Nhóm giải pháp nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 84)

Mọi hoạt đông trong xã hội muốn đạt kết quả tốt cần phải có sự thống nhất về nhận thức. Nếu không có nhận thức đúng chúng ta cũng không thể có hành động đúng. Vì vậy muốn xây dựng được những chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế trước hết cần bắt đầu từ nhận thức.

Chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải xây dựng các chuẩn mực đạo đức phù hợp với thời kỳ hội nhập hiện nay. Đạo đức là một hình

thái ý thức xã hội, do tồn tại xã hội quy định. Đạo đức truyền thống Việt Nam gắn liền với xã hội phong kiến, gắn với một nền sản xuất nhỏ tự cấp tự túc hay gắn với một thời kỳ bao cấp mà nhiệm vụ chủ yếu là đấu tranh thống nhất đất nước, thời kỳ “Cả nước cùng ra trận”. Hiện nay Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, do vậy nhiều chuẩn mực đạo đức trước đây không phù hợp với điều kiện hiện nay. Hội nhập quốc tế là hội nhập toàn diện cả kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức .v.v... Đạo đức ngoài tính dân tộc, tính giai cấp còn có tính nhân loại, do vậy chúng ta cần xây dựng những chuẩn mực đạo đức phù hợp với các nước khác trong sự giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam, với chủ trương hòa nhập, nhưng không hòa tan.

Cũng cần phải làm cho mọi người nhận thức được xây dựng những chuẩn mực đạo đức mới hiện nay là công việc của toàn xã hội, công việc của Đảng, của Nhà nước của các tổ chức quần chúng, của từng gia đình. Do vậy phải có sự hợp tác, hợp lực tạo nên sức mạnh tập thể, sức mạnh tổng thể để đạt hiệu quả cao. Đảng phải đưa ra được những quan điểm, những định hướng xây dựng những chuẩn mực đạo đức, Nhà nước phải tổ có chương trình, kế hoạch xây dựng các chuẩn mực đạo đức phù hợp với xã hội Việt Nam hiện nay và có biện pháp tổ chức, quản lý để cho những chuẩn mực đạo đức đó trở thành hiện thực trong cuộc sống. Các tổ chức đoàn thể quần chúng nhân dân tùy theo nét đặc thù, theo chức năng nhiệm vụ của mình phải đưa việc xây dựng những chuẩn mực đạo đức đó thành phong trào quần chúng, thành hoạt động cụ thể trong tổ chức mình. Gia đình phải phát huy thế mạnh mà không tổ chức xã hội nào có được trong xây dựng những chuẩn mực đạo đức đó. Việc xây dựng những chuẩn mực đạo đức mới vừa là yêu cầu của xã hội, vừa là nhu cầu của mỗi gia đình. Có xây dựng được những chuẩn mực đạo đức đó mới xây dựng được những con người đáp ứng được yêu cầu xã hội hiện nay, những con người trong gia đình mới trở thành con người xã hội, mớí xây dựng được gia đình hạnh phúc. Cần phải huy động mọi lực lượng xã hội, mọi phương tiện, mọi hình thức hoạt động từ văn học, nghệ thuật tới giáo dục và đào tạo, các phương tiện thông tin đại chúng vào hoạt động này.

Quá trình xây dựng các chuẩn mực đạo đức là một quá trình lâu dài, thường xuyên liên tục, là quá trình đấu tranh quyết liệt giữa những cái cũ và những cái mới, là quá trình tự gột rửa của mỗi người, cho nên không chỉ diễn ra cuộc đấu tranh trong xã hội mà còn diễn ra trong từng gia đình và trong từng con người. Cần phải nhận thức được tính chất khó khăn, quyết liệt đó, từ đó mà có quyết tâm, có nghị lực để vượt qua những khó khăn thách thức đó.

