1.2. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị
1.2.3. Đấu tranh chống phản động
Đối với phản động trong các tôn giáo
Quán triệt nội dung Nghị quyết lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III, Nghị quyết Hội nghị Cơng an tồn quốc lần thứ 30 (12-1975), từ năm 1975 đến cuối năm 1979, các địa phương phía Bắc đã chủ động tính tốn kế hoạch trước mắt và lâu dài. Đối với các tỉnh phía Nam đã biết tranh thủ thời cơ, tập trung đánh mạnh vào các đối tượng cầm đầu cực đoan đã có q trình lộ mặt làm tay sai hoặc đang có hành động chống phá hiện hành; đẩy mạnh tấn cơng chính trị để phân hóa các đối tượng, tách dần các đối tượng phản động với quần chúng.
Bằng các biện pháp đấu tranh kiên quyết và khéo léo của lực lượng Công an, kết quả (đối với phản động lợi dụng đạo thiên chúa): cuối năm 1976 đã làm cho đối tượng phản động cực đoan ngày càng suy yếu, hàng ngũ đối tượng cầm đầu mâu thuẫn phân hóa. Năm 1977, lực lượng Công an đã ngăn chặn không cho chúng thực hiện âm mưu thống nhất giáo hội, âm mưu liên kết các tôn giáo để chống phá cách mạng. Đã trấn áp mạnh các đối tượng cực đoan chống đối và thúc đẩy tranh thủ đối tượng cầm đầu “thích nghi thời đại” hoạt động theo đường lối của Đảng, Nhà nước như: cho Khuê, Bình, Căn và tiếp sau đó là cho Quang đi hội nghị La mã, đồng thời đấu tranh với những sai phạm của chúng [10, tr.225]. Cuối năm 1978, lực lượng
Công an đã kịp thời dập tắt vụ gây rối ở Tường Sơn, Nghệ Tĩnh, vạch mặt các đối tượng phản động, phá tổ chức phản động “Mặt trận quốc gia giải phóng dân tộc” do linh mục Nguyễn Văn Vàng cầm đầu, bắt giữ 2000 tên, 37 linh mục phản động [10, tr.360]. Ở phía Nam, đối tượng phản động chống đối mạnh, lực lượng Công an đã phát động quần chúng khoanh vùng đánh địch như ở Gia Kiệm, Thống Nhất, Đồng Nai, truy quét một số tàn quân vũ trang lẩn trốn, bắt một số linh mục câu kết với phản động nhen nhóm tổ chức phản động để chống đối. Trong đấu tranh chống phản động lợi dụng thiên chúa giáo, đến cuối năm 1979, lực lượng Công an đã phát hiện trấn áp 40 vụ âm mưu lập tổ chức phản động, bắt 16 đối tượng phản động đội lốt linh mục, 51 tên tay sai phản động [10, tr.361].
Đối với phản động lợi dụng Phật giáo: trước hoạt động chống phá của các đối tượng đầu sỏ trong Viện hóa đạo Ấn quang, lực lượng Công an đã tiến hành công tác truy quét đánh mạnh, kết quả bắt được 7 tên cầm đầu và 85 tên tay sai cốt cán khác, đã ngăn chặn âm mưu gây ra các vụ tự thiêu, tuyệt thực, vạch mặt các đối tượng phản động, phát động quần chúng tạo áp lực buộc các đối tượng phải tuân theo chính quyền. Đặc biệt, lực lượng Cơng an đã ngăn chặn được các nhen nhóm phản động như: “Mặt trận quốc gia liên kết”, “Mặt trận liên tơn”, điển hình nhất phá tổ chức “Mặt trận cứu nguy dân tộc” lực lượng Công an đã bắt 413 tên và tác động 60 tên ra đầu thú, ngăn được nhiều vụ tăng ni, phật tử định tổ chức biểu tình.
Đối với các đối tượng phản động trong các tôn giáo khác như: Tin lành, Cao đài, Hịa hảo, lực lượng Cơng an đã đánh xẹp uy thế của các đối tượng đầu sỏ, vạch trần thủ đoạn bịp bợm của chúng. Đặc biệt lực lượng Công an đã trấn áp hiệu quả tổ chức “Thanh niên chính nghĩa đồn” trong đạo Cao đài, diệt 25 tên có vũ trang, bắt 248 tên trong đó có 53 chức sắc phản động; hay đánh mạnh vào các toán vũ trang phản động trong đạo Hòa hảo...
Việc đấu tranh, ngăn chặn âm mưu hoạt động của các đối tượng phản động trong tơn giáo đã góp phần bảo vệ vững chắc ANCT. Qua đó, lực lượng Cơng an có thể rút ra những bài học quan trọng trong trấn áp các đối tượng phản cách mạng nhất là hiểu rõ hơn về sự câu kết của các đối tượng phản động đội lốt tôn giáo với các loại đối tượng phản động khác trong hoạt động chống phá cách mạng nhằm thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ bảo vệ ANCT của đất nước.
Đối với phản động lợi dụng dân tộc
Bị thất bại trong chiến tranh xâm lược, Mỹ và các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu phá hoại cách mạng Việt Nam. Sau giải phóng chúng tiếp tục tìm cách cấu kết, móc nối với lực lượng phản động quốc tế, đặc biệt là các đối tượng phản động trong các dân tộc để phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Được sự kích động của các thế lực thù địch từ bên ngoài, các đối tượng phản động trong các dân tộc cũng ráo riết chống phá chính quyền. Lợi dụng những khó khăn khách quan của đất nước sau chiến tranh, đặc biệt các thế lực thù địch rất chú ý lợi dụng chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, tìm ra những sai sót để kích động quần chúng gây bạo loạn có quy mơ như vấn đề Khơme Sơrey, vấn đề dân tộc Chàm và mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng là vấn đề FULRO. Ngay từ đầu năm 1976, lợi dụng lúc lực lượng cách mạng tiếp quản vùng mới giải phóng cịn mỏng, các đối tượng cầm đầu FULRO đã hoạt động mạnh ở nhiều nơi nhằm tạo thanh thế và phá hoại.
