5 Nhóm giải pháp kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 93)

Thứ nhất, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Đạo đức nói chung và chuẩn mực đạo đức nói riêng chịu sự quy định của sự phát triển kinh tế-xã hội, cho nên muốn định hướng các chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam hiện nay thì trước tiên chúng ta phải định hướng ngay cơ sở kinh tế- xã hội sản sinh ra nó. Nếu cơ sở kinh tế chưa hoàn thiện thì những chuẩn mực đạo đức cũng không đầy đủ, không chân chính. Nếu nền kinh tế chưa tạo được cơ chế cạnh tranh lành mạnh, phát huy năng lực của con người thì sẽ hạn chế sự hình thành những giá trị, những chuẩn mực đạo đức tích cực như: tôn trọng sự tự do, bình đẳng, công bằng, dân chủ trong hoạt động kinh doanh, giữ chữ tín, tôn trọng khách hàng, tôn trọng đối tác. Khi nền kinh tế không vận hành đúng theo cơ chế thị trường, xu thế hội nhập của thời đại thì cũng khó tạo ra động lực để thôi thúc và rèn luyện chuẩn mực đạo đức, nhân cách tốt ở con người như: ý thức trách nhiệm cá nhân, ý thức kỷ luật, ý thức tôn trọng pháp luật…

Khi nền kinh tế không được định hướng, điều chỉnh theo mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa thì sự suy thoái đạo đức cũng không tránh khỏi. Chính vì vậy, việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng công

nghiệp hóa gắn liền với hội nhập quốc tế là một yếu tố tất yếu quyết định hình thành chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam.

Nền kinh tế ở nước ta hiện nay đã và đang có những tác động mạnh mẽ đối với đời sống tinh thần của toàn xã hội, đặc biệt là vấn đề chuẩn mực đạo đức. Trong điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội nền kinh tế nước ta hiện nay vẫn chưa phải là nền kinh tế thuần nhất xã hội chủ nghĩa mà là nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế vừa tác động hỗ trợ nhưng đồng thời cũng tồn tại nhiều mâu thuẫn đối nghịch cản trở nhau phát triển. Thực tế đó đã gây ra những vấn đề nhức nhối biến đổi phức tạp của chuẩn mực đạo đức con người, đòi hỏi chúng ta cần phải có những chính sách cần thiết trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa nhằm lành mạnh hóa đời sống tinh thần của xã hội và tạo cơ sở kinh tế vững chắc cho việc xây dựng chuẩn mực đạo đức. Để làm được điều đó, chúng ta cần chú trọng thực hiện những biện pháp:

Một là, Nhà nước cần có những định hướng phát triển hoàn chỉnh các loại thị trường mà nước ta còn yếu và thiếu hoặc không đồng bộ như: thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường hàng tiêu dùng, thị trường khoa học- công nghệ.

Hai là, Nhà nước cần thể chế hóa, ban hành, hoàn thiện và đồng bộ hóa hệ thống luật pháp, các sắc lệnh ban hành tạo ra hành lang pháp lý cho mọi hoạt động kinh tế- xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp có điều kiện khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường, tăng cường sự kiểm tra kiểm soát của Nhà nước với toàn bộ nền kinh tế. Tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thiết lập môi trường kinh doanh lành mạnh.

Ba là, Nhà nước cần định hướng sự phát triển tập trung vào một số lĩnh vực để phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa đảm bảo và không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân. Nhà nước cần sử dụng các công cụ vĩ mô trong điều tiết nền kinh tế như: vốn ngân sách, chính sách thuế, lãi suất tiết kiệm, hàng rào thuế quan…để định hướng với các thành phần kinh tế. Kinh tế Nhà nước phải đổi mới phát triển có hiệu quả để làm tốt vai trò chủ đạo, trở thành đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

Bốn là, Nhà nước cần hoàn thiện các chính sách xã hội, tập trung giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách chênh lệch xã hội. Kinh tế thị trường bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần phải kiên quyết đấu tranh để khắc phục tối đa những hạn chế đó, đồng thời Nhà nước cũng cần đưa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện các chính sách đảm bảo bình đẳng xã hội, lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, đấu tranh chống quan liêu tham nhũng tạo điều kiện cho vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa tạo điều kiện cho

quá trình hội nhập quốc tế. Chuẩn mực đạo đức là một trong những nhân tố cấu thành của đạo đức xã hội, nó hình thành và phát triển như thế nào đều do điều kiện kinh tế- xã hội sinh ra quy định. Chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam được hình thành phát triển gắn liền với mô hình sản xuất nhỏ tiểu nông, tự cung tự cấp, thiếu tính kỷ luật. Muốn khắc phục những điều đó đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi con người có sự hợp tác trong lao động. Sản xuất công nghiệp gắn với tốc độ làm việc khẩn trương góp phần khắc phục thói quen lề mề chậm chạp của người tiểu nông. Công nghiệp hóa đòi hỏi chất lượng sản phẩm làm theo tiêu chuẩn do vậy nó sẽ khắc phục lối làm ăn chộp giật hoặc tâm lý làm ăn “Đầu voi đuôi chuột” vốn tồn tại ở người lao động Việt Nam. Công nghiệp hóa hiện đại hóa làm thay đổi cơ cấu dân cư trong xã hội. Nông dân lao động dần chuyển sang lao động công nghiệp, dịch vụ. Lao động công nghiệp,cuộc sống đô thị sẽ xóa dần lối sống khép kín vốn tồn tại lâu dài trong con người Việt Nam trước đây. Công nghiệp hóa gắn với yêu cầu học tập nâng cao trình độ học vấn, gắn với lao động tập thể trong các nhà máy xí nghiệp, góp phần từng bước xóa đi tâm lý tự ti, lối sống vị kỷ, cục bộ địa phương của người dân trước đây.

Sản xuất công nghiệp cũng tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả lao động làm cho điều kiện vật chất và đời sống vật chất ngày càng đầy đủ và nâng cao, giúp cho cuộc sống con người ngày càng tốt hơn.

Con người có điều kiện quan tâm chăm lo cho nhau chu đáo, tính nhân văn ở con người cũng có điều kiện phát triển.

ết luận chƣơng

Qua việc phân tích thực trạng công tác xây dựng chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam trong những năm qua cho thấy công tác xây dựng chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ với sự đóng góp tích cực của các chủ thể xây dựng: vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường, đoàn thể- tổ chức quần chúng nhân dân với nhiều hình thức đa dạng phong phú, góp phần phát huy những mặt tích cực của đạo đức đối với quá trình hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc xây dựng những chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy, để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong xây dựng những chuẩn mực đạo đức phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay, cần phải có những giải pháp một cách toàn diện từ nhận thức, tới công tác quản lý, tổ chức thực hiện.

C. ẾT LUẬN

Vấn đề xây dựng chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đặc biệt chú trọng. Như chúng ta đều biết, quá trình hội nhập quốc tế có tác động nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Sự tác động đó của hội nhập quốc tế mang tính chất hai mặt. Một mặt, nó tạo điều kiện cho mỗi quốc gia có được điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật để phát triển. Mặt khác hội nhập quốc tế cũng làm cho các tệ nạn xã hội, quá trình lai căng văn hóa, lối sống thực dụng gia tăng...Thực trạng đó đặt ra đòi hỏi với mỗi quốc gia cần có những cách thức và giải pháp mang tính định hướng phù hợp để đón nhận những tác động tích cực của hội nhập quốc tế đem lại và hạn chế những mặt tác động tiêu cực của quá trình này đưa lại.