2.2.2. Nhóm giải pháp về công tác nghiên cứu y dựng nội dung chuẩn mực đạo đức

Để nâng cao chất lượng công tác giáo dục các chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam trong điều kiện hội quốc tế hiện nay, điều kiện thiết yếu đòi hỏi chúng ta cần giải quyết là đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu đạo đức nói chung và các chuẩn mực đạo đức mới nói riêng cho phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Chúng ta cần đưa ra những đánh giá có tính chất xác thực để xem xét những chuẩn mực đạo đức truyền thống nào của con người Việt Nam trước đây còn phù hợp với việc xây dựng chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay, còn phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế đất nước, để tuyên truyền phổ biến chúng vào cuộc sống, ngược lại những chuẩn mực đạo đức nào không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay thì cần được khắc phục và loại bỏ.

Truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường, tinh thần đoàn kết, tính cần cù chịu khó trong lao động sản xuất, lối sống tình nghĩa nhân văn của con người Việt Nam cần tiếp tục được giữ gìn và phát huy trong quá trình hội nhập quốc tế. Đối với lối sống truyền thống như: ích kỷ, tâm lý tiểu nông, lối sống khép kín, coi trọng danh vọng, tư tưởng ỷ lại…cần được loại bỏ và khắc phục. Trong điều kiện của quá trình hội nhập chúng ta cũng cần tiếp tục xây dựng và phát huy những chuẩn mực đạo đức mới như: tôn trọng pháp luật, trung thực, độc lập, tự chủ, năng động, nhạy bén, linh hoạt, quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm, giữ chữ tín trong lao động sản xuất kinh doanh…cần tiếp tục được nhân rộng và phát huy hơn nữa.

Cùng với việc nghiên cứu các chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc, chúng ta cũng cần có sự chú trọng đẩy mạnh việc nghiên cứu các yếu tố thuộc về chuẩn mực đạo đức của các nước khác, đặc biệt là chuẩn mực đạo đức của các nước phương Tây như: lối sống tự do, bình đẳng, dân chủ… Hơn thế nữa việc nghiên cứu và xây dựng những chuẩn mực đạo đức mới của con người Việt Nam hiện nay nhất thiết cần gắn với nền sản xuất đại công nghiệp, gắn với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và một xã hội hiện đại, cho nên có nhiều nội dung cần có sự học tập và tiếp thu các yếu tố của văn hóa phương Tây hiện đại như: tự do, trách nhiệm…

Công tác nghiên cứu các chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay chúng ta cần có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc thực trạng đạo đức của các tầng lớp dân cư, lứa tuổi ở mỗi vùng miền. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phù hợp để phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm làm cho những chuẩn mực đạo đức trong xã hội ngày càng đáp ứng yêu cầu của hội nhập.

Để công tác nghiên cứu xây dựng các chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam đạt kết quả, chúng ta cũng cần chú trọng đầu tư nguồn kinh phí cho công tác nghiên cứu, phân tích các chuẩn mực đạo đức mới của con người Việt Nam. Hơn nữa còn là hoạt động đầu tư thích đáng cho việc viết lại sách giáo khoa, giáo trình đạo đức cho các cấp học, ngành học ở bậc phổ thông và chuyên nghiệp.

2.2.3. Nhóm giải pháp tuyên truyền phổ biến những chuẩn mực đạo đức mới

Cần có sự đầu tư thích đáng, có trọng điểm các hoạt động giáo dục tuyên truyền các chuẩn mực đạo đức truyền thống và chuẩn mực đạo đức mới đi vào cuộc sống. Gia đình được ví như tế bào của xã hội. Một xã hội muốn phát triển bền vững thì tế bào của nó phải khỏe mạnh. Gia đình hạnh phúc tạo điều kiện cho xã hội phát triển, ngược lại khi xã hội phát triển sẽ tạo điều kiện cho xây dựng gia đình hòa thuận và hạnh phúc. Chính vì lẽ đó, trong truyền thống và hiện nay vai trò của gia đình vẫn luôn được đề cao. Tuy nhiên, trong những năm qua công tác giáo dục chuẩn mực đạo đức gia đình cũng có những hạn chế bất cập nhất định. Do vậy để có

thể nâng cao vai trò của gia đình trong việc giáo dục và xây dựng các chuẩn mực đạo đức đối với con người Việt Nam hiện nay chúng ta cần:

