1.2. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị
1.2.1. Tập trung giáo dục, cải tạo và trấn áp các đối tượng phản cách mạng
Từ sau ngày miền Nam được hồn tồn giải phóng, chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng và Chính phủ, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng vũ trang, các ban, ngành phối hợp tiến hành truy quét địch, giữ gìn trị an, nhằm bảo vệ cho việc thực hiện các chính sách quản lý, cải tạo, xây dựng địa phương đã có những kết quả tốt. Chính quyền cách mạng đã có những chính sách đúng đối với những người từng tham gia trong bộ máy chính quyền, quân đội của chế độ cũ để họ yên tâm xây dựng cuộc sống mới. Chính quyền đã kêu gọi tất cả những người từng làm việc trong bộ máy quân đội và chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hịa ra trình diện và tham gia học tập chính trị để hiểu rõ đường lối, chính sách của chính quyền và đứng về phía nhân dân, chấp hành các chính sách của cách mạng. Công tác quản giáo và lưu dụng cũng được thực hiện đối với những người làm việc trong bộ máy chính quyền và các cơ quan kinh tế, văn hóa, xã hội của chế độ cũ. Mặt khác, chính quyền cách mạng cũng kiên quyết trừng trị đối với những phần tử chống đối, truy tìm những kẻ ngoan cố, lẩn trốn, không chịu tham gia học tập, cải tạo.
Để góp phần bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ sự nghiệp cách mạng, bảo vệ chính quyền, đảm bảo ANCT và sự ổn định của đất nước, Đảng, Nhà nước căn
cứ diễn biến tình hình trong và ngồi nước, đề ra các chủ trương, các giải pháp kịp thời nhằm trấn áp, vơ hiệu hóa sự phản kháng của các thế lực phản cách mạng. Một trong những biện pháp cơ bản trong thời kỳ này là chính quyền cùng với các lực lượng tiến hành mạnh mẽ trên quy mô lớn công tác đăng ký trình diện, trấn áp, tập trung giáo dục cải tạo, phân loại đối tượng và tổ chức phản cách mạng.
Ngay từ khi quân quân giải phóng tiến công vào sào huyệt cuối cùng của Mỹ - ngụy, số lượng tù hàng binh rất lớn, ngày 19-4-1975, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 218/CT-TW về “chính sách đối với tù hàng binh trong tình
hình mới”. Chỉ thị phản ánh sự khéo léo trong phân hóa hàng ngũ địch, đối sử nhân
đạo đối với những người hối cải lập công chuộc tội, song cũng nêu biện pháp quản lý chặt chẽ đối với những phần tử ác ôn, phản cách mạng. Cùng thời gian, Ban Bí thư có Chỉ thị số 219/CT-TW về “chính sách đối với ngụy quân, ngụy quyền và công tác đấu tranh chống phản cách mạng, giữ gìn trật tự, an ninh ở vùng mới giải phóng”. Chỉ thị xác định: “Để giữ gìn an ninh, trật tự một cách cơ bản, lâu dài thì
song song với việc thực hiện chính sách cần kịp thời nghiên cứu, phân loại các đối tượng trong ngụy quân, ngụy quyền, cảnh sát, tình báo, chiến tranh tâm lý, chiêu hồi, bình định và đảng phái phản động và thực hiện các biện pháp giáo dục cải tạo đối với từng loại đối tượng nhằm làm tan rã hàng ngũ kẻ địch về mặt tổ chức, chính trị và tư tưởng” [74, tr.474]. Chỉ thị cũng quy định rõ đối tượng cần tập trung giáo dục cải tạo dài hạn và mục đích cải tạo phải nhằm giáo dục cải biến tư tưởng cho chúng một cách hữu hiệu, ngăn chặn không cho các đối tượng trở lại con đường phạm tội.
Sau ngày giải phóng miền Nam, để bảo vệ thành quả cách mạng, Đảng đoàn và lãnh đạo Bộ Nội vụ tiếp tục điều động 1 vạn cán bộ Công an tăng cường cho lực lượng an ninh miền Nam. Đến tháng 5-1975, hệ thống chính quyền cách mạng các cấp đã được xây dựng trên toàn bộ vùng mới giải phóng ở miền Nam. Các thành phố lớn, chính quyền cách mạng duy trì chế độ quân quản. Ở các cấp cơ sở, chính quyền cách mạng được thành lập dưới hình thức các Ban tự quản. Lực lượng an ninh các cấp tham gia vào các Ban quân quản, Ban tự quản. Sau một thời gian thực hiện chế độ quân quản, các Ủy ban nhân dân cách mạng được thành lập thay thế các Ban quân quản theo Chỉ thị của Bộ Chính trị. Việc thành lập chính quyền cách mạng và tăng cường lực lượng an ninh các cấp ở miền Nam đã tạo điều kiện để
triển khai công tác quản lý an ninh ở vùng mới giải phóng. Theo sự phân công, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức đăng ký trình diện đối với số binh lính, sĩ quan quân đội VNCH, cảnh sát các loại từ hạ sĩ quan trở xuống và nhân viên chính quyền VNCH, các đảng phái cấp cơ sở; trong đó, lực lượng quân đội nắm binh lính, sĩ quan quân đội VNCH, cơ quan an ninh phụ trách đăng ký đối với nhân viên chính quyền VNCH, cảnh sát, tình báo đảng phái, giáo phái phản động cơ sở. Thực hiện các chỉ thị của Ban Bí thư và chủ trương của lãnh đạo Bộ Nội vụ, lực lượng an ninh phối hợp với lực lượng quân đội và các ngành tiến hành tổ chức cho các đối tượng theo quy định đi đăng ký trình diện.
Tại Thừa Thiên - Huế, cuối tháng 6-1975, đã có 91.432 đối tượng phản cách mạng ra trình diện, đăng ký khai báo. Riêng thành phố Huế có 53.495 đối tượng. Ở Quảng Nam - Đà Nẵng, lực lượng công an và quân quản tổ chức cho 172.321 đối tượng đăng ký trình diện gồm: 128.730 binh sĩ và sĩ quan quân đội VNCH, 17.574 nhân viên chính quyền VNCH, 25.000 đảng viên các đảng phái phản động. Lực lượng Công an tỉnh thu gom hơn 200m3 tài liệu và nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh địch bỏ lại [12, tr.344]. Ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, lực lượng công an phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang khác tổ chức cho các đối tượng ra trình diện đăng ký, đồng thời tiến hành thu giữ hồ sơ, tài liệu, vũ khí, phương tiện chiến tranh do địch để lại. Tại Tây Ninh, lực lượng Công an cùng các lực lượng cách mạng đã triển khai đăng ký trình diện cho 30.583 đối tượng. Ở Thuận Hải (nay là tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận), dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, lực lượng CAND tỉnh Thuận Hải đã phối hợp với quân đội và các ngành tổ chức đăng ký trình diện 50.000 binh lính, sĩ quan quân đội VNCH, nhân viên chính quyền Việt Nam Cộng hòa tan rã tại chỗ. Tại Tiền Giang, được sự lãnh đạo chặt chẽ của cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan đồn thể và quần chúng nhân dân, lực lượng Công an tổ chức đăng ký cải tạo tại chỗ 73.112 binh lính, sĩ quan quân đội VNCH, nhân viên chính quyền VNCH, phá vỡ 82 tổ chức phản động, trấn áp hơn 10.000 đối tượng có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia [12,tr.344]. Tại Sơng Bé (nay là tỉnh Bình Dương và Bình Phước), lực lượng Cơng an cùng quân đội và các ngành tổ chức đăng ký trình diện, học tập cải tạo tại chỗ cho 50.000 người làm việc cho chế độ cũ, trong đó có 500 sĩ quan và hàng nghìn đối tượng cốt cán, ác ơn gây nhiều tội ác với nhân dân đi cải tạo dài hạn. Tại Sài Gòn - Gia Định,
ngay sau khi thành phố được giải phóng, Ủy ban qn quản thơng báo trên đài phát thanh chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước và yêu cầu số binh sĩ và sĩ quan quân đội VNCH, nhân viên chính quyền VNCH, đảng viên các đảng phái phản động và các nhân viên, cơng chức chế độ cũ ra trình diện khai báo. Tại Vũng Tàu, ngay từ những ngày đầu giải phóng, lực lượng Cơng an đã phối hợp với quân đội và các ngành đã tổ chức đăng ký trình diện 7.874 binh lính và sĩ quan qn đội VNCH, nhân viên chính quyền VNCH, trong đó có 1.585 cảnh sát, 195 đối tượng trong các đảng phái phản động. Từ ngày 30-4 đến tháng 7-1975, trên tồn miền Nam, lực lượng Cơng an phối hợp cùng các lực lượng quân đội và chính quyền tổ chức cho 1.036.181/1.493.492 đối tượng phản cách mạng các loại ra trình diện đăng ký khai báo tập trung cải tạo, trong số đó tình báo, gián điệp, cảnh sát chỉ điểm chiếm gần 40% so với tổng số đối tượng ra trình diện [12, tr.345].
Việc tổ chức đăng ký trình diện các đối tượng phản cách mạng giúp chính quyền cách mạng nhanh chóng quản lý được chúng, đồng thời ổn định tư tưởng những người đã từng hợp tác với các thế lực thù địch. Qua lời khai của những đối tượng này, kết hợp với tài liệu do quần chúng nhân dân cung cấp, lực lượng Công an phát hiện thêm được nhiều tổ chức phản cách mạng, nhiều đối tượng còn ẩn nấp để đấu tranh trấn áp.
