Cá ước mơ, khát vọng của con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng cá trong ca dao dân tộc kinh và một số dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc (Trang 27 - 30)

Chƣơng 1 BIỂU TƢỢNG CÁ TRONG CA DAO DÂN TỘC KINH

1.4. Thống kê tần số xuất hiện và giải mã biểu tƣợng cá trong ca dao

1.4.2.1. Cá ước mơ, khát vọng của con người

Cá biểu tượng cho ước mơ, khát vọng của con người là quan niệm khá phổ biến của người Kinh được thể hiện trong ca dao. Quan niệm này được biểu hiện trên nhiều phương diện và xuất phát từ sự tương đồng giữa đời sống của loài cá với đời sống con người.

Trước hết, đó là khát vọng muốn vượt ra khỏi sự tù túng, hạn hẹp, gò bó để tìm đến nơi tự do, phóng khoáng. Bởi nhu cầu được sống tự do là nhu cầu thiết yếu và chính đáng của con người:

Bấy lâu con cá cựu ở đìa

Bao giờ con cá cựu trở về ao sâu?

[B 424] Môi trường sống tự do của con cá là ao sâu, biển rộng, khi bị nhốt trong chậu hay mắc câu nó sẽ bị tù túng. Cũng như con người, nhất là đối với người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến, bị ràng buộc bởi những tư tưởng hà khắc. Cuộc đời của họ phụ thuộc phần lớn ở sự định đoạt của cha mẹ và người đàn ông. Người con gái đến tuổi lấy chồng, không được tự do tìm hiểu và lựa chọn người mà mình yêu thương. Họ thường phải chịu cảnh ép duyên nên khát vọng lớn nhất của người con gái là mong muốn vượt ra khỏi sự tù túng để được sống hạnh phúc:

Biết thuở nào con cá nhào khỏi vực Biết thuở nào hết cực thân em.

[B 488]

Em là con gái đến thì

Như con cá rô thia ăn vực, có khi hoá rồng.

Người con gái đến tuổi tìm hiểu yêu đương luôn khao khát, mơ ước gặp được người đàn ông mà cô ấy yêu thương:

Trông anh như cá trông mưa

Ngày trông đêm tưởng chiêm bao mơ màng.

[T1808]

Tình yêu, hôn nhân hạnh phúc là cái đích mà con người luôn khao khát hướng tới:

Một mai nên vợ nên chồng Như cá gặp nước như rồng gặp mây.

[V 77]

Không chỉ có vậy, người ta còn khát vọng một tình yêu phóng khoáng, vượt ra khỏi sự tù túng, ràng buộc của giới hạn bình thường:

Lạ lùng ướm hỏi nhau chơi Một mai cá nước chim trời gặp nhau.

[H 261]

Con người không chỉ khát vọng được sống tự do, khát vọng những điều tốt lành trong tình yêu mà còn có khát vọng lập công danh:

Muốn cho hai bạn đến chơi Vũ Môn cá nước thảnh thơi đua tài.

[M 709]

Theo Tam Tân kí và Thủy kinh chú ở Trung Quốc, Vũ Môn là nơi có

sóng dữ, hàng năm vào tiết tháng ba, cá chép tập trung đến đây thi vượt qua Vũ Môn. Con nào vượt qua được thì hóa rồng. Do đó cửa Vũ thường được chỉ chốn trường thi và việc thi đỗ được gọi là vượt qua Vũ Môn. Theo Đại Nam nhất thống chí, Việt Nam cũng có Vũ Môn ở dãy núi Khai Trướng (núi Giăng

bậc. Truyền thuyết kể rằng hàng năm đến tháng tư mưa to, cá chép ngược dòng nhảy qua Vũ Môn để hóa rồng [33, tr. 313].

Cá vượt Vũ Môn hay cá chép hóa rồng lúc đầu có lẽ nó chỉ biểu tượng cho việc thi cử, thành đạt công danh, sau này nó còn có thêm những ý nghĩa khác như: biểu tượng cho những khó khăn, thử thách; biểu tượng cho sự may mắn; biểu tượng cho khát vọng con người chinh phục những đỉnh cao cuộc sống…

Bậu chê anh quân tử lỡ thì

Anh tỉ như con cá cạn chờ khi hóa rồng.

[M 125]

Bao giờ cá lí hóa long

Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa.

[B 159]

Khát vọng thành đạt để đền ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, đó là thể hiện đạo hiếu của người con. Công danh, sự nghiệp còn là điều rất quan trọng đối với người đàn ông:

Làm trai đứng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông.

(Nguyễn Công Trứ)

Con người còn mang trong mình khát vọng vượt tầm, vượt lên hoàn cảnh để làm được những điều phi thường. Mặc dù điều kiện là “chỉ thắm tơ

mành” nhưng con người tài giỏi, có ý chí vẫn câu được “cá kình biển Đông”: Ví dầu chỉ thắm tơ mành

Khéo câu thì đặng cá kình biển Đông.

[V 215]

Sống trong hoàn cảnh nghèo khổ, thân phận thấp bé, hèn mọn, con người luôn có khát vọng muốn đổi đời:

Lạ thay con cá thờn bơn Nằm trên bãi cát đợi cơn mưa rào.

[L 31]

Khát vọng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó nâng đỡ và tạo niềm tin để con người sống tốt hơn. Người Việt dù có sống trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn, thử thách nào, họ vẫn luôn mơ ước, khát khao và tin tưởng những điều tốt đẹp sẽ đến. Đó là đức tính đáng quý, một lối sống tích cực của người Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng cá trong ca dao dân tộc kinh và một số dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)