Nhà báo phải chân thực có đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề thông tin và định hướng trên trang văn hoá văn nghệ của báo đoàn thanh niên (Trang 82)

Chương II : Tính thông tin và định hướng nội dung tác phẩm báo chí

3.3 Những đề xuất giải pháp

3.3.2. Nhà báo phải chân thực có đạo đức

“Báo chí thực hiện quyền thông tin của dân. Nhà báo phải khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật. Mọi thông tin đưa ra công luận phải phản ánh đúng bản chất sự thật khách quan trong bối cảnh xã hội của nó, tuyệt đối không được xuyên tạc hoặc cường điệu sự kiện, sự việc. Nhà báo có trách nhiệm cung cấp cho công chúng hình ảnh chân thật, đúng bản chất về quá trình của sự kiện và tình huống được thông tin, thông qua đó hướng dẫn sư luận”. (Qui ước về đạo đức báo chí Việt Nam).

Như đã nói ở trên, một trong những tiêu chuẩn của một nghệ sĩ chân chính đó là làm nghệ thuật bằng tâm hồn trong sáng, bằng những cảm xúc chân thành nhất. Nhà báo cũng vậy, sự chân thành của nhà báo trong lúc ngồi vào bàn máy để viết tin, bài đưa thông tin đến cho bạn đọc, sẽ giúp cho nhà báo tỉnh táo hơn, khách quan hơn trong việc mô tả hay tường thuật sự kiện sự việc.

3.3.3 Nhà báo phải yêu nghề

Nhà báo phải biết say mê nghề, mỗi phút mỗi giây. Phải biết kết hợp kinh nghiệm và sự sáng tạo. Phải vận dụng được tâm – trí – lực trong bài báo của mình. Như thế mới cho ra một tác phẩm báo chí VHVN hoàn chỉnh và thu hút, cũng như tạo sự tin tưởng nơi người đọc, và bài viết sẽ không chỉ cung cấp thông tin mà còn giúp nội tâm của người đọc được phong phú hơn, giàu có hơn.

3.3.4 Cải tiến liên tục về trình bày

Nói đến trang VHVN, người ta hình dung ngay đến tính văn hóa nghệ thuật (VHNT) của nó. Nói đến VHNT thì phải nói đến phong cách (style), đến sự phong phú của những lĩnh vực nghệ thuật mà nó phản ánh. Chính vì thế,

trình bày một trang VHNT không thể giống như những trang khác mà người trình bày phải có một mỹ cảm về nghệ thuật.

3.3.5 Họa sĩ thiết kế

Hiện nay tại các trường đào tạo báo chí, không có chương trình đào tạo họa sĩ thiết kế báo chuyên ngiệp, vì thế các hoạ sĩ thiết kế báo thường không được đào tạo bài bản đúng lĩnh vực mà chủ yếu xuất thân từ khoa mỹ thuật công nghiệp của các trường mỹ thuật. Cũng lý do này phần lớn các họa sĩ trình bày đều dựa vào năng khiếu và chủ yếu là kinh nghiệm để phát huy sở đoản của mình. Ngoài ra các hoạ sĩ trình bày báo cũng tham gia các lớp huấn luyện của các tổ chức nước ngoài ở các khóa học ngắn hạn. Hiện nay, việc thiết kế báo và tạp chí ở thị trường báo chí còn ở tình trạng rất lộn xộn. Ngoại trừ một số tờ tạp báo đã định hình phong cách như báo Nhân Dân, QĐND, Sài Gòn Giải Phóng, Lao Động, Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Thời báo kinh tế Sài gòn, Doanh Nhân Sài Gòn cuối tuần, Người Đẹp Việt Nam, tạp chí Đẹp… Còn lại phần lớn là vẫn phải thay đổi rất nhiều để vừa mắt và thị hiếu người đọc tương đối khó tính và có phần tinh tế hơn như hiện nay.

Họa sĩ trình bày báo, đặc biệt là họa sĩ trình bày trang VHVN cũng cần phải luôn cập nhật kiến thức VHNT để không bị lạc hậu với thời đại, nhất là khi họ trình bày trên một tác phẩm báo chí với tính đại chúng rộng lớn và tính thời sự nóng hổi. Một trong những cách tốt nhất để không ngừng thay đổi mà vẫn định hình được phong cách của tờ báo chính là phải đọc thường xuyên. Có những họa sĩ trình bày những chuyên mục như điện ảnh, âm nhạc, sân khấu rất đẹp nhưng khi thiết kế một trang thơ, truyện ngắn thì lại khô khan hay có những kiểu chữ không phù hợp hoặc đưa những ảnh minh hoạ không dính dáng gì đến nội dung của câu chuyện. Báo Tiền Phong là một trong những tờ báo có nhiều ấn phẩm nhất và một trong những ấn phẩm trình bày

truyện ngắn đẹp nhất chính là tờ Người đẹp Việt Nam. Người họa sĩ rõ ràng là có đọc truyện và thẩm thấu đến nỗi khi anh dùng màu sắc hoặc hình ảnh minh họ, có cảm tưởng như câu chuyện trở nên sinh động hơn và chỉ cần mới nhìn vào trang truyện ngắn đã muốn đọc ngay.

