế ưu tiên cho phụ nữ, và các vị trí bầu cử cũng cần phải được đưa ra cơng bằng. Ngồi ra, nghị viện cũng cần thực hiện cam kết chính trị nhằm tăng sự tham gia của phụ nữ trong các công việc của nghị viện.

Năm 2005 IPU đã tiến hành một cuộc khảo sát sự thay đổi trong số lượng nữ chính trị gia tại các nước trên thế giới từ năm 1995 đến năm 2005 Năm 1995 nữ nghị sĩ trong nhánh lập pháp ở cả hai viện trong nghị viện chỉ chiếm 11,3% trên thế giới35. Gần hai phần ba nghị viện trên thế giới, phụ nữ chỉ có khơng q 10% số ghế trong nghị viện. Có thể nói trong những năm 1990 sự tham gia của phụ nữ trong nghị viện chỉ mang tính chất hình thức Tuy nhiên đến năm 2005 trung bình số nhà lập pháp là nữ đã tăng lên 15 7%.36 (xem Bảng 2.2 và 2.3).

Bảng 2.2 Thống kê số nữ nghị sĩ trong các nghị viện trên thế giới (1995- 2005)37

35 IPU (2005), Data sheet No.5, An overview of women in the executive and legislative branches

36 IPU (2005), Data sheet No.6, Ten years in review: Trends of women in National parliaments worldwide

40

Bảng 2.3 Thống kê số lƣợng nghị sĩ trong nghị viện tại các khu vực trên thế giới trong các năm 1995, 2000 và 200538

(Khu vực các nƣớc Ả-rập, Thái Bình Dƣơng, Châu Á, vùng Tiểu sa mạc Sahara ở Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ, vùng Bắc Âu)

Trong vòng 10 năm từ 1995-2005, nhiều nước trên thế giới bao gồm cả những nước phát triển và đang phát triển đã tạo được những thay đổi lớn trong

41

số lượng phụ nữ tham chính trong bộ máy nghị viện. Đặc biệt, tại những nơi khơng có nữ nghị sĩ trong nghị viện thì đến năm 2005 số lượng đã tăng lên nhanh chóng (khu vực Thái Bình Dương và các nước Ả-rập). Các nước vùng Bắc Âu và Bắc Đại Tây Dương vẫn ln giữ vị trí đứng đầu với số lượng nữ nghị sĩ trong nghị viện trung bình 38% Ngược lại, số lượng phụ nữ đại diện trong nghị viện của các nước vùng Ả-rập thấp nhất trên tồn thế giới với số trung bình là 6%. Những khu vực có nhiều tiến bộ trong quá trình gia tăng số lượng nữ nghị sĩ là Châu Mỹ (tăng 5 5%) các nước Châu Phi vùng cận Sahara (tăng 5 3%) và các nước Đông Âu (tăng 4 9%) trong khi đó Châu Á cũng chỉ tăng 1 3% số lượng nữ nghị sĩ trong vòng 10 năm (xem Bảng 2.3).

Con số tăng lên là do các nước đã có những đổi mới về luật pháp theo hướng gia tăng quyền bỏ phiếu và ứng cử của phụ nữ; ngồi ra, một số nước cịn thiết lập các chỉ tiêu ưu tiên cho nữ giới tham gia vào chính trị. Nhưng trong hệ thống nghị viện trên một số quốc gia đang phát triển hoàn tồn khơng có sự tham gia của nữ giới39. Phần lớn các nước này khơng có hệ thống bỏ phiếu cho nữ chính trị gia Đối với vấn đề này IPU đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm và cách thức giải quyết trong các báo cáo kết quả khảo sát. Trong đó IPU đề cập sự cần thiết phải thay đổi các luật lệ văn hóa bất thành văn về phụ nữ, phụ nữ tại các nước đang phát triển cần đứng lên tổ chức các cuộc vận động tăng cường nhận thức của mọi người về bình đẳng giới và tổ chức các nhóm dành cho phụ nữ tham gia khuyến khích họ thực hiện các quyền lợi bỏ phiếu.