Quá trình hội nhập quốc tế đã có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế- xã hội ở nước ta hiện nay, đặc biệt là vấn đề về chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam. Trước những tác động của quá trình hội nhập chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam đang chuyển biến theo những chiều hướng khác nhau. Một mặt quá trình hội nhập quốc tế mang lại cho chúng ta điều kiện thuận lợi để tiếp cận nguồn tri thức khoa học tiên tiến để lựa chọn những chuẩn mực đạo mới lành mạnh như: lối sống kỷ luật, khẩn trương, tác phong công nghiệp, ý thức tôn trọng kỷ cương, pháp luật .v. v...Nhưng mặt khác, quá trình hội nhập quốc tế cũng làm cho việc gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng, các miền; làm cho nhiều chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc bị mai một, thay vào đó là lối sống vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân, tệ nạn xã hội.v.v... Xuất phát từ thực tế đó mà trong những năm qua công tác xây dựng chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt coi trọng và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác này chúng ta cũng còn nhiều hạn chế. Sự lãnh

đạo của Đảng trong xây dựng những chuẩn mực đạo đức mới còn chưa sát sao, chưa được quan tâm thường xuyên. Quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực này trên mọi phương diện còn nhiều hạn chế. Nhiều tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể quần chúng nhân dân cũng chưa thực sự quan tâm và chưa tìm ra những hình thức biện pháp phù hợp để xây dựng những chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay. Chính những hạn chế đó đã làm cho đạo đức xã hội nước ta trong những năm qua có sự xuống cấp.

Để nâng cao hiệu quả, khắc phục những hạn chế trong xây dựng những chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, thời gian tới chúng ta cần nâng cao nhân thức cho toàn xã hội về sự cân thiết phải xây dựng những chuẩn mực đạo đức đó, cần phải xây dựng những chuẩn mực đạo đức đó, phổ biến tuyên truyền đưa những chuẩn mực đạo đức đó vào trong xã hội và xây dựng những điều kiện cần thiết cho những chuẩn mực đạo đức đó đi vào trong cuộc sống. Những điều kiện đó là phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM HẢO

1. Trần Ngọc Anh (2002), Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình

truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Tạp chí triết học số 1.

2. Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Vai trò của văn hóa trong kinh doanh quốc tế và vấn

đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.

3. Lê Thị Tuyết Ba (2010), Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt

Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Hoàng Chí Bảo (2013), Từ lời dạy của Bác đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, Tạp chí Tuyên giáo, số1.

5. Nguyễn Trần Bạt (2006), Văn hóa và con người, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 6. Trần Danh Bích (chủ biên) (2002), Xây dựng đạo đức cán bộ quân đội đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

7. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (20011) (bổ

sung, phát triển năm 2011), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Vũ Trọng Dung- Bùi Ngọc Sơn (2001), Quan niệm thiện ác trong lịch sử và

trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, Tạp chí triết học, số 2.

9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam 2011, Báo cáo tổng kết thực hiện trương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 và chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị Trung ương 5 đại hội VIII,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới: Đại

hội VI, VII, VII, IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

14. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.

16. Giáo trình đạo đức học (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Bùi Văn Hà (2004), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng đạo đức

cách mạng của người cán bộ giai đoạn hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, số 9.

18. Nguyễn Ngọc Hà (2002), Kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, Tạp chí Triết học số 8.

19. Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2003), Về phát triển văn hóa

và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

20. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công

nghiệp hóa hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2004), Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp

hóa hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Lương Việt Hải (2002), Sự phân hóa giàu nghèo trong kinh tế thị trường và các

giá trị đạo đức nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học số 8, tháng 8.

23. Trần Hoàng Hảo (2005), Bản chất truyền thống và hiện đại trong quá trình xây

dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Luận án tiến sĩ.

24. Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thị Như Hà (2009), Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam trở thành tổ chức

thương mại thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Lê Thị Hằng (2014), Đạo đức công chức và vấn đề xây dựng đạo đức công chức

trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học

xã hội, Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Mai Hoa (2009), Quan hệ giữa phát triển văn hóa và phát triển

nhân cách con người ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Phát triển nhân lực, số 4

27. Đỗ Huy (2002), Cơ chế, chuẩn mực đạo đức xã hội và những hành vi đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 93)