Hiện nay một số tờ tạp chí có tổ chức cả một nhóm họa sĩ thiết kế riêng cho từng trang mục. Có lẽ đã đến lúc tờ báo ra hàng ngày cũng nên chú trọng vấn đề họa sĩ để có những hình ảnh bắt mắt, sinh động và có bố cục trang hợp lý nhằm tạo ra thiện cảm cho người đọc.

3.3.6 Luôn cải tiến chuyên mục

Để trang VHVN mang màu sắc đa dạng và phong phú, một trong những cách tốt nhất là luôn cải tiến các chuyên mục đã có hoặc đang có. Nếu một chuyên mục được người đọc yêu thích, ta có thể lưu giữ kéo dài. Chẳng hạn như chuyên mục “Chuyện làng văn nghệ” trên báo Tiền Phong ngày hay chuyên mục “Tản mạn cuối tuần” của báo Tuổi Trẻ một thời đã là những trang viết được bạn đọc yêu thích nhất. Cũng có những chuyên mục thay đổi thường xuyên để bạn đọc khỏi nhàm chán và chú trọng lối viết ngắn gọn, súc tích. Một trang báo hiện lên với nhiều bài viết ngắn, nhiều mẩu chuyện sinh động, phong phú sẽ làm cho người đọc cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái khi đọc, không còn cảm giác chán nản khi nhìn những bài dày đặc chữ, ít xuống hàng.

Ngoài ra, người làm tòa soạn cũng như người viết luôn phải sáng tạo ra nhiều chuyên mục mới phù hợp với thời cuộc, giai đoạn lịch sử của xã hội.

Một trong những sai lầm mà nhiều tờ báo hay mắc phải đó là hay có những bài viết dài nặng nề và dùng ngôn ngữ học thuật. Nếu phóng viên hay cộng tác viên để lại từ ngữ học thuật trong bài, người biên tập nên lưu ý cắt bỏ để thay đổi bằng những từ ngữ phổ thông cho người đọc dễ hiểu, bài viết mới được tiếp nhận.

3.3.7 Tổ chức diễn đàn văn hóa văn nghệ

Diễn đàn chính là nơi giúp cho tờ báo trở thành “bạn của mọi người, mọi nhà‟. Một trong những nguyên tắc của thông tin chính là sự phản hồi. Nếu không có sự phản hồi, mục đích chuyển tải thông tin chỉ đạt một nửa. Ngoài ra sự phản hồi còn là một hình thức chống nhiễu thông tin nếu như người đọc chưa nắm bắt được bản chất của thông tin mà nhà báo chuyển tải. Sự phản hồi trên diễn đàn cũng làm cho tờ báo trở nên sống động khi có sự tham gia của nhiều bút lực khác từ các lực lượng cầm bút ngoài báo khiến cho trang báo sinh động và phong phú hơn.

Diễn đàn trên báo Đoàn cũng đem lại rất nhiều thông tin phong phú và giúp cho bạn trẻ có một “sân chơi” bổ ích, trí tuệ. Diễn đàn còn là nơi bạn trẻ có thể chia sẻ mọi tâm tư tình cảm và những cả những ước mơ hoài bão của mình. Diễn đàn trên trang văn hóa văn nghệ còn là nơi các bạn trẻ có thể đóng góp những ý kiến xây dựng hay những cảm nghĩ về tác phẩm của các nghệ sĩ, giúp cho họ có thêm những thông tin xác đáng và kịp thời sửa đổi cũng như cập nhật cho đúng với cảm nghĩ thời đại.

