2 11 Tăng số lượng nữ nghị sĩ tham dự trong các cuộc họp nghị sự và cơ cấu tổ
3.3 Chính sách và pháp luật của Việt Nam về bình đẳng giới
Sớm nhận thức được vai trị khơng thể thiếu được của phụ nữ, Việt Nam đã có một loạt các chính sách, luật pháp liên quan đến cơng tác phát triển và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong chính trị:
- Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam năm 1946 đã quy định tại Điều 9:
“Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện” Đến năm 1959 Hiến pháp
sửa đổi đã quy định tại điều 24: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hịa có
quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế văn hóa xã hội và gia đình’’ Hiến pháp năm 1959 đã mở rộng hơn quyền bình đẳng của phụ nữ tới các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Hiến pháp năm 1980 đã bổ sung một loạt các quy định mới khẳng định hơn nữa quyền của phụ nữ Việt Nam bao gồm
điều 57: “Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tơn giáo trình độ văn hố nghề nghiệp, thời hạn cư trú từ 18 tuổi trở
68
lên đều có quyền bầu cử và từ 21 tuổi trở lên đều có thể được bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp"; điều 63: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức nhà nước và người làm cơng ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương phụ cấp theo quy định của pháp luật Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, khơng ngừng phát huy vai trị của mình trong xã hội Chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ” và điều 64: “hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng… Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con”. Hiến pháp
năm 1992 nhấn mạnh thêm trong điều 63: "Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ" Cho đến Hiến pháp năm 2013,
Quốc hội đã quy định tại Điều 26: “1 Cơng dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt.
Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới; 2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển tồn diện, phát huy vai trị của mình trong xã hội; 3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới ”
- Luật Bình đẳng giới (2007) quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan tổ chức gia đình cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới và được áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế đơn vị sự nghiệp đơn vị vũ trang nhân
69
dân gia đình và cơng dân Việt Nam; cũng như cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam cá nhân nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Luật Bình đẳng giới xác định những điểm cốt yếu trong chính sách của Nhà nước Việt Nam về bình đẳng giới bao gồm: Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế văn hóa xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển; Bảo vệ hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ, tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ cơng việc gia đình; Áp dụng những biện pháp thích hợp để xóa bỏ phong tục, tập qn lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; Khuyến khích cơ quan, tổ chức gia đình cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới; Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.71
- Luật Bảo hiểm xã hội (2006) quy định phụ nữ được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như: Chế độ ốm đau thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp hưu trí tử tuất, thất nghiệp, mất sức lao động... Bên cạnh đó Luật cịn quy định quyền lợi mang tính đặc thù đối với người phụ nữ như: Lao động nữ được hưởng các chế độ khám thai (nghỉ việc có hưởng lương trợ cấp), nghỉ việc hưởng lương trợ cấp sinh đẻ bằng 100% tiền lương dưỡng sức sau khi sinh nếu sức khỏe yếu Ngoài ra các đối tượng xã hội là phụ nữ cũng được hưởng trợ giúp vật chất với tư cách đối tượng cứu trợ xã hội.
70
- Bộ Luật lao động sửa đổi năm 2013 dành một chương (Chương X) quy định riêng về lao động nữ Theo đó Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ; khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà; có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động nâng cao trình độ nghề nghiệp chăm sóc sức khoẻ tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình Luật quy định rõ, nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam, nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động; lao động nữ được dành thời gian trong thời gian lao động để cho con bú, làm vệ sinh phụ nữ; không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì kết hơn, có thai, ni con nhỏ dưới 12 tháng tuổi Đặc biệt, Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2013 quy định tăng thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ từ 4 tháng lên thành 6 tháng.72
- Luật Hơn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 khẳng định nguyên tắc vợ, chồng bình đẳng Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình; có nghĩa vụ sống chung với nhau...
- Bộ Luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 đã quy định những tội phạm liên quan đến phụ nữ các điều luật bảo vệ quyền của phụ nữ: Hành vi phạm tội
72 “Quyền của phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt Nam” truy cập ngày 19/9/2014,
71
đối với phụ nữ có thai là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (khoản 1 h Điều 48) và cũng là tình tiết tăng nặng định khung: Giết người mà biết là có thai (khoản 1 điểm b Điều 93), cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ đối với phụ nữ đang có thai (khoản1 d Điều 104), hành hạ phụ nữ có thai (khoản 2.a Điều 110), tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý đối với phụ nữ mà biết là đang có thai (khoản 2 d Điều 197) cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma tuý đối với phụ nữ mà biết là đang có thai (khoản 2 đ Điều 200). Trong đó Bộ luật Hình sự cũng thể hiện sự khoan hồng tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong việc xử lý tội phạm là nữ giới; có chính sách giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: người phạm tội là phụ nữ có thai được quy định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 46) Chính sách nhân đạo, khoan hồng được thể hiện cả trong việc áp dụng hình phạt và thi hành án: Khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử, khơng thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc ni con dưới 36 tháng tuổi được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.73
- Chương trình hành động của chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực
hiện Nghị quyết số 11-NQ/TƯ ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương đối với cơng tác phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới nhằm phấn đấu đến năm 2020 phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm được cải thiện rõ rệt về đời
73 “Quyền của phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt Nam” truy cập ngày 19/9/2014,
72
sống vật chất văn hóa tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn vào công việc xã hội bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực.74
- Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 (được phê
duyệt tại Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ) với Mục tiêu tổng quát là đến năm 2020 về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước và các mục tiêu cụ thể gồm: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị; Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế lao động, việc làm; tăng cường tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thơng tin; Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới; Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng.
Đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống pháp lý khá đầy đủ để giải quyết vấn đề Bình đẳng giới cũng như định hướng cho các hoạt động bình đẳng giới của các cơ quan doanh nghiệp…
73