Để các lực lượng vũ trang nói chung và Cơng an nói riêng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, ngày 25-5-1976, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành Chính sách số 02/CS-76 gồm 12 điểm “Đối với tất cả những người làm việc trong quân đội, chính quyền và các tổ chức chính trị phản động của chế độ cũ” đã nêu cụ thể những điều quy định về việc khôi phục quyền công dân đối với những người không thuộc diện “ác ôn nguy hiểm” đã học tập, cải tạo tốt hoặc được hưởng chế độ quản thúc từ 6 tháng đến 1 năm đối với những người không thuộc diện “ác ơn nguy hiểm” được cơ quan, gia đình bảo lãnh. Số còn lại, trừ những trường hợp bị xử lý theo pháp luật, phải qua cải tạo tập trung.
Kết quả, một năm sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, chính quyền cách mạng được hậu thuẫn của nhân dân đã tiến hành những biện pháp kiên quyết, có hiệu quả nhằm trấn áp các đối tượng phản cách mạng và kịp thời đập tan mọi âm mưu gây bạo loạn của chúng, đảm bảo được an ninh chính trị, giữ vững mọi sinh hoạt của nhân dân ở các vùng nông thôn và thành thị. Nghị quyết
số 245/NQ-TW của Bộ Chính trị “về những công tác trước mắt ở miền Nam”
cũng nhận định: “Việc trấn áp phản cách mạng đã được tiến hành kiên quyết, liên tục, có hiệu quả, trật tự an ninh được giữ vững và ngày càng củng cố. Tình hình miền Nam hơn một năm qua có những chuyển biến tốt, chính trị và kinh tế dần dần được ổn định” [18, tr.165].
Sau khi hồn thành một bước cơng tác tổ chức đăng ký trình diện, giáo dục cải tạo các đối tượng phản cách mạng, ngày 29-9-1976, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 239/CT-TW “Về việc tăng cường công tác cải tạo sĩ quan
và binh lính trong quân ngụy cũ”. Bộ Nội vụ đã tổ chức quán triệt các văn bản, chỉ
thị của Đảng đến cán bộ, chiến sĩ được tăng cường cho an ninh miền Nam để tiến hành phân loại đối tượng. Bộ Nội vụ lập kế hoạch Z6, phối hợp với quân đội tiến hành xem xét lại một cách kỹ lưỡng toàn bộ các trại cải tạo và phân loại các đối tượng. Để phân loại có kết quả, Bộ Nội vụ thành lập đồn cơng tác gồm các cán bộ các cục nghiệp vụ và trưng dụng một số cán bộ Công an các tỉnh, thành phía Bắc; phối hợp với Quân đội và Cơng an các địa phương phía Nam có trại cải tạo, tiến hành xem xét lại toàn bộ và phân loại các đối tượng theo quy định. Các căn cứ để phân loại dựa vào cấp bậc và vị trí cũ của đối tượng trong tổ chức địch, tội ác và ý thức chống đối cách mạng của chúng trước đây. Công tác phân loại được triển khai khẩn trương, tập trung lực lượng, phương tiện và sự chỉ đạo nên chỉ trong một thời gian ngắn, công an đã phân loại xong về cơ bản số đối tượng đã trình diện và đang học tập cải tạo ở trong trại. Căn cứ vào kết quả phân loại, nên khi chiến tranh biên giới Tây Nam xảy ra, lực lượng Công an kịp thời đưa 15.000 đối tượng Z6 ra miền Bắc để giam giữ, cải tạo. Đó là những đối tượng cấp bậc và chức vụ cao, nguy hiểm trong binh sĩ quân đội và nhân viên chính quyền VNCH, đảng phái phản động, góp phần ổn định an ninh, trật tự miền Nam nói riêng và đảm bảo ANCT trong cả nước nói chung.
Việc tổ chức cho binh lính, sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng hịa, các nhân viên của chính quyền VNCH, đảng viên của đảng phái phản động, các nhân viên trong các tổ chức chính trị phản động ra đăng ký trình diện, khai báo, đồng thời phân loại đưa đi tập trung cải tạo dài hạn, ngắn hạn và học tập cải tạo tại chỗ được tiến hành kịp thời, đúng quy định đã góp phần ổn định tình hình an ninh, đồng thời thể hiện tinh thần nhân đạo của Đảng, Nhà nước, có tác dụng phân hóa hàng ngũ
địch, cô lập bọn đầu sỏ ngoan cố, đập tan luận điệu chiến tranh tâm lý của địch “sẽ có tắm máu ở miền Nam sau ngày giải phóng”, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, tạo thêm sự đồn kết nhất trí của các cấp, các ngành trong cả nước. Công tác tập trung giáo dục cải tạo những phần tử phản cách mạng và các loại tội phạm khác đã góp phần tích cực vào cơng cuộc bảo vệ sự nghiệp cách mạng của Đảng, bảo vệ thành quả của cách mạng XHCN, giữ vững ANCT trong mọi tình huống.