Giáo dục lối sống và nhân cách cho thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề thông tin và định hướng trên trang văn hoá văn nghệ của báo đoàn thanh niên (Trang 49)

Chương II : Tính thông tin và định hướng nội dung tác phẩm báo chí

2.2.2 Giáo dục lối sống và nhân cách cho thanh niên

Giáo dục lối sống văn hoá cho thanh niên, góp phần hình thành thế hệ thanh niên sống có văn hoá, giàu lòng nhân ái, tham gia xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Báo Tiền Phong, bên cạnh trang 6 – trang “Thanh niên và Thời đại” là trang 7: trang “Tuổi trẻ - Tình yêu - Cuộc sống”. Trang báo này hầu hết là những chuyên mục về thanh niên: “Thế giới @”, “Góc nhìn Trẻ”, “Làm đẹp làm duyên”, “Sách cần cho bạn trẻ” và đặc biệt là “Sau lũy tre làng” đã đứng vững gần 20 năm nay. Chuyên mục “Sau luỹ tre làng” với những câu chuyện ngắn phản ánh những lề thói, hủ tục, những thói hư tật xấu, nhưng được kể lại bằng ngôn ngữ báo chí có tính hài hước, châm biếm nên thu hút được số đông bạn trẻ và cả nhiều bạn đọc ở lứa tuổi, tầng lớp khác nhau đều thích đọc.

Trang này còn có cả mục “Viết ngắn” là những tâm sự của thanh niên về cuộc sống, gia đình, xã hội chung quanh mình…

Phẩm chất, đạo đức, nhân cách của con người thể hiện ở cung cách cư xử của người ấy đối với mọi người. Từ lòng yêu kính bố mẹ, thầy cô cho đến thái độ sống với những sự việc diễn ra quanh mình đều cho thấy họ có phải là người “có giáo dục” hay không? có “văn minh” hay không? có phải là những thanh niên sống có hiểu biết hay không? Muốn vậy, họ phải biết chính mình có những thói xấu nào phải bỏ, ưu điểm nào để tiếp tục phát huy. Thanh niên ngày nay, như phần trên đã nói, vẫn còn có nhiều thói hư tật xấu cần phải sửa đổi. Những thói hư tật xấu ấy thể hiện trong học hành, công việc và cả tình yêu. Những bài viết ở chuyên mục “Dành cho bạn gái” rất thích hợp với lứa tuổi thanh niên. Ví dụ như bài “Lời nói gói duyên” viết về những câu nói làm sao cho phù hợp với đối tượng mình làm quen. Sự duyên dáng thể hiện không chỉ ở cử chỉ mà còn là những lời nói dịu dàng nhưng lịch sự, đôi khi chỉ là một câu hỏi đường, như nếu biết nói sẽ tạo cho người được hỏi sự cảm mến dễ chịu về mình “Xin hỏi, đến bưu điện phải đi như thế nào?”, nếu gặp người tốt, chắc chắn họ sẽ nhiệt tình chỉ dẫn cho bạn, hoặc thậm chí có thể đưa bạn đi” (Lời nói gói duyên – báo Tiền Phong số ra ngày 16/11/2004, tr.7).

“Thế giới @” là chuyên mục rất thú vị với rất nhiều bài viết về lối sống của thanh niên ngày nay. Mục này hết đăng tải các bài viết đều là phê phán như bài “Cậu ấm, cô chiêu” miêu tả những cậu ấm cô chiêu lắm tiền nhiều của vung tiền để mua điểm thì nhiều, học hành chỉ lên lớp 3 lần một… năm. Hay cả thói „khinh tiền” trong khi chính người thân cha mẹ đang phải cày bừa kiếm từng đồng cho mình ăn học, thậm chí chính bản thân mình cũng kiếm đồng tiền bã mồ hôi, nhưng không biết quý trọng mà còn ra vẻ như „tiền có là gì đâu”... Những câu chuyện ăn chơi của các thanh niên có những nhận thức không bình thường, hay nói cách khác, bị dị dạng nhân cách khi coi chuyện

cặp bồ một lúc vài ba cô là chuyện “chứng tỏ mình‟ như bài “Sở khanh đời mới” đăng trên Tiền Phong số ra ngày 22/11/2004, trang 7, bài có đoạn: “Dân chơi thứ thiệt bây giờ đã tạm gác kiểu chơi sang xe máy, đồ hiệu, điện thoại di động đắt tiền… sang một bên. Ngày trước (gọi là ngày trước cho có vẽ xa xôi chứ mới chỉ cách đây “vài niên”) thì chỉ cần vè vè trên con @, SH, là đã đủ để thiên hạ nể phục rồi. Xe đẹp á?! Nhà mới bán đất là cùng chứ gì, loại ấy bị xếp vào diện đua đòi vớ vẩn, chẳng tài cán gì. Được “nể” nhất vẫn là có nhiều em xinh đẹp cặp kè, càng lắm em càng thể hiện được đẳng cấp của mình!”. Tuy nhiên, tác giả bài viết - Kỳ Sơn – cũng đưa ra một cái kết với lời cảnh báo “Thật ra kiểu con trai yêu để cho oai, yêu cốt lấy „thành tích” bây giờ đầy ra. Nhưng nói đó là một kiểu chơi ngông thì sẽ có lúc gieo gió ắt gặt bão. Bởi tình yêu không phải là trò đùa”.

