Cá người phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng cá trong ca dao dân tộc kinh và một số dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc (Trang 30 - 33)

Chƣơng 1 BIỂU TƢỢNG CÁ TRONG CA DAO DÂN TỘC KINH

1.4. Thống kê tần số xuất hiện và giải mã biểu tƣợng cá trong ca dao

1.4.2.2. Cá người phụ nữ

Người Việt nhận thấy giữa cá và người phụ nữ có nhiều điểm tương đồng. Người phụ nữ có dáng vẻ yêu kiều, mềm mại, xinh xắn; tính nết dịu dàng, hiền lành, chịu khó; vai trò quan trọng của người phụ nữ là sinh đẻ. Người dân quan sát thấy một số loài cá thân hình bé nhỏ, có nhiều màu sắc đẹp mắt lại uốn lượn mềm mại; có đặc tính sinh đẻ nhiều nên họ đã mượn hình ảnh một số loài cá để biểu tượng cho người phụ nữ. Trong các loài cá thì đặc biệt cá bống là loài được dùng nhiều nhất để biểu tượng cho người phụ nữ. Hình ảnh cá bống xuất hiện trong ca dao người Kinh 37 lần thì 19 lần chỉ người phụ nữ. Theo tác giả Vũ Ngọc Phan: “Cá bống vốn là thứ đồ ăn ngon của nhân dân lao động nước ta, một thứ đồ ăn ngon mà họ thường được ăn, có thể cầu được ước thấy, không phải một thứ chỉ có trong ước mơ của họ. Cá bống cũng lại là một thứ mà người phụ nữ nông thôn thường thường kiếm ra và do tay họ nấu nướng; không những nó ngon lành còn xinh xẻo nữa. Vì những lí do ấy nên nhân dân lao động Việt Nam đã mượn hình ảnh con cá bống để nói về người thiếu nữ hay người thiếu phụ Việt Nam” [57, tr.57].

Trong ca dao người Kinh, những hình ảnh hoa, trăng, bến,…thường dùng để biểu tượng cho người phụ nữ. Trong thế giới loài cá, những từ ngữ chỉ cá nói chung và chỉ các loại cá cụ thể như: cá vàng, cá hồng, cá giếc, cá

chép, cá rô, cá bống, cá thờn bơn…thường được dùng biểu tượng cho người phụ nữ.

Cá biểu tượng cho người phụ nữ trong tình yêu với nhiều giá trị đẹp đẽ

“Em như cá lượn đầu bờ”, “Mình như con cá hóa long” và “Anh muốn câu

con cá gáy bốn đòn”…khiến người con trai luôn phải khao khát kiếm tìm: Mình như con cá hóa long

Chín tầng mây phủ ở trong da trời Anh đây lục trí thần thông Vạch mây đón gió bắt rồng cưỡi chơi.

[M 320]

Người phụ nữ không chỉ có vẻ đẹp bề ngoài mà trong tâm hồn họ còn toát lên một vẻ đẹp đầy nữ tính. Đó là đức tính chịu khó, đảm đang, chiều chồng thương con con, chịu phần thiệt thòi riêng mình để giữ ngọn lửa hạnh phúc trong gia đình:

Cái bống là cái bống bình Thổi cơm nấu nước một mình mồ hôi

Rạng ngày có khách đến chơi Cơm ăn rượu uống cho vui lòng chồng.

[C 68]

Trong xã hội cũ, người phụ nữ không được học hành nhưng họ luôn động viên chồng học hành thi cử, thành đạt công danh. Đằng sau sự thành công của người chồng là công lao to lớn của người vợ:

Cái Bống đi chợ Cầu Canh Mua giấy mua bút cho anh vào trường

Ngày mai anh đỗ làm quan Võng anh đi trước võng nàng đi sau.

Trong ca dao người Kinh, cá không chỉ biểu trưng cho hình thức, tính cách của người phụ nữ mà còn biểu trưng cho hoàn cảnh, số phận của họ. Những hình ảnh “cá mắc câu”, “cá mắc đăng”, “cá trong chậu”, “cá trong lờ”…biểu tượng cho người phụ nữ đã có chồng:

Bây giờ em đã có chồng Như chim vào lồng như cá mắc câu

Cá mắc câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng biết thuở nào ra.

[T 1641] Tung tăng như cá trong lờ

Trong ra không được ngoài ngờ là vui.

[T 2064]

Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ bị đối xử rất bất công, họ bị ràng buộc bởi những quan niệm rất khắt khe, phi lí “tại gia tòng phụ, xuất giá

tòng phu, phu tử tòng tử” hoặc “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”. Người

phụ nữ dù xinh đẹp, tài năng nhưng họ không có quyền quyết định cuộc đời mình mà phụ thuộc vào hoàn cảnh, cha mẹ hoặc người đàn ông. Họ thường chỉ biết than thân, trách phận khi phải sống trong cảnh mất tự do, tù túng hay hôn nhân không toại nguyện.

Cá còn biểu tượng cho người phụ nữ bất hạnh trong tình yêu vì lấy phải người chồng không xứng đôi vừa lứa:

Tiếc cho con tôm rằn nấu với ngọn rau má

Tiếc cho con cá bống thệ đem nấu với ngọn lá cỏ hôi Tiếc công ơn thầy với mẹ trau điểm phấn dồi

Em ra đi lấy chồng không đặng hai chữ cân đôi với chồng.

Cái bống cõng chồng đi chơi

Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.

[C 57]

Lời ca dao phản ánh một nghịch cảnh trớ trêu, một nỗi hờn tủi chua xót cho thân phận người con gái phải lấy phải người chồng không tương xứng hay lấy đứa trẻ con làm chồng.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, tình yêu, hôn nhân cũng có một số ít người phụ nữ may mắn, hạnh phúc:

Phận gái lấy được chồng khôn Xem bằng cá vượt Vũ Môn hóa rồng.

[B 534]

Qua việc tìm hiểu ca dao người Kinh, chúng ta nhận thấy người dân đã mượn cá biểu trưng cho người phụ nữ rất đậm nét về nhiều mặt phẩm chất, tâm hồn, thân phận của họ trong cuộc sống, tình yêu, hôn nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng cá trong ca dao dân tộc kinh và một số dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)