Các biện pháp nghệ thuật chủ yếu đƣợc sử dụng để biểu hiện biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng cá trong ca dao dân tộc kinh và một số dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc (Trang 38)

Chƣơng 1 BIỂU TƢỢNG CÁ TRONG CA DAO DÂN TỘC KINH

1.5. Các biện pháp nghệ thuật chủ yếu đƣợc sử dụng để biểu hiện biểu

tƣợng cá trong ca dao dân tộc Kinh

Trong ca dao, các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ được sử dụng tương đối nhuần nhuyễn với nhiều kiểu thức khác nhau, đáp ứng các cung bậc tình cảm, tâm trạng đa dạng của nhiều thế hệ nhân dân qua thể loại trữ tình này.

1.5.1. So sánh

“So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng” [79, tr.175].

* So sánh trực tiếp: So sánh loại này sử dụng từ “như” phổ biến hơn cả

Bây giờ em đã có chồng

Như chim vào lồng, như cá mắc câu.

[T 1641]

Hình ảnh người con gái có chồng được so sánh với hình ảnh“cá cắn

câu” xuất hiện nhiều lần biểu trưng cho sự tù túng, ràng buộc, bất hạnh. Tình cờ gặp được nàng đây

Như cá gặp nước, như mây gặp rồng.

Hình ảnh người con trai gặp được người yêu như ý so sánh với hình ảnh “cá gặp nước”. Hình ảnh này cũng xuất hiện nhiều lần biểu trưng cho sự bó gắn thủy chung, hay may mắn, hạnh phúc.

* So sánh gián tiếp: So sánh này không có từ so sánh

Có chà cá mới ở ao. Có em, anh mới ra vào chốn ni.

[C 1273]

Xét về mặt nội dung biểu hiện thì so sánh gián tiếp tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi hơn so sánh trực tiếp.

Thủ pháp so sánh nhằm làm nổi bật các thuộc tính của con người và trong liên tưởng với loài cá. Thế giới loài cá trở thành một cái chuẩn để cụ thể hóa, định tính, định lượng hóa những thuộc tính có phần trừu tượng, mơ hồ của thế giới con người. Như vậy, phép so sánh thế giới loài người với thế giới loài cá trong ca dao người Kinh thường được dùng để biểu đạt những nỗi niềm, tâm trạng, thân phận của con người, đặc biệt là cảnh ngộ trong tình duyên lứa đôi.

1.5.2. Ẩn dụ

“Ẩn dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối quan hệ liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng” [79, tr.179].

Trong phép ẩn dụ, ý nghĩa biểu tượng được ẩn đi để cho người đọc tự suy nghĩ, liên tưởng. Đây là biện pháp tu từ chủ yếu tạo nên biểu tượng trong ca dao:

Tiếc công anh đào ao thả cá Ba bốn năm trời người lạ tới câu.

[T 1040]

Hình ảnh ẩn dụ“đào ao thả cá” xuất hiện nhiều lần biểu trưng cho người con trai vun vén cho tình yêu.

Ai về nói với ông câu Cá ăn thì giật để lâu hết mồi.

[A 199]

Hình ảnh ẩn dụ “cá ăn thì giật” khuyên người ta đừng bỏ lỡ cơ hội.

Ngồi buồn xe chỉ uốn cần Chỉ xe chưa đặng, cá lần ra khơi.

[N 470]

Hình ảnh ẩn dụ “xe chỉ uốn cần” thể hiện việc chàng trai chinh phục cô gái và hình ảnh ẩn dụ “cá lần ra khơi” thể hiện sự mất mát, xa cách vì cô gái không đồng ý lời tỏ tình của chàng trai.

Trong phép tu từ ẩn dụ không xuất hiện chủ thể so sánh, không có từ ngữ so sánh chỉ có hoàn cảnh giao tiếp và dựa vào những yếu tố tương đồng giữa hình ảnh ẩn dụ và cái người ta có dụ ý so sánh ngầm mà người đọc nhận ra nét nghĩa biểu tượng. Đây cũng là yếu tố tạo nên nhiều sự liên tưởng thú vị với nhiều ý nghĩa biểu trưng.

1.5.3. Hoán dụ

“Hoán dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên mối quan hệ liên tưởng lôgich khách quan giữa hai đối tượng”[79, tr.191].

Cùng với phép so sánh, ẩn dụ, biểu tượng cá còn được định hình qua các phép hoán dụ tu từ:

Thà rằng ăn bát cơm rau Còn hơn cá thịt, nói nhau nặng lời.

[T 218]

Hình ảnh hoán dụ “cá thịt” là hình ảnh cụ thể thường dùng để biểu

trưng cho ý nghĩa trừu tượng đó là cuộc sống no đủ, đối lập với hình ảnh “cơm rau” chỉ món ăn tầm thường, cuộc sống nghèo khổ.

Ngó lên trên trời, một trăm ông sao Ngó xuống dưới ao, một trăm con cá Ngó vô trong nhà, mẹ góa con côi

Hương tàn bàn lạnh, khổ rồi ai ơi!

[N 355]

Hình ảnh hoán dụ “một trăm con cá” dùng con số cụ thể để chỉ sự

đông vui, đối lập với cảnh tượng “mẹ góa con côi”. Tương tự trong ca dao

dân tộc Kinh xuất hiện nhiều hình ảnh “chim đàn cá lũ”, “cá lội từng đàn”…để chỉ sự đông đúc, sinh sôi nảy nở.

Như vậy, trong ca dao, biểu tượng cá được xác định chủ yếu thông qua ba phép tu từ là so sánh, ẩn dụ, hoán dụ. Tuy nhiên có khi biểu tượng tồn tại ở một dạng thức nhất định, cũng có khi biểu tượng được dân gian sử dụng linh hoạt hơn. Đó là sự kết hợp giữa các biện pháp tu từ. Sự phong phú trong sự biểu đạt đã tạo nên nét hấp dẫn, sống động cho biểu tượng cá trong ca dao.

1.5.4. Công thức lặp

Biểu tượng cá trong ca dao không chỉ được nhìn nhận dưới góc độ tu từ học mà còn được nhìn nhận dưới góc độ folklore học. Dưới góc độ này, biểu tượng cá được xem như những công thức truyền thống. Công thức có thể là một từ, nhóm từ, dòng thơ hoặc nhóm dòng thơ. Có công thức thời gian, không gian, môtif, biểu tượng…Dấu hiệu chung của công thức là sự lặp lại, tiêu biểu, điển hình. Qua thực tế khảo sát biểu tượng cá trong ca dao người Việt, chúng tôi nhận thấy có một số từ ngữ, hình ảnh được lặp lại nhiều lần:

Từ, cụm từ, hình ảnh Số lần xuất hiện

Kén cá chọn canh 6

Cá lội mất tăm 6

Cá – lờ 7

Cá – câu 10 Cá hóa rồng 13 Cá – mồi 13 Cá sầu 17 Cá – nước 30 Cá bống 37 716

Từ một công thức biểu tượng có nhiều biến thể khác nhau. Trong từng văn cảnh cụ thể, cấu trúc ngôn ngữ của biểu tượng có thể thay đổi nhưng ý nghĩa biểu đạt thì không đổi mà được bổ sung các nét nghĩa mới làm phong phú thêm cho nghĩa cơ bản:

- Nhóm biểu tượng cá – nước có các biến thể: cá nước, cá gặp nước, cá lên khỏi nước, cá lên mặt nước, cá vui với nước, cá mong mưa, cá gặp mưa…

- Nhóm biểu tượng cá – mồi có các biến thể: cá ham mồi, cá no mồi, cá mắc mồi, cá tranh mồi, cá không ăn mồi…

- Nhóm biểu tượng cá – câu có các biến thể: cá mắc câu, cá cắn câu, cá không ăn câu…

Như vậy tuy gọi là công thức nhưng biểu tượng không bị sáo mòn mà luôn biến đổi linh hoạt đem lại cho biểu tượng sự tươi mới, đa dạng. Biểu tượng xét ở góc độ là những công thức truyền thống có thể giúp chúng ta hiểu được đặc trưng truyền thống của ca dao, hiểu được những qui luật, qui tắc thẩm mĩ trong sáng tác và tiếp nhận ca dao.

Tiểu kết chƣơng 1

Cá là nguồn sống quan trọng của người Việt, nó không chỉ được nhìn nhận như những thực thể khách quan của thế giới tự nhiên mà còn trở thành biểu tượng độc đáo trong ca dao mang nhiều ý nghĩa biểu trưng phong phú. Biểu tượng cá được bắt nguồn từ tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục, tập quán và