39 “Women in Politics Map 2014”, truy cập ngày 24/4/2014,

http://www.ipu.org/pdf/publications/wmnmap14_en.pdf

Các nước khơng có nữ nghị sĩ trong nghị viện gồm: - Liên bang Micronesia

- Cộng hòa Palau - Vanuatu

42

Từ năm 2006 đến năm 2008 IPU đã thực hiện một cuộc khảo sát quy mô lớn để tìm hiểu cách thức nghị sĩ tại các nước đang thực hiện nhằm đạt được bình đẳng giới trong chính trị Trong hai năm nghiên cứu IPU đã tiến hành phỏng vấn gần 200 nghị sĩ từ 110 nước trên khắp các khu vực của thế giới (trong đó 40% đối tượng được khảo sát là nam giới)40

. Những kết quả chính của cuộc khảo sát bao gồm:

- Những người được khảo sát cho rằng định kiến và nhận thức văn hóa về vai trị của người phụ nữ, cùng với việc thiếu nguồn tài chính đã làm cản trở sự tham gia chính trị của phụ nữ. Hầu hết phụ nữ được hỏi đều dẫn lý do trách nhiệm với gia đình khiến họ khơng thể tham gia chính trị. (xem Bảng 2.4).

Bảng 2.4 Đánh giá ảnh hƣởng của các nhân tố khiến nam và nữ giới khơng thể tham gia chính trị (Số điểm đánh giá trên thang điểm 4, nếu ảnh hƣởng vừa phải là 3 điểm, ảnh hƣởng không nhiều là 2 và không ảnh hƣởng là 1)41

Trở ngại đối với nữ giới Sức ảnh hưởng Trở ngại đối với nam giới Sức ảnh hưởng

Trách nhiệm gia đình 3.4 Thiếu sự ủng hộ của cử tri 2.9

Quan niệm xã hội về vai trò của phụ nữ 3.3 Thiếu tài chính 2.7 Thiếu sự ủng hộ từ gia đình 3.2 Thiếu sự ủng hộ từ các đảng chính trị 2.7

Thiếu tự tin 3.2 Thiếu kinh nghiệm về diễn 2.7

40 Julie Ballington (2008), Equality in Politics: A survey of women and men in Parliaments, p. 1

43

thuyết, quan hệ với cử tri Thiếu sự ủng hộ của các

đảng chính trị

3.1 Thiếu tự tin 2.6

Thiếu tài chính 3.1 Thiếu trình độ học thức 2.5

- Hơn 90% người khảo sát đồng tình rằng phụ nữ đem lại quan điểm khác về chính trị42. Nữ nghị sĩ là những người trực tiếp nỗ lực đấu tranh chống bạo lực gia đình và là những người đảm bảo các vấn đề như sức khỏe trẻ em, trợ cấp xã hội, luật bình đẳng giới và cải cách bầu cử để tăng số lượng nữ nghị sĩ trong nghị viện được thảo luận trong chương trình xây dựng luật. (xem Bảng 2.5).

Bảng 2.5 Đánh giá sự tham gia của hai giới trong các lĩnh vực chính trị43 (Tham gia tích cực đánh giá 5 điểm, nếu không tham gia đánh giá 1 điểm)

Nữ giới Đánh giá Nam giới Đánh giá

Vấn đề liên quan đến nữ giới

4.5 Đối ngoại 4.0

Bình đẳng giới 4.4 Kinh tế và thương mại 3.9

Xã hội và cộng đồng 4.2 Giáo dục 3.7

Vấn đề liên quan đến gia đình

4.1 Cơng lý và hiến pháp 3.7

42 Julie Ballington (2008), Equality in Politics: A survey of women and men in Parliaments, p.18

44

Giáo dục 4.1 Xã hội và cộng đồng 3.6

Chăm sóc sức khỏe 3.9 Hệ thống hạ tầng và phát triển

3.6

Đối ngoại 3.7 Hành chính cơng 3.6

- Khi nghị viện chỉ có một vài nữ nghị sĩ sức vận động hành lang và khả năng tham gia và các công việc có tính lâu dài sẽ luôn hạn chế. Nữ nghị sĩ thường phải đảm nhận nhiều công việc hơn đồng nghiệp nam.

