Trang VHVN trên báo Tiền Phong 1999 – 2004

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề thông tin và định hướng trên trang văn hoá văn nghệ của báo đoàn thanh niên (Trang 102 - 117)

TRANG VĂN HÓA VĂN NGHỆ BÁO TIỀN PHONG 1999 – 2004

2.1 Trang văn hóa văn nghệ báo Tiền Phong năm 1999

Quí 1 năm 1999, trang VHVN báo Tiền Phong hàng ngày có 17 chuyên mục được xuất hiện thường xuyên trên báo (xem bảng 2.a). Tuy nhiên mỗi một số báo có khoảng từ 5 đến 7 chuyên mục với khoảng 10 bài viết được đăng tải. Các số báo trong tuần khác nhau ở các chuyên mục có tính cố định nhất chỉ có hai chuyên mục thường xuyên được cập nhật thông tin ở năm này là Nhân vật nghệ sĩ (54 bài, trung bình một tuần có từ 5 đến 6 bài) và Điện ảnh (31 bài).

Con số thống kê này còn mang ý nghĩa phản ánh được tình hình văn hóa nghệ thuật của đất nước trong năm đó sôi động ở lĩnh vực nào hoặc yên ắng, không phát triển ở lĩnh vực nào. Kết quả thống kê tại bảng 2.a (của quí 1 năm 1999) cho thấy, chuyên mục có bài nhiều nhất, ngoài Nhân vật nghệ sĩ, và Điện ảnh, còn có Văn hóa, lễ hội (28 bài). Ngoài ra, chuyên mục được thường xuyên duy trì nhất ở trang VHVN là Thơ, Truyện ngắn và Câu lạc bộ Tiền Phong.

Bảng2.a:

Thống kê số bài viết ở các chuyên mục VHVN trên báo Tiền Phong ngày ra trong quý 1 năm 1999.

Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tổng cộng

Lĩnh vực Số bài đăng

Âm nhạc 11 07 09 27

Truyện ngắn 10 08 09 27 Thơ 08 05 09 22 Văn hóa 07 12 09 28 CLB Tiền Phong 10 06 11 27 Hội hoạ 02 04 05 11 Nhiếp ảnh 03 00 02 05 Nhân vật nghệ sĩ 27 16 11 54 Lăng kính văn nghệ 03 01 03 07 Chuyện làng Văn nghệ 03 00 00 03 Hộp thư văn nghệ 05 00 03 08 Thời trang 01 02 01 04 Chuyện nhỏ mà không nhỏ 01 00 02 03 VHVN nước ngoài 03 07 07 17 Tin VHVN 0 0 04 04 Sân khấu 0 0 03 03

2.2 Trang văn hóa văn nghệ báo Tiền Phong năm 2000

Các chuyên mục không có gì thay đổi, chỉ thêm khoảng 5 đến 8 chuyên mục mới. Đặc biệt là có thêm Tin Văn hóa văn nghệ, và cuộc thi Tác phẩm Tuổi xanh đã kết thúc, tổng kết cuộc thi, ban tổ chức đã nhận được 3600 bài thơ và gần 5000 truyện ngắn. Đến tháng 5 năm 1999, báo phát động cuộc thi sáng tác văn học “Tầm nhìn thế kỷ” với mục đích “Giáo dục lý tưởng đạo đức và thẩm mỹ, nâng cao đời sống văn học của tuổi trẻ, động viên tuổi trẻ bước vào thế kỷ 21 với đầy đủ hành trang, đặc biệt là văn hóa”. Cuộc thi đưa ra nội dung chính là phản ánh mọi mặt đời sống tuổi trẻ Việt Nam trên tất cả mọi lĩnh vực. Cuộc thi kéo dài đến ngày 31 tháng 12 năm 2000.

Chuyên mục mới “Đối thoại nhanh” xuất hiện từ Tiền Phong số 7 ra ngày 15 tháng 1 năm 2000 với bài phỏng vấn nhạc sĩ An Thuyên, dài khoảng 500 chữ có 1 ảnh kèm. Nội dung chủ yếu xoay quanh vấn đề âm nhạc đang rất thời sự, không đi lan man chuyện đời tư, chuyện học thuật… Sau này, chuyên mục “Đối thoại nhanh” xuất hiện rất thường xuyên trên báo. “Đối thoại nhanh” dễ đọc, dễ hiểu và người xem cảm thấy thú vị khi nắm bắt được vấn đề một cách nhanh chóng từ cái nhìn của những nghệ sĩ tên tuổi đáng tin cậy khi nói về vấn đề ấy. Đến nay chuyên mục này không còn nhưng người ta thấy ở báo Thanh Niên cũng xuất hiện chuyên mục “Phỏng vấn ngắn” trong trang 24 giờ giống như dạng này.

Cũng trong Tiền Phong số 7 này, một chuyên mục hết sức thú vị và mới lạ xuất hiện trên báo Tiền Phong, là “Nhà thơ Thanh Thảo trả lời”. Đây là chuyên mục được báo Tiền Phong duy trì khá lâu, kéo dài đến năm 2003 và được rất nhiều bạn đọc quan tâm.

Chuyên mục “Theo dòng văn nghệ” xuất hiện từ Tiền Phong số 24 ra ngày 24 tháng 2 năm 2000, bình luận một số chương trình, sự kiện văn hóa nghệ thuật trong tuần. Mỗi sự kiện bình khoản 100 chữ, mỗi chuyên mục có khoảnng từ 3 đến 5 sự kiện được bình.

Đề tài văn hóa dân tộc thi thoảng được viết dưới dạng bài phóng sự, ký sự. Tiền Phong số 25 ra ngày 26 tháng 2 năm 2000 có bài “Rước lợn - một lễ hội độc đáo” đề cập đến lễ hội dân gian ở xã La Phù – Hà Tây rất thú vị và mang nhiều thông tin khiến cho người đọc cảm giác như đang được khám phá những nét độc đáo của bản sắc văn hóa Việt.

Xem thêm kết quả khảo sát trong quí 1 năm 2000 (bảng 2.b).

Bảng 2.b

(chưa tính Tiền Phong Chủ nhật) Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tổng cộng Lĩnh vực Số bài đăng Âm nhạc 08 09 06 23 Điện ảnh 07 03 10 20 Văn học 04 03 08 15 Truyện ngắn 08 06 06 20 Thơ ca 08 05 07 20 Sân khấu 03 00 05 08 Hội hoạ 01 02 01 04 Nhiếp ảnh 02 00 00 02 Văn hóa 08 02 05 15 Nhân vật nghệ sĩ 12 05 08 25 VHVN nước ngoài 09 10 04 23 Hộp thư VN 04 03 05 12 Chuyện làng VN 03 03 00 06 Chuyện nhỏ mà không nhỏ 04 02 03 09 CLB Tiền Phong 12 09 10 31 Chương trình giải trí TV 07 03 10 20

Cười hay mếu 04 02 04 10

Lăng kính VN 01 01 04 06

Tin VHVN 03 03 09 15

Tuần thư VN 03 03 03 09

Đối thoại nhanh 01 01 03 05

Nhà thơ Thanh Thảo trả lời 02 02 04 08

Ý kiến bạn đọc 00 00 01 01

2.3 Trang văn hóa văn nghệ báo Tiền Phong năm 2001

Có 18 chuyên mục trên trang VHVN trong năm này. Các chuyên mục thay đổi nhiều. Các chuyên mục: Tuần thư Văn nghệ, CLB Tiền Phong, Cười hay mếu, nhà thơ Thanh Thảo trả lời không xuất hiện thường xuyên nữa. Thay vào đó là các chuyên mục mới như Chân dung văn học, Xem – nghe – đọc, Đời sống văn nghệ… với những bài viết ngắn gọn, súc tích, nhiều thông tin thú vị.

Tuy nhiên năm 2001 là năm tương đối sôi động của các hoạt động trên lĩnh vực văn học. Có đến 25 bài phản ánh về tình hình văn học trong quý 1 năm 2001. Có hai chuyên mục mới là Chuyện kháng chiếnThông tin hai chiều. Mỗi chuyên mục chỉ xuất hiện một lần duy nhất như Chuyện kháng chiến xuất hiện trên Tiền Phong số 26 và Thông tin hai chiều xuất hiện trên Tiền Phong số 49, sau đó thì không có thêm bài nào nữa. Có lẽ do không duy trì được bài viết cho thể loại này hoặc khi mở ra không được sự hưởng ứng của bạn đọc. Đó cũng là một đặc điểm trên trang văn hóa văn nghệ của Tiền Phong nói riêng và các báo khác nói chung.

Ngoài ra mục tin tức VHVN (37/40 số báo trong 3 tháng) chứng tỏ báo Tiền Phong cũng đã chú trọng phần tin tức cho độc giả thay vì trước nay chủ yếu là viết bài. Một trong những sai lầm của báo ra hàng ngày là thiếu tin cho bạn đọc. Tiến đến một tờ báo đáp ứng được nhu cầu thông tin cập nhật cho bạn đọc, báo ra hàng ngày phải duy trì mục tin tức trên tất cả các lĩnh vực chứ không riêng gì trang tin tức riêng. Các trang khác như kinh tế phải có tin kinh tế, giáo dục phải có tin giáo dục, quốc tế phải có tin quốc tế, thể thao cũng phải có tin thể thao trong nước và thế giới… Trang VHVN luôn phải có cột tin có từ 3 đến 5 tin phản ánh sự kiện tức sẽ diễn ra vào ngày hôm sau hoặc

trong tuần để bạn đọc tiện theo dõi và tham dự nếu đó là những chương trình văn hoá văn nghệ phù hợp với nhu cầu của họ. Ngoài ra, phần tin tức VHVN cũng là nơi cho các tổ chức văn hóa biết những hoạt động hoặc các văn bản mới của Bộ Văn Hoá Thông Tin (VHTT), Sở VHTT các Tỉnh, thành trong các nước. Đặc biệt là ở các Trung tâm văn hóa tỉnh thành, quận huyện, đoàn thể cũng có thể quan sát và học hỏi được các chương trình văn hóa, lễ hỗi thông qua tuyên truyền báo chí.

Xem thêm kết quả khảo sát trong quí 1 năm 2001 (bảng 2.b).

Bảng2.c

Thống kê số bài viết ở các chuyên mục quý I năm 2001 (Chưa tính Tiền Phong Chủ nhật)

Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tổng cộng Lĩnh vực Sồ báo đăng Âm nhạc 02 04 03 09 Điện ảnh 04 11 05 20 Văn học 05 11 09 25 Truyện ngắn 08 06 07 21 Thơ ca 07 08 09 24 Sân khấu 03 01 01 05 Hội hoạ 03 01 03 07 Nhiếp ảnh 00 02 02 04 Văn hóa 11 07 11 29 Nhân vật nghệ sĩ 13 08 06 27 VHVN nước ngoài 09 08 13 30 Chuyện làng VN 02 00 00 02

Chân dung văn học 00 01 04 05

Tin VHVN 11 13 13 37

Đời sống văn nghệ 03 00 00 03

Xem – nghe –đọc 02 00 02 04

Chuyện kháng chiến 00 01 00 01

2.4 Trang văn hóa văn nghệ báo Tiền Phong năm 2002

Báo Tiền Phong từ quý 2 năm 2002 (vào tháng 7) đã ra một tuần 6 kỳ báo: Thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu và chủ nhật. Như vậy có khoảng 21 đến 22 số báo ngày thường ra trong một tháng. Chúng tôi chọn quý 2 năm 2002, từ tháng 4 đến tháng 6, để làm thống kê bài viết trên trang VHVN của năm 2002 (xem bảng 2.d). Tổng cộng có 64 số báo trong 3 tháng. Trong đó có số 86 và 87 là hai số gộp phát hành cùng ngày vì lý do số đặc biệt ra ngày lễ 30 tháng 4. Trang văn hóa văn nghệ cũng có một số chuyên mục không đều đặn như nhiếp ảnh (3 bài), hội họa (4 bài) có rất ít bài. Ngoài ra thêm hai chuyên mục mới, đó là Thơ trong mắt trẻPhóng sự, ký sự chủ yếu đăng ở trang 07. Số trang không đổi, báo vẫn in 4 màu. Tuy nhiên tờ báo có vẻ mỏng mảnh hơn so với những báo khác do bộ phận quảng cáo vẫn chưa phát triển và hoạt động chưa hết công suất. Chưa hề có một chiến dịch tiếp thị quảng bá báo Tiền Phong một cách triệt để và có kế hoạch, chiến lược cụ thể có tính khả thi để đưa báo Tiền Phong đến với công chúng nhiều hơn ngoại trừ những chương trình cố định thường kỳ như Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, Siêu cúp, Việt dã… Ngoài ra, đến thời điểm này hệ thống Nhà sách Tiền Phong cũng được nhân rộng ra không chỉ ở Hà Nội mà còn có ở Hải Phòng, Cần Thơ và dự kiến sẽ có ở Đà Nẵng…

Theo như bảng 2.d (thống kê quý 2 năm 2002), trong việc phản ảnh tình hình VHVN thì những bài viết về Văn hóa vẫn chiếm tỉ lệ cao (39 số

báo) do năm này có sự kiện Festival Huế 2002 tổ chức tại Huế. Ngoài ra chuyên mục phóng sự, ghi chép, ký sự văn hóa năm này mới có nhưng đã có số lượng đăng tải rất cao: trong 38 số báo. Nổi bật là Ký sự “Những mẩu chuyện nước Mỹ” dài 7 kỳ của tác giả Dương Phương Vinh với lối viết duyên dáng và cá tính đã mô tả toàn cảnh một chuyến đi học tập và nghiên cứu văn hóa nước Mỹ của tác giả, mặc dù đề tài chỉ đơn giản là một chuyến đi với đoàn là những Hội viên hội nhà văn Việt Nam và một số nhà báo viết về văn hoá.

Ngoài ra ta cũng thấy trong bảng thống kê xuất hiện một chuyên mục mới “Phái đẹp và bóng đá” – đó là chuyên mục phục vụ World Cup 2002. Mặt khác việc có nhiều bài phóng sự chiếm lĩnh đến 2/3 trang VHVN là do sự kiện “Vụ án Năm Cam” khiến cho một loạt bài phóng sự điều tra được đăng liên tục chiếm khoảng ½ nội dung trang VHVN, có khi chiếm đến 1/3. Tin VHVN xuất hiện cách nhật, có 33 số báo đăng tin VHVN trên tổng số 64 số báo được phát hành trong quý.

Tuy nhiên vẫn còn tình trạng có chuyên mục xuất hiện chỉ có một số báo duy nhất rồi thôi như mục “Trao đổi” ở báo Tiền Phong số 111.

Bảng2.d:

Thống kê số bài viết ở các chuyên mục quý 2 năm 2002 (Chưa tính Tiền Phong Chủ nhật)

Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tổng cộng Lĩnh vực Số báo đăng Âm nhạc 09 14 02 25 Điện ảnh 07 04 06 17 Văn học 04 01 09 14 Truyện ngắn 04 05 04 13 Thơ ca 05 07 08 20

Sân khấu 07 03 04 14 Hội hoạ 00 02 02 04 Nhiếp ảnh 01 00 02 03 Văn hóa 13 19 07 39 Nhân vật nghệ sĩ 09 09 07 25 VHVN nước ngoài 04 02 14 20 Ghi chép/Phóng sự/Ký sự 20 12 06 38

Giúp vui bạn xem truyền hình 02 01 00 03

Chuyện nhỏ mà không nhỏ 05 04 04 13

CLB Tiền Phong 08 10 08 26

Cười hay mếu 06 07 06 19

Lăng kính VN 01 01 01 03

Tin VHVN 13 10 10 33

Thơ trong mắt trẻ 02 01 03 06

Trao đổi 00 00 01 01

Phái đẹp và bóng đá 00 00 08 08 2.5 Trang văn hóa văn nghệ báo Tiền Phong năm 2003

Năm 2003, báo Tiền Phong tăng 16 trang nội dung, thêm các trang như Khoa học, Y tế, Giáo dục… Trang VHVN chuyển sang trang 8 – 9 chứ không còn ở trang 7 – 8 như trước.

Có 65 số báo trong quý 2 năm 2003, trong đó có 23 chuyên mục thay đổi thường xuyên trên trang VHVN. Trung bình mỗi số báo có từ 5 đến 6 chuyên mục. Một số chuyên mục cũ không còn như Đời sống văn nghệ, xem- nghe-đọc, chân dung văn học … Thay vào đó là các chuyên mục mới như Sổ tay văn hóa, Hỉ nộ ái ố, Nhật ký nhà văn… và có cả tranh biếm họa nhưng chỉ xuất hiện một lần duy nhất trên báo Tiền Phong số 82. Có những chuyên mục xuất hiện từ rất lâu nhưng tầng suất có mặt trên trang VHVN lại rất ít như

thậm chí 3 tháng cũng chỉ có một bài. (Số liệu thống kê xem bảng 2.e). Chuyên mục mới Hỉ - nộ - ái - ố lần đầu tiên xuất hiện trên báo tháng 6 nhưng cũng chỉ có 2 số báo có xuất hiện mục này.

Theo các chuyên mục dưới bảng 2e cho thấy, năm 2003, trang văn hóa văn nghệ báo Tiền Phong chú trọng đến các đề tài phóng sự xã hội. Có bớt các chuyên mục nhỏ. Đăng nhiều bài dài, có những truyện ngắn chiếm trọn cả trang 7. Ngoài ra các chuyên mục cũng nghiêng về văn học nhiều hơn lĩnh vực khác. Một số chuyên mục mới cũng mang tính văn hóa nhiều hơn là gia tăng những bài viết sâu sắc về các lĩnh vực nghệ thuật. Đặc biệt là tình hình VHVN nước ngoài được phản ánh hơi nhiều (32 bài viết) tuy có ít hơn văn hóa trong nước (37 bài viết). Điều này chứng tỏ việc cập nhật thông tin trong và ngoài nước trên trang VHVN báo Tiền Phong vẫn chưa cân đối mặc dù có phong phú, đa dạng. Theo chúng tôi thì nên để phần tin bài VHVN nước ngoài chiếm tỉ lệ 1/4 là vừa vặn nhất.

Bảng2.e:

Thống kê số bài viết ở các chuyên mục quý 02 năm 2003 (Chưa tính Tiền Phong Chủ nhật)

Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tổng cộng Lĩnh vực Số báo đăng Âm nhạc 10 13 08 31 Điện ảnh 07 13 10 20 Văn học 03 05 02 10 Truyện ngắn 04 05 04 13 Thơ ca 04 04 04 12 Sân khấu 01 04 06 11 Hội hoạ 00 01 04 05 Nhiếp ảnh 01 01 02 04 Văn hóa 18 13 06 37 Nhân vật nghệ sĩ 06 15 09 30 VHVN nước ngoài 11 11 10 32 Phóng sự/Ghi chép/Ký 13 20 15 48 Theo dòng VN 01 01 00 02 Thơ trong mắt trẻ 02 04 05 11 Hỉ -nộ - ái- ố 02 00 00 02 Lăng kính VN 02 02 00 04 Tin VHVN 09 17 15 31 Nhật ký nhà văn 01 10 08 19 Tuần thư VN 03 05 02 10

Giúp vui bạn xem truyền hình 00 01 03 04

Biếm họa 01 00 00 01

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề thông tin và định hướng trên trang văn hoá văn nghệ của báo đoàn thanh niên (Trang 102 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)