3.3.8 Tổ chức mạng lƣới Cộng tác viên là những khoa học, giáo dục, nghệ sĩ có uy tín trên diễn đàn văn hoá văn nghệ

Nên có chuyên mục tư vấn, tìm hiểu sâu về văn hóa văn nghệ, như kiểu chuyên mục “Nhà thơ Thanh Thảo trả lời” trên trang VHVN báo Tiền Phong những số ra từ năm 2000, 2001, việc mời một số giáo sư tiến sĩ, các chuyên gia, nhà thơ, nhà văn, đạo diễn… lần lượt đứng chuyên mục để trả lời thắc mắc của các bạn trẻ về các lĩnh vực VHVN không chỉ giúp cho họ có thêm nhiều thông tin thú vị, mà còn giúp cho mối giao lưu giữa văn nghệ sĩ và bạn trẻ ngày càng khăng khít và giúp cho bạn trẻ tự tin hơn.

3.3.9. Tổ chức trƣng cầu ý kiến độc giả thƣờng xuyên

Ngoài mời các văn nghệ sĩ có đủ tâm -đức- tài tham gia tổ chức và viết bài cho các chuyên đề, các diễn đàn. Tòa soạn nên chú ý đến việc xây dựng những ý tưởng mới đi sâu, đi sát với đời sống thanh niên bằng cách tổ chức các đợt trưng cầu ý kiến độc giả bằng phiếu cắt trên báo, hoặc gửi ý tưởng đến tờ báo như một lời góp ý cho báo ngày càng tiến bộ. Cũng có thể thành lập những chuyên mục kiểu như “Tiền Phong và bạn trẻ ”, “Câu lạc bộ bạn yêu văn nghệ”... Những ý tưởng hay sẽ có thưởng hoặc có nhuận bút xứng đáng. Đó cũng là một cách cập nhật nhu cầu của độc giả trẻ để đáp ứng một cách nhanh chóng kịp thời, nếu không chính tờ báo cũng sẽ bị lạc hậu trong việc đưa tin, cách đưa tin và làm mất đi tính thời sự tiên phong của tờ báo, nhất là những tờ báo Đoàn phục vụ cho đời sống thanh niên.

KẾT LUẬN

Có một câu chuyện thú vị về quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một tờ báo giải trí dành cho lính như thế này: Sau khi đọc báo “Bạn chiến đấu”, Người đã góp ý “Rất cảm ơn các bạn về số báo Bạn chiến đấu. Đây là một ý kiến nhỏ đề nghị với các bạn: tờ báo này dành cho những người lính lê dương, những chàng trai vui tính, dễ cáu kỉnh, dễ cảm xúc, chứ không phải là những người làm chính trị sâu sắc.

Bởi vậy, cần có những bức tranh, những bức vẽ khôi hài, những gì làm họ vui cười, những tin tức ngắn về nước Đức và nước Pháp - đặc biệt là những tin tức có liên quan đến đời sống của nhân dân (như không đủ lương thực tiếp tế, đình công, sự phiền nhiễu của các cơ quan cai trị…)

Nói tóm lại, cần làm cho họ cảm động, thoải mái, làm cho họ cười và khóc, để lôi cuốn họ về với chúng ta…

Tại một buổi bế mạc Đại hội liên hoan anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ ba, Chủ tích Hồ Chí Minh đã phát biểu bế mạc, nhắc đến báo chí tuyên truyền, người nói “Miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn những người, những việc ấy, bằng văn, bằng thơ, bằng vẽ và bằng các nghệ thuật khác…”

Quan điểm làm báo phải có tính văn hóa nghệ thuật của Bác thật rõ ràng.

Đấy là thời chiến, thời bình hiện nay thì sao? Báo chí vẫn luôn thể hiện được vai trò nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, đặc biệt là cho tầng lớp thanh niên.

Ngày nay, để đổi mới toàn diện, Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương, cải cách lớn nhằm đưa đất nước ta ngày càng phát triển. Trong đó, việc lưu giữ và phát huy tinh thần văn hóa của đất nước trở nên cấp bách và quan trọng không kém gì việc phát triển kinh tế.

Đưa ra nhiều giải pháp thực tiễn để cải tiến trang Văn hóa văn nghệ trên báo Đoàn là mục đích của Chương này. Bên cạnh đó, không chỉ nêu lên những hiệu quả nổi bật của trang báo, mà còn phải nhấn mạnh những hạn chế mà trang báo VHVN thông thường vẫn vướng mắc. Việc giảm thiểu các hạn chế trên hai trang báo VHVN không có gì là khó nếu tinh thần của tòa soạn và phóng viên đều có một chí hướng, mục đích rõ ràng. Mặt khác, người phóng viên viết VHVN nếu nắm vững được 3 yếu tố cơ bản của việc tạo ra bản sắc của trang VHVN, đó là:

- Tính chân thực - Tính thời sự hấp dẫn

thì sẽ không khó khăn gì trong viêc định hình trang báo và xử lý bài viết của mình được tốt nhất. Điều này còn đem lại những lợi ích về mặt thông tin và uy tín của thông tin cũng như chính người cầm bút.

CHƢƠNG KẾT LUẬN

Báo chí nước ta đã là món ăn tinh thần không thể thiếu được của các tầng lớp nhân dân; Thực sự đến với nhiều đối tượng trở thành người bạn thân thiết hằng ngày của họ. Đó là vì báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tiếng nói của nhân dân,…; đồng thời là bầu bạn tin cậy của các tầng lớp nhân dân, đã và đang đáp ứng quyền được cung cấp thông tin của đông đảo cán bộ, nhân dân.

Như đã nói từ đầu về ý nghĩa và mục đích của đề tài, trang Văn hoá văn nghệ trên báo Đoàn giúp cho thế hệ trẻ có một món ăn tinh thần phong phú để góp phần hình thành nhân cách, ý thức, tư tưởng, lý tưởng cho thanh niên thời đại.

Về mối quan hệ giữa cơ sở xã hội và tiến trình phát triển của văn nghệ, Mác và Ăngghen đã xác định: Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội nằm trong kiến trúc thượng tầng của xã hội, chịu sự tác động và chi phối của cơ sở kinh tế: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tình thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ; trái lại, tồn tại của xã hội quyết định ý thức của họ”.

Trong tác phẩm về Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, Trường Chinh nhận xét “Khi nào những học thuyết chính trị và những tác phẩm văn nghệ chiến đấu cho quyền lợi của giai cấp tiên phong thì thường nó lại đi trước thực trạng kinh tế”.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến năm 2004, chưa bao giờ thị trường báo chí lại sôi động đến vậy. Hàng loạt tờ báo ra đời đồng nghĩa với sự cạnh tranh vô cùng gay gắt, thậm chí là khốc liệt trên một địa bàn có khoảng

hơn 7 triệu dân. Người ta tính cứ khoảng 10 người dân thành phố thì có 3 người thường xuyên đọc báo, 6 người lúc đọc lúc không và có 1 người có thể hoàn toàn không quan tâm đến báo chí (đó có thể là trẻ em hoặc ngươi bệnh tật).

Thị trường báo chí hiện nay còn là một thị trường của những cơn đói… thông tin. Bạn đọc, cụ thể là giới phụ nữ ăn kiêng chẳng hạn, có thể nhịn ăn hai ba ngày liền, nhưng thú nhận là “không thể không đọc báo”. Đó quả là một điều thú vị và là điều mà các nhà làm báo hiện nay đều rất quan tâm.

Sự xuất hiện hàng loạt tạp chí một cách ào ạt (có những hôm bước ra quầy báo, thấy trên sạp báo có thêm ba tờ tạp chí ra ấn bản số đầu tiên) thật sự làm cho người đọc choáng ngợp. Nhưng người bán báo thì lại vô cùng hồ hởi khi giới thiệu về sản phẩm mới này, đơn giản là họ sẽ nhận được một khoản tiền hàng tháng từ tờ tạp chí mới cho việc giới thiệu ấy. Không có gì tốt và nhanh nhất cho việc quảng bá thương hiệu báo mới hơn là chính những người bán báo. Vì thế để cạnh tranh. Các tờ báo đã có chiến lược cho việc “mua chuộc” những người bán báo, các đại lý và cả người bán báo dạo cũng được trả tiền cho việc quảng bá tờ báo của họ. Mỗi tháng họ được trả từ 50.000đ đến 200.000đ tuỳ theo mức của toà soạn báo đặt ra. Cho nên, có thể những người làm báo không giàu, nhưng chính những người bán báo có thể nhận được một khoản tiền không dưới 5 triệu đồng cho khoảng vài ba chục tờ báo, tạp chí muốn nhờ họ quảng cáo. Đó cũng là một trong những nét sôi động của thị trường báo chí TP Hồ Chí Minh.

Cuộc cạnh tranh khốc liệt không chỉ ở việc quảng bá thương hiệu – măngsét báo, mà còn ở rất nhiều chiếc lược khác. Một trong những cách vi phạm đạo đức báo chí chính là cho đăng những bài báo có tính giật gân, câu khách rẻ tiền và thậm chí là dối trá. Tháng 5 năm 2006, tờ báo của giới sinh viên hoa học sinh có tên là H2T đã cho đăng một bức thư của một “fan‟

(người hâm mộ) ca sĩ M.T xúc phạm nặng nề đến ca sĩ H.Q.H. Ngay lập tức,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề thông tin và định hướng trên trang văn hoá văn nghệ của báo đoàn thanh niên (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)