Giáo dục các kỹ năng ứng xử giữa các thành viên trong gia đình đã được đúc kết trong truyền thống. Đây là những kỹ năng cần thiết cho việc giáo dục và truyền thụ các chuẩn mực đạo đức mới cho mỗi thành viên trong gia đình, đó là tình nghĩa vợ chồng, là quan hệ cha mẹ với con cái, con cháu với ông bà. Thông thường trong gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống như: ông bà, bố mẹ và con cái. Vì vậy, việc tuyên truyền giáo dục các chuẩn mực đạo đức mới cần có sự thay đổi linh hoạt cho phù hợp: ông bà cha mẹ là những người lớn tuổi đã có trình độ nhận thức nhất định, việc giáo dục con cháu có thể thông qua thông tin đại chúng, qua việc nhận thức các giá trị văn hóa, còn con cháu thì cùng với sự giáo dục tại gia đình còn là cả sự giáo dục tại trường học thông qua những bài học, những câu chuyện, trò chơi mang tính chất giáo dục.

Hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến các chuẩn mực đạo đức mới tại nhà trường mặc dù có sự thay đổi linh hoạt nhưng cần phải có sự cân đối giữa các môn khoa học xã hội và môn khoa học tự nhiên để việc tuyên truyền giáo dục các chuẩn mực đạo đức đạt kết quả.

Cần cải tiến phương pháp giảng dạy, thi cử các môn học. Có thể thấy một phần nguyên nhân học sinh, sinh viên nhàm chán học môn khoa học xã hội- nhân văn là do phương pháp giảng dạy các môn như: lịch sử, văn học…thường được giảng dạy thi cử theo nguyên tắc, theo phương pháp giảng bài học sinh ghi chép…làm cho học sinh, sinh viên không có sự chủ động trong việc tự học do đó gây tâm lý chán nản tẻ nhạt. Do vậy, việc giảng dạy cần kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn để kích thích tính tích cực của sinh viên thông qua các buổi thảo luận, các trò chơi trên lớp; trong thi cử cần có cách kiểm tra suy luận phát huy tính sáng tạo của sinh viên. Muốn cho học sinh, sinh viên có sự quan tâm học tập các môn thuộc khoa học xã hội và nhân văn đòi hỏi người giảng phải gắn nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống, bám sát những sự kiện diễn ra trong nước và quốc tế. Từ những sự kiện đó bằng con mắt khoa học, người dạy phải phân tích để người học hiểu đâu là đúng sai, phải trái. Cần phải có sự hiện đại hóa những kiến thức của các ngành khoa

học xã hội và nhân văn. Khi đề cập đến những vấn đề hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa cần phải để cho người học thấy được cả những thời cơ và thách thức đối với Việt Nam, để từ đó người học có nhận thức đúng đắn tránh lạc quan quá mức hoặc bi quan tuyệt vọng. Cần làm cho người học thấy được giữa thời cơ và thách thức là đan xen nhau, khi ta vươn lên sẽ là thời cơ, nhưng nếu chúng ta chần chừ, thiếu phấn đấu quyết đoán thì đó là hạn chế.

Đối tượng giáo dục và tự giáo dục chuẩn mực đạo đức là tất cả mọi người. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm, lứa tuổi, nghề nghiệp, môi trường sống...mà có nội dung và hình thức giáo dục khác nhau cho phù hợp. Cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục chuẩn mực đạo đức cho thế hệ trẻ.