Trước âm mưu, hoạt động ngày càng gia tăng của FULRO, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Cơng an tồn quốc lần thứ 30, 31, lực lượng Công an đã đẩy mạnh công tác giáo dục phát động quần chúng, kết hợp với truy quét mạnh FULRO ở Tây Nguyên và khu VI đạt nhiều kết quả. Trong 4 tháng cuối năm 1975, lực lượng an ninh các tỉnh Tây Nguyên phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương tiêu diệt 273 tên, bắt 2.845 tên, gọi hàng và vận động trở về 15.000 tên trong đó có nhiều tên là chỉ huy [10, tr.358]. Tại khu VI, khu ủy đã thành lập Ban chỉ đạo truy quét FULRO. Các tỉnh đã huy động hàng trăm cán bộ quân đội, Công an và các ngành xuống cơ sở vận động quần chúng, thiết lập, củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội, đời sống cho quần chúng, đồng thời xây dựng cơ sở, tuyên truyền giáo dục quần chúng không mắc mưu địch, vận động và kêu gọi chồng, con, anh, em tham gia FULRO về với buôn làng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong 2 năm 1975-1976, lực lượng Công an đã làm tan rã 8.405 tên FULRO ở rừng, bóc gỡ 12.140 cơ sở của chúng trong bn ấp, thu hàng nghìn súng các loại, trong số bị bắt có 20 tên trong ban chỉ huy trung ương FULRO và chỉ huy các vùng chiến thuật [10, tr.359].
Từ năm 1977-1979, được sự lãnh đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo Bộ Nội vụ, lực lượng Công an các địa phương đã đẩy mạnh các mặt công tác nghiệp
vụ trinh sát, nắm chắc tình hình, có kế hoạch, biện pháp đấu tranh phù hợp, xác lập và đấu tranh thắng lợi hàng chục chuyên án như: truy quét, làm tan rã lực lượng vũ trang FULRO Chăm tại núi đất Đắm, An Phước (14-2-1977) làm tan rã bộ chỉ huy của 2 tiểu đồn Pơ-li và Mơ-ha-nát gồm 50 tên, thu nhiều vũ khí và tài liệu [8, tr.120]. Trong quá trình đấu tranh giải quyết FULRO ở vùng dân tộc Chăm, lực lượng Công an đã diệt, bắt sống, gọi hàng 557 đối tượng, 1.061 cơ sở FULRO trong thôn ấp ra tự thú, thu 221 súng, 5.010 viên đạn, 155 lựu đạn; chặn đứng chủ trương lập vùng “chiến thuật V”, giải tán 1 tỉnh bộ, 12 xã bộ, và 24 ấp bộ FULRO, tiêu diệt và bắt sống hầu hết số FULRO đầu sỏ [10, tr.371]. Thành quả trên đã góp phần giải quyết được một số vướng mắc về đoàn kết dân tộc trong địa phương. Tại Đắc Lắk, lực lượng Công an đã lập 10 chuyên án đấu tranh, kết hợp với các lực lượng đánh 88 trận, tác động lôi kéo được 776 FULRO trong rừng về hàng, giáo dục 11.495 người là cơ sở của FULRO. Tại Buôn Ma Thuật, lực lượng công an đã khẩn trương điều tra và kịp thời trấn áp tổ chức phản động “F18”, làm thất bại ý đồ gây bạo loạn của chúng. Tại Lâm Đồng, cuối năm 1979, được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Bộ Nội vụ, công an Lâm Đồng đã lập chuyên án F101 bắt gọn 69 sĩ quan chỉ huy quân khu IV và Trung ương FULRO Lâm Đồng, làm tê liệt tổ chức, hoạt động của FULRO ở Nam Tây Nguyên và là bước quan trọng quyết định dẫn tới làm tan rã hoàn toàn tổ chức FULRO trên địa bàn Lâm Đồng [12, tr.372].
Đối với những đối tượng phản động trong dân tộc Khơme, lực lượng Công an đã kịp thời ngăn chặn âm mưu tổ chức gây bạo loạn, tuyên truyền cho quần chúng thấy rõ bộ mặt phản động đã hoạt động chia rẽ dân tộc, chống đối chính quyền cách mạng là cho quần chúng càng thêm tin tưởng và chính sách của Đảng, Nhà nước.
Đối với các tổ chức nhen nhóm phản động, phá hoại võ trang gây rối
Nhằm thực hiện Chỉ thị số 13/CT-76 của Ban đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ tại miền Nam về việc tiếp tục các đợt tổng hợp truy quét địch. Từ tháng 5-1975 đến năm 1976, lực lượng Công an đã phá hàng trăm nhen nhóm tổ chức phản động, bắt hàng nghìn tên, thu nhiều vũ khí, đạn dược, chất nổ... Trong những vụ đã khám phá, có tổ chức phản động thành lập ra “mặt trận”, “chính phủ”, ra “cương lĩnh”, “hiệu triệu”, xây dựng lực lượng vũ trang chống phá cách mạng quyết liệt. Điển hình như đợt truy quét, trấn áp kịp thời tổ chức phản động “Lực lượng
nhân dân vũ trang phục quốc Việt Nam” ở Đồng Nai, bