2 11 Tăng số lượng nữ nghị sĩ tham dự trong các cuộc họp nghị sự và cơ cấu tổ
3.2 Cam kết quốc tế của Việt Nam về bình đẳng giới
Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế liên quan đến bình đẳng giới như:
- Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW): Việt Nam là nước thứ 6 trên thế giới ký Công ước (29-7-1980) và là
nước thứ 35 phê chuẩn Công ước (19/3/1982) Công ước CEDAW là một trong số những điều ước quốc tế quan trọng nhất thuộc hệ thống điều ước quốc tế đa phương được ký kết trong lĩnh vực nhân quyền. Nội dung cơ bản của Công ước CEDAW là hướng vào những cách thức, biện pháp nhằm loại trừ mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong thụ hưởng các quyền con người cơ bản đã được xác định bởi các điều ước quốc tế về nhân quyền khác. Với tính chất này, thì thực chất Cơng ước CEDAW nhằm trao cho phụ nữ trên toàn thế giới những quyền con người đã được Luật Quốc tế và luật pháp của các quốc gia ghi nhận nhưng phụ nữ chưa được hưởng hoặc chưa được hưởng một cách đầy đủ trên thực tế, bởi sự phân biệt đối xử với phụ nữ ở các quốc gia. Ngoài ra, khác với các điều ước quốc tế về quyền con người khác trong đó vấn đề bình đẳng giới được quy định chung Công ước CEDAW đã chỉ ra cụ thể những lĩnh vực hiện đang tồn tại sự phân biệt đối xử với phụ nữ một cách nặng nề để từ đó xác định những biện pháp thích hợp, nhằm loại bỏ hồn tồn tình trạng bất bình đẳng của phụ nữ trong gia đình cũng như ngồi xã hội Nói cách khác đây là loại hình cơng ước quốc tế chuyên biệt về chống phân biệt đối xử với phụ nữ hướng đến mục tiêu xác lập thực tế địa vị bình đẳng của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống.68
- Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR):
Việt Nam tham gia cơng ước từ năm 1982 ICESCR là công cụ pháp lý chủ chốt
68 “Bình đẳng giới thơng qua Cơng ước Cedaw 1979 và Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam” truy cập ngày 3/5/2014, http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/NghienCuuTraDoi/View_detail.aspx?ItemID=381
66
để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trên thế giới. Các quốc gia tham gia công ước trên cơ sở nguyên tắc của Hiến chương LHQ công nhận phẩm giá của con người, nêu lại nguồn gốc các quyền của con người bắt nguồn từ phẩm giá vốn có, cơng nhận rằng lý tưởng về con người tự do chỉ có thể đạt được nếu được hưởng các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cũng như các quyền dân sự và chính trị đề cập đến nghĩa vụ của các quốc gia thành viên LHQ trong việc tôn trọng và tuân thủ các quyền và tự do của con người cũng như nghĩa vụ của mỗi các nhân tuân thủ và thúc đẩy những quyền ấy.69
- Cơng ước về các quyền chính trị và dân sự (ICCPR): Việt Nam gia nhập công ước vào năm 1982 Công ước ICCPR là điều ước quốc tế quan trọng nhất bảo vệ và thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị của mọi cá nhân trong cộng đồng nhân loại Công ước này cùng với Tun ngơn tồn thế giới về nhân quyền (UDHR 1948) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) hợp thành một bộ luật nhân quyền quốc tế.70
- Việt Nam cũng đã gia nhập Công ước số 100 và Công ước số 111 về quyền bình đẳng nam nữ trong cơng việc và trả công lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Công ước số 100 kêu gọi các quốc gia thành viên phải bảo
đảm việc áp dụng nguyên tắc trả lương như nhau cho người lao động nam và nữ khi họ làm những cơng việc có giá trị tương đương nhau nhằm thúc đẩy sự trả công công bằng cho lao động nam và lao động nữ khi họ làm không chỉ những công việc giống nhau mà cả những cơng việc có giá trị như nhau Cơng ước số 111 đưa ra những tiêu chuẩn tồn diện để thúc đẩy bình đẳng về cơ hội và đối xử trong thế giới việc làm với mục tiêu là bảo vệ tất cả mọi người chống lại phân
69
Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966), Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người và quyền công dân, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, tr.52
70 Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966), Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người và quyền công dân, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, tr.13
67
biệt đối xử trên cơ sở chủng tộc, màu da, giới tính tơn giáo quan điểm chính trị, dịng giống quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội trong việc làm và nghề nghiệp. Cơng ước bảo vệ khơng chỉ những người đã có việc làm hoặc tham gia trong một nghề, mà cả những người đang chuẩn bị làm việc đang tìm kiếm việc làm hoặc gặp rủi ro mất việc làm Công ước áp dụng với tất cả các lĩnh vực của hoạt động và bao trùm tất cả các nghề nghiệp và công việc ở cả khu vực công và tư
Với sự tham gia hầu hết các công ước đảm bảo quyền của phụ nữ, Việt Nam đã thể hiện rõ cam kết trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ khơng chỉ riêng về lĩnh vực chính trị mà còn ở các lĩnh vực khác về kinh tế văn hóa và xã hội Thơng qua các cơng ước nói trên, các quyền của phụ nữ Việt Nam trong việc tham gia vào các cơng việc chính trị là những quyền được nhà nước, chính phủ hỗ trợ bằng những chính sách thúc đẩy trong nước.