Phát huy vai trò của dư luận xã hội lành mạnh trong việc ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán cái lạc hậu, lỗi thời của chuẩn mực đạo đức trong truyền thống. Nêu cao tấm gương giáo dục đạo đức trong lịch sử và trong điều kiện sống hiện nay nhất là làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Để hoạt động giáo dục chuẩn mực đạo đức đạt được hiệu quả chúng ta cần quan tâm: đến hình thức giáo dục đạo đức phải phù hợp với lứa tuổi và trình độ của mỗi người. Mỗi lứa tuổi có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, đòi hỏi công tác giáo dục phải có phương pháp, cách thức khác nhau. Cần nhanh chóng đưa ra những chuẩn mực đạo đức phù hợp với mỗi ngành nghề, công việc, phổ biến trong toàn xã hội, cần có sự kết hợp các môi trường và sử dụng nhiều hình thức giáo dục đạo đức.

Đạo đức của con người hình thành là kết quả tổng hợp giáo dục đạo đức của gia đình, nhà trường và xã hội. Giáo dục là một nghệ thuật, là một khoa học, do vậy muốn cho giáo dục gia đình đạt hiệu quả cao, xã hội phải quan tâm trang bị những tri thức, những hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, về khoa học giới tính cho các bậc cha mẹ. Nếu như giáo dục đạo đức trong gia đình có tác dụng trực tiếp hình thành đạo đức cho mỗi con người thông qua hành động, cử chỉ, tấm gương đạo đức của cha mẹ,…thì giáo dục đạo đức trong nhà trường lại trang bị cơ sở khoa học giúp cho mỗi con người hiểu sâu hơn, có tri thức nhiều hơn về đạo đức xã hội, từ đó hình thành niềm tin, lý tưởng, tình cảm đạo đức của mỗi con người. Như vậy, nhà trường góp phần làm sâu sắc thêm những quan niệm đạo đức ở mỗi con người, tạo ra ý chí,

nghị lực cho mỗi người vượt qua mọi khó khăn phức tạp của cuộc sống. Để công tác xây dựng chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam có hiệu quả đòi hỏi cần có sự phối hợp, kết nối ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.

2.2.4. Nhóm giải pháp về công tác tổ chức, quản lý

Cần từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là yêu cầu tất yếu của quá trình phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay. Pháp luật là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển của quá trình hội nhập quốc tế, vừa là yếu tố cần thiết để hạn chế các mặt tiêu cực của hội nhập quốc tế đến các chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam. Nên pháp luật càng có vai trò quan trọng trong giữ gìn các chuẩn mực đạo đức và giúp cho sự phát triển của các chuẩn mực đạo đức đó theo chiều hướng tích cực.

Trên thực tế, hệ thống pháp luật ở nước ta vẫn còn thiếu nhiều những quy định cụ thể trong lĩnh vực quản lý kinh tế, văn hóa, giáo dục đáp ứng điều kiện hội nhập quốc tế. Hơn thế nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, việc thi hành pháp luật của các cơ quan chức năng bị buông lỏng; còn tình trạng phân biệt, đối xử, nể nang, tiêu cực. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản của sự suy thoái chuẩn mực đạo đức xã hội. Vì vây, xây dựng chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay cần quan tâm hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho người dân.

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đòi hỏi đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học pháp lý, tiếp thu, kế thừa những thành tựu chung của nhân loại, tập trung bổ sung quy định cần thiết trong lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý hoạt động văn hóa giáo dục. Nội dung của luật và các quy định về hoạt động văn hóa giáo dục cần được cụ thể hóa cho từng đối tượng cụ thể. Trong quá trình hội nhập quốc tế các nước trên thế giới đã dần hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện thực tế. Vì vậy, kế thừa tiếp thu thành tựu về pháp luật và cơ chế quản lý văn hóa của các nước trên thế giới là biện pháp cần thiết để nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách quản lý xã hội nhằm hạn chế những mặt trái của quá trình hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 84)