- Bởi nam giới chủ yếu nắm giữ các vị trí ra quyết định, nên họ cần phải thực hiện các thay đổi. Nam giới và nữ giới cần hợp tác để thúc đẩy bình đẳng giới trong các đảng chính trị, trong thể chế nghị viện và trong q trình xây dựng chính sách.

- Các đảng chính trị cũng cần phải ủng hộ các ứng cử viên nữ và hỗ trợ làm cầu nối giữa chính phủ và xã hội dân sự.

- Hơn một nửa người được khảo sát cho biết vấn đề bình đẳng giới chỉ hiếm khi mới được lồng ghép trong các chương trình của nghị viện. Cần nhiều nỗ lực cải cách phương thức hoạt động để nâng cao quan điểm về giới trong nghị viện.

Từ những kết quả trên có thể kết luận rằng phụ nữ tham chính sẽ đem lại nhiều quan điểm cách đánh giá khác nhau vào chính trị. Nữ nghị sĩ chính là những người sẽ ủng hộ nhiều nhất cho phụ nữ và có trách nhiệm hơn khi đưa các vấn đề và mối quan tâm của phụ nữ vào các chương trình nghị sự của nghị viện. Tuy nhiên, ý kiến khảo sát cũng cho thấy rằng vấn đề bình đẳng giới vẫn chưa

45

được lồng ghép sâu rộng trong chính sách của nhiều quốc gia. Tại hầu hết các nước trên thế giới, phụ nữ vẫn chiếm số lượng rất ít trong nghị viện và khơng nhiều nữ nghị sĩ có được các vị trí cấp cao trong bộ máy ra quyết định. Như vậy, không thể phủ nhận thực tế rằng dù đã có nhiều nghị viện và đảng chính trị thực hiện cải cách theo hướng ủng hộ bình đẳng giới nhưng sự bình đẳng giữa nam và nữ trong nghị viện vẫn chưa thực sự có kết quả đồng bộ.

Mặc dù số lượng nữ nghị sĩ đã tăng lên trên hầu hết các khu vực của thế giới nhưng vị trí của phụ nữ trong các nghị viện vẫn chưa cao Theo số liệu thống kê của IPU vào tháng 1/2014, phụ nữ chỉ chiếm 14,8% số lượng các vị trí chủ tịch nghị viện trên thế giới.44 Ưu tiên trước nhất của IPU là tăng số lượng phụ nữ tham gia chính trị; nhưng điều quan trọng hơn đó là phụ nữ khi đã nắm được vị trí trong nghị viện thì cần phát triển sức ảnh hưởng và tham gia tích cực vào việc ra quyết định. Nam giới cũng cần phải tham gia thúc đẩy và bảo vệ quyền chính trị của phụ nữ. Các cuộc khảo sát của IPU đã đưa ra một số giải pháp để giúp nghị viện hòa hợp được mối quan tâm của cả hai giới trong chính trị như: ủng hộ các ủy ban về bình đẳng giới và các hội nghị của nữ nghị sĩ; cải tiến hoạt động của nghị viện theo hướng quan tâm đến gia đình của các cán bộ (cung cấp điều kiện chăm sóc sức khỏe trẻ em thay đổi thời gian hoạt động của nghị viện…); tổ chức các cuộc nghiên cứu đào tạo về bình đẳng giới và các vấn đề liên quan; tăng cường quan hệ với các đơn vị cử tri và cung cấp các quỹ ủng hộ dịch vụ cộng đồng. Kết quả khảo sát cũng cho thấy sự ủng hộ từ các đảng cầm quyền đóng vai trị quan trọng trong việc đưa ra và ban hành các quy định liên quan đến giới và giúp các thay đổi có trọng lượng hơn Điều căn bản giúp tăng cường sự tham gia chính trị của phụ nữ đó là ý chí chính trị và sự hợp tác giữa nam và nữ giới. Nam giới và nữ giới cần cơng nhận rằng sự tham gia bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của liên minh nghị viện thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)