từ sự quan sát trực tiếp các hiện tượng thiên nhiên của người Việt. Qua khảo sát, thống kê, chúng tôi thấy cá xuất hiện với tần số cao, với các hình thức biểu hiện phong phú và có nhiều hướng nghĩa biểu trưng: Cá - biểu tượng cho ước mơ, khát vọng của con người; biểu tượng cho người phụ nữ; biểu tượng cho tình yêu, hôn nhân. Trong những hướng nghĩa tiêu biểu kể trên thì ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu, hôn nhân là có nội dung phong phú và ấn tượng hơn cả. Chính trong biểu tượng cá, chúng tôi cũng nhận thấy nét khác biệt trong văn hóa vùng giữa Nam bộ và Bắc bộ. Nam bộ với đặc trưng địa hình vùng sông nước, với sự dồi dào của sông Tiền sông Hậu làm nên một vựa cá Đồng bằng sông Cửu Long với An Giang “trên cơm dưới cá”, hay Tam Giang, cá nước chim trời khiến cho cư dân nơi đây trở thành những "du mục" lang bạt nay đây mai đó với cuộc sống chim trời, cá nước đầy hào sảng tự do và phóng khoáng nhưng cũng bấp bênh thiếu ổn định đã tạo nên những biểu tượng cá lớn như cá sấu, cá voi…độc đáo. Trong khi đó, cư dân Bắc bộ nói chung vì bám chắc vào làng, định canh định cư lâu dài lại tỏ ra khá quẩn quanh, tù đọng trong những không gian nước nhỏ hẹp kiểu "Ao thu lạnh lẽo

nước trong veo, một chiếc thuyền câu bé tẻo teo" và từ đó làm hình thành

những biểu tượng cá nho nhỏ xinh xinh như cá bống, cá chuối…Kết quả này cũng là tương đồng với một thể loại văn học dân gian khác là truyện cổ tích loài vật của dân tộc Kinh, nơi mà nhân vật chính là con vật dưới nước chiếm tỉ lệ cao nhất với các nhân vật như cóc, ếch, ba ba, rùa, thờn bơn, tôm, lươn, cá chép… - những loài chủ yếu sống ở nước ngọt, cụ thể hơn là trong ruộng đồng, mương rạch chứ không phải đại dương bao la hay rừng rậm dữ dằn, hoang dã.

Tìm hiểu, khám phá ý nghĩa biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh là việc làm có ý nghĩa, nhằm phát hiện những cái hay, cái đẹp, những dấu ấn bản sắc dân tộc ẩn chứa trong lớp ngôn từ giản dị mà súc tích.

Chƣơng 2

BIỂU TƢỢNG CÁ TRONG CA DAO

MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG NÚI PHÍA BẮC 2.1. Biểu tƣợng cá trong ca dao dân tộc Tày, Nùng

2.1.1. Vài nét khái quát về dân tộc Tày, N ng

Theo tài liệu thống kê năm 2009, dân số người Tày là: 1.626.392 người, dân số người Nùng là: 968.800 người [41, tr.718]. Trong đại gia đình Việt Nam, Tày và Nùng là hai dân tộc sống bên cạnh nhau, nói chung ngôn ngữ thuộc nhóm Tày - Thái, cùng một nguồn gốc lịch sử, có quan hệ mật thiết về kinh tế, văn hóa. Người dân Tày, Nùng sống tập trung ở các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái. Ngoài ra còn có một bộ phận nhỏ cư dân sống ở các tỉnh khác như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận.

Dân tộc Tày và Nùng có cùng nguồn gốc từ xa xưa, nhưng trong quá trình phát triển đã tách thành hai dân tộc. Ngày nay, người Tày và người Nùng vẫn sống xen kẽ với nhau nên đã và đang diễn ra quá trình tiếp xúc, giao lưu, ảnh hưởng qua lại về các lĩnh vực như: ngôn ngữ, phong tục, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật…Hiện nay, hai dân tộc Tày, Nùng cũng đang hình thành những yếu tố văn hóa chung, gọi là văn hóa Tày – Nùng.

Các hình thức tín ngưỡng tôn giáo dân tộc Tày, Nùng rất phong phú, đa dạng: thờ cúng tổ tiên; thờ các vị thần như: Phật Bà Quan Âm, Hắc Hổ Huyền Đàn, thờ Bà Mụ, Pựt Luông, Táo Quân, tổ sư thầy tào, then; thờ các vị thần của bản mường như: Thổ Công, Thành Hoàng…Nhưng trong đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là quan trọng nhất đối với đồng bào người Tày, Nùng. Nơi thờ cúng tổ tiên được đặt ở vị trí trang nghiêm nhất trong ngôi nhà.

Đồng bào Tày, Nùng có nhiều lễ hội dân gian như: Lễ hội Lồng tồng (lễ hội xuống đồng); lễ hội Nàng Hai; lễ hội chùa, đền; lễ hội Pháo Hoa, lễ hội Ná Nhèm… Các lễ hội nhằm mục đích cầu cho mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi nảy nở; con người khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn…Tham gia lễ hội, mọi người còn được vui chơi, giải trí và góp phần đoàn kết cộng đồng.