Tất cả các chuyên mục trên đều là những tâm sự của thanh niên, những câu chuyện về thanh niên xung quanh các chuyện làm đẹp, lối sống, cung cách ứng xử của một thanh niên sống trong xã hội văn minh để tiến tới một nền công nghiệp tri thức thế kỷ 21.

Giáo dục lối sống cho thanh niên ngày nay là nhiệm vụ chung của Đoàn thanh niên, trong đó, ngoài báo Tiền Phong, còn có những tờ báo khác cũng luôn lấy đó làm một trong những mục tiêu chính của tờ báo. Trên trang báo Thanh niên thuộc Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, ta thấy hàng ngày đều có những tin đăng tải kín các trang chuyện bạn trẻ, dành cho bạn gái, văn hóa văn nghệ… hay nổi tiếng ở trang báo có lời giải đáp của anh “Bồ câu”. Đó là những trang viết nhằm đưa đến bạn đọc trẻ tuổi những câu chuyện, những sự kiện, sự việc xảy ra hàng ngày thực tế và câu chuyện nào cũng là một bài học hay. Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh (Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh là cơ quan chủ quản) cũng dành hẳn hai trang “Sinh viên- học sinh” để đăng tải những bài viết có tính giáo dục nhân cách sâu sắc. Có rất nhiều

chuyên mục được bạn đọc yêu thích trên hai trang báo này như: “Đi cùng ước mơ”, “Tản mạn cuối tuần‟, “Trên từng cây số‟, “Ký sự đường xa”. Đặc biệt những loạt bài dài kỳ đăng tải rất nhiều những tư liệu, hồ sơ cũng như phóng sự, ký sự về nhân vật, hay đi sâu vào một hiện tượng trong đời sống… đăng tải trên hai trang này thu hút được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc. Một trong những thành công đem đến uy tín lớn cho báo Tuổi trẻ sau báo Tiền Phong, đó là loạt bài đăng tải toàn bộ “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” để rồi sau đó, cả ba tờ báo đi đầu của thanh niên, của cả nước là Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ đều đã làm được một việc rất lớn: Quyên góp xây dựng bệnh viện Đặng Thuỳ Trâm ngay tại quê hương của chị.

Điều đó cũng cho thấy sức mạnh của sự tuyên truyền, sức mạnh của to lớn của báo chí khi đã chuyển tải được đến với công chúng những mục đích sống tốt đẹp, sống có ý nghĩa.

Một trong những diễn đàn trên báo Tiền Phong năm 2003 được nhiều sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo bạn đọc, đó là diễn đàn “Sống đẹp”.

Thực ra báo Tiền Phong đã từng mở diễn đàn sống đẹp của thanh niên từ những thập niên ‟70.

“Sống đẹp” chính là một trong những lý tưởng sống của người thanh niên, “Sống đẹp” là mục đích sống của tuổi trẻ. Sống đẹp là sống có ý nghĩa, sống có ích cho xã hội. Tham gia diễn đàn, rất nhiều bạn trẻ bày tỏ thái độ sống với những gì đang diễn ra chung quanh, một bạn sinh viên trường kinh tế viết; “Tôi là nhà kinh doanh trong tương lai. Nhưng dù bạn là ai thì bạn cũng phải có trái tim vì mọi người. Biết đồng cảm, chia sẻ với nỗi đau của người khác, với những người còn đói nghèo, bệnh tật… cũng là cách thể hiện sâu sắc lý tưởng của mình”. Cũng có những bạn tự rút ra cho mình một cách nghĩ về sống đẹp - sống có lý tưởng như: “Lý tưởng phải được nuôi dưỡng

qua từng ngày. Trước hết là vượt qua những cám dỗ đen tối, vượt qua chính mình để phấn đấu, rèn luyện, sống có ích cho gia đình, xã hội”.