Văn học dân gian Tày, Nùng khá phong phú, bao gồm nhiều thể loại như: Truyện kể dân gian, truyện thơ, tục ngữ, câu đố, ca dao…Kho tàng truyện cổ Tày, Nùng rất phong phú. Truyện thơ cũng khá phát triển, trong đó có những truyện được văn bản hóa bằng chữ Nôm Tày. Thơ ca trữ tình dân gian Tày, Nùng bao gồm các loại dân ca như: sli, lượn, dân ca nghi lễ…Ca dao là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của thơ ca dân gian Tày, Nùng, được lưu truyền phổ biến trong đông đảo quần chúng, nhằm diễn đạt nhận thức, tâm lý, tình cảm của người dân trong quan hệ với thiên nhiên và giữa con người với nhau.

2.1.2.Thống kê tần số xuất hiện và giải mã biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Tày, N ng

2.1.2.1.Thống kê tần số xuất hiện

Qua khảo sát, thống kê, chúng tôi thấy trong ca dao dân tộc Tày, Nùng, từ ngữ chỉ cá xuất hiện với tần số cao: Cá xuất hiện 93/1368, đứng thứ 6 (chiếm 6,8%) so với các loài động vật nói chung và xuất hiện 93/135, đứng thứ nhất (chiếm 68,9%) so với các loài động vật khác sống ở dưới nước. Có thể lý giải điều đó là do trong các loài động vật sống ở dưới nước thì cá là loài có số lượng dồi dào hơn cả. Thực phẩm chủ yếu của đồng bào Tày, Nùng là thủy sản, trong đó cá cũng là thực phẩm chính. Người dân Tày, Nùng sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên trong quá trình lao động họ thường xuyên tiếp xúc, quen thuộc với hình ảnh con cá. Từ sự gắn bó, thân

thuộc hàng ngày, hình ảnh con cá đã đi vào trong ca dao một cách tự nhiên và trở thành con vật biểu tượng thể hiện tâm tư, tình cảm của đồng bào Tày, Nùng.

2.1.2.2. Giải mã ý nghĩa biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Tày, Nùng

Qua tìm hiểu bước đầu, chúng tôi nhận thấy biểu tượng cá trong ca dao Tày, Nùng biểu trưng một số hướng nghĩa cơ bản như: Cá - sự no đủ, giàu có; niềm vui, sự may mắn, hạnh phúc; tình yêu lứa, hôn nhân.

* Cá - sự no đủ, giàu có

Trong tiếng Hán, chữ “ngư” là cá với chữ “dư” là thừa thãi, có cách phát âm là “Yu” rất giống nhau, cho nên con cá được xem như biểu tượng của sự dư thừa, sung túc, giàu có. Mặt khác, cá là nguồn thức ăn cung cấp chất đạm bồi bổ cho con người nên được coi là biểu tượng của đời sống vật chất. Khi tìm hiểu ca dao dân tộc Tày, Nùng, chúng tôi cũng nhận thấy nét nghĩa này:

Thịt cá bày đủ vị đầy mâm…/Thịt cá xếp ăm ắp đầy mâm [83, tr.724]; Đào được ao to thả cá nhiều [3, tr.618]; Cơm có thịt, có cá, có chả, nấu rất ngon/ Thức ăn bày trên mâm như nhà quan dọn tiệc [83, tr.795].

Mâm cơm nhà giàu thường có nhiều thịt cá và các món ăn sang trọng khác đối lập với mâm cơm nhà nghèo chỉ có rau xanh, muối trắng và các món ăn được cho là tầm thường khác. Đến nhà ai, nhìn vào mâm cơm cũng phần nào đoán được gia cảnh nhà đó giàu sang hay nghèo hèn.

* Cá - niềm vui, sự may mắn, thuận lợi

Ở phương Đông quan niệm cá là con vật báo điềm lành. Biểu tượng cá còn được dùng để xua đuổi vận rủi vì nó là một trong những biểu tượng xuất hiện trên dấu chân Đức Phật. Một trong những thể hiện tuyệt vời nhất của Phật giáo để tạo ra nghiệp tốt là phóng sinh, và phóng sinh cá mang lại nhiều may mắn. Trong ca dao dân tộc Tày, Nùng, cá cũng được sử dụng để thể hiện niềm vui, sự may mắn, thuận lợi:

Thấy cá bến phù sa họp bạn/ Cá còn biết than vãn cùng nhau/ Còn có ngày châu đầu họp chuyện/ Mà em chỉ thấy phiền sầu thân [83, tr.72]; Cá lên lượn vẩn vơ bên suối/ Cá nó còn có bạn cùng nhau/ Thân em một tự sầu không vậy. [4, tr.424]

Hình ảnh cá họp bạn, cá lượn vẩn vơ bên suối, cá có bạn cùng nhau thể hiện niềm vui, hạnh phúc được tự do vui chơi, sum họp và chia sẻ cùng nhau,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng cá trong ca dao dân tộc kinh và một số dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)