Diễn đàn “Sống đẹp” kéo dài một năm, nhận được hơn 1.000 bài viết của bạn đọc gửi đến, trong đó có đến 70% là sinh viên, học sinh, cán bộ công nhân viên các cơ quan xí nghiệp. Đặc biệt là thanh niên vùng nông thôn, trong các làng bản xa xôi cũng tham dự chiếm gần 15%. Điều này chứng tỏ sức cuốn hút của diễn đàn và chủ đề của diễn đàn thực sự đáp ứng được đúng nhu cầu của bạn đọc thanh niên. Đã từ lâu, việc xác định lý tưởng cho chính mình là một trong những kim chỉ nam của cuộc đời mỗi thanh niên. Bước ra khỏi trường phổ thông, ở tuổi 18, tuổi của xác nhận mình đã thực sự trở thành một công dân có những quyền quyết định với chính cuộc đời mình mà không còn phụ thuộc vào sự bảo trợ của gia đình và xã hội, người thanh niên dễ sa vào hụt hẫng vì chưa thực sự được chuẩn bị một hành trang chắc chắn cho cuộc đời mình mà quan trọng nhất chính là lý tưởng sống, mục đích cao đẹp của cuộc sống phía trước. Thậm chí họ còn hoang mang và đầy lo lắng, mặc cảm với bản thân. Chỉ trừ một số rất ít những thanh niên may mắn đã được rèn luyện và ý thức từ nhỏ nhờ vào gia đình có truyền thống tốt là cảm thấy tự tin khi bước vào đời, còn lại, phần đông vẫn còn rất nhiều thanh niên trên đường tìm kiếm chính mình, nếu không có lý tưởng, rất dễ bị sa ngã, thậm chí bị chôn vùi cả tuổi trẻ cho những thú vui tầm thường.

Vậy nên, chưa bao giờ, báo chí của Đoàn thanh niên lại đóng vai trò quan trọng hơn thế. Người làm báo Đoàn cũng phải thấy rõ trách nhiệm và luôn nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ của mình, để góp phần định hướng cho thanh niên khi bước vào cuộc sống bằng một bản lĩnh vững vàng.

2.2.3 Nâng cao đời sống văn nghệ tinh thần, giúp định hƣớng nhận thức về cái đẹp, sự hoàn thiện nhân cách sống.

Hoạt động văn nghệ giúp cho loài người hình thành tư duy, sinh ra cảm xúc thẩm mỹ, thúc đẩy sự phát triển của nền văn hóa nghệ thuật. Nguồn gốc của văn nghệ không tách khỏi vấn đề nguồn gốc của con người.

“Đưa văn nghệ trở về với nguồn gốc lao động xã hội chính là trả văn nghệ về với cội nguồn thực của nó. Sức mạnh văn nghệ không mang ý nghĩa tự thân, thoát ly khỏi mọi ràng buộc xã hội mà luôn được tiếp sức từ đời sống và phát huy sức mạnh của nó trong cuộc đấu tranh xã hội” (Hà Minh Đức Tuyển tập, tập 1, Sđd, tr.49).

Đường lối văn nghệ của Đảng nhiều lần khẳng định: Văn nghệ là sự nghiệp của nhân dân. Tư tưởng chủ đạo đó bao quát trong nội dung sáng tác cũng như phương hướng tổ chức và hoạt động của văn nghệ, trước hết là ở mục đích phục vụ của nó. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: mục đích của văn nghệ là phục vụ nhân dân. Nhân dân là đối tượng phục vụ của các hoạt động văn hoá, văn nghệ.

Văn nghệ ngày nay cũng được hiểu là Văn hóa nghệ thuật – là từ ghép lại từ hai từ “văn hóa” và “nghệ thuật”. Văn nghệ là bao trùm tất cả các lĩnh vực mang tính đời sống văn hóa tinh thần. Ngoài ra một số tờ báo khác cũng vẫn còn dùng cụm từ “văn học - nghệ thuật” để chỉ ra tinh thần văn học mạnh hơn trong tờ báo mang tính chuyên ngành của họ. Tuy nhiên cần phải nói có một số tờ báo không để cụm văn hóa nghệ thuật hay văn hóa văn nghệ, mà họ chỉ để tên chuyên mục là “Văn hóa” cũng bao gồm là văn hoá nghệ thuật (như tờ Lao Động của Liên đoàn Lao động Việt Nam). Hiện nay chưa ai đặt vấn đề sử dụng cụm từ nào là đúng nhất. Quan trọng là mỗi tờ báo có tiêu chí về việc tuyên truyền và định hướng riêng và phù hợp với đặc thù của chính nó.

2.2.4 Ngăn chặn tệ nạn xã hội, giúp thanh niên đi theo con đƣờng đúng đắn của những giá trị văn hóa đích thực.

Chưa bao giờ đất nước phát triển như hôm nay, nhưng cũng chưa giai đoạn nào những tệ nạn xã hội lại ngày càng nhiều như hôm nay. Đó chính là mặt trái của sự phát triển, hội nhập ào ạt không chọn lọc khi bước vào nền kinh tế thị trường.

Ngay cả báo chí cũng không thoát khỏi quy luật này. Không phải tờ báo nào cũng được định hướng thông tin một cách triệt để giúp ngăn chặn, đẩy lùi văn hóa độc hại. Thậm chí có những tờ báo vô tình cho đăng tải những bài viết, bức ảnh có tính giới thiệu, cổ xuý… kích thích sự tò mò tính dục của một lớp thanh niên đang tự hoàn thiện nhân cách của mình .

Và báo chí Đoàn thanh niên chính là kênh thông tin thường xuyên nhất, cập nhật nhất để giúp cho thanh niên được giải đáp những thắc mắc đời sống của mình. Từ chuyện nhỏ nhất như tâm sinh lý , hay chuyện lớn nhất là lý tưởng sống, báo chí vẫn là một ngừơi bạn thật sự để giúp họ tâm tình, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, sự lo lắng, hay cả là nhà tư vấn tuyệt vời cho hạnh phúc lứa đôi của các bạn trẻ mới lập gia đình

Tất cả những nội dung cần thiết chuyển tải này đều giúp cho thanh niên nhận thức được cái xấu, cái tốt, cái hay, cái dở trong cuộc sống. Trên trang “Khoa học – giáo dục” và trang “Tuổi trẻ - Tình yêu - Cuộc sống” của báo Tiền Phong thường xuyên đăng tải những bài viết về tâm tư, nguyện vọng, và cả những điều “khó nói”, giúp cho người thanh niên tự tin hơn với chính bản thân khi được cập nhật đầy đủ thông tin về những vấn đề mà trong cuộc sống họ mắc phải. Mới đây nhất “diễn đàn tuổi teen” trên trang „Thế giới trẻ‟ và diễn đàn “Người Việt – Phẩm chất và thói hư tật xấu” trên trang VHVN đã là hai chuyên mục được bạn đọc tham gia nhiều nhất. Một nửa các bài viết là của các cộng tác viên và cả bạn đọc Tiền Phong khắp nơi trên đất nước gửi về.

“Diễn đàn tuổi teen” là những bài viết về suy nghĩ, tâm trạng và cả những câu chuyện “cuộc đời” của những thanh niên đang trưởng thành ở độ tuổi từ 18 đến 25. Có những câu chuyện vui, và nhiều những câu chuyện buồn được viết ra chân thực, nhưng hầu hết là những câu chuyện đem lại cho người đọc có thêm bài học sống quí giá. Đây là một bài viết của diễn đàn, trích đoạn: “Đọc bài “Vì sao tôi sợ phụ nữ?”, tôi không ngờ sự việc đối với bạn trai ấy lại đi quá xa như thế. Tôi rất thông cảm với bạn khi bạn sống trong gia đình có mẹ và chị hay “nhiếc móc thậm tệ, đánh chửi, quy kết đủ tội…” và tôi cũng sống với người mẹ như vậy. Bố tôi thường hay đi công tác xa. Hai mươi năm qua tôi sống với mẹ. Hồi năm cấp 1, cấp 2 mẹ tôi đi học thêm nên thường vắng nhà vào buổi tối, vì vậy tôi phải luôn ở nhà một mình. Điều đó khiến tôi cảm thấy luôn cô độc. Căn nhà yên tĩnh càng trở nên đáng sợ, trống vắng khi mẹ tôi không cho tôi ra ngoài chơi với trẻ con nhà hàng xóm…” (Tiền Phong 2006). Những lời tâm sự chân thành này để thổ lộ nỗi lòng, cũng để chia sẻ với nhiều số phận giống và khác nhau đang diễn ra khắp nơi. Báo Tiền Phong mở diễn đàn luôn gắn liền với sự thiết thực của đời sống, đó là một điểm mạnh của báo.

Diễn đàn “Người Việt: Phẩm chất, thói hư và tật xấu” lại là một diễn đàn khác trên trang VHVN nổi bật trong những tháng gần đây (2006). Diễn đàn không chỉ thu hút thanh niên mà còn rất nhiều tầng lớp khác đều tham gia, đặc biệt có sự đóng góp bài vở của các giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng trong nước. Diễn đàn đã đem lại một không khí sôi động cho tờ báo vào mỗi buổi sáng ở quán nước hay công sở, mọi người đều mở đầu câu chuyện bằng câu hỏi “Hôm nay diễn đàn viết gì đó?”. Diễn đàn còn đem lại những bài học rất bổ ích cho thanh nhiên, nhất là những sinh viên - học sinh đang trong quá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề thông tin và định hướng trên trang văn hoá văn nghệ của báo đoàn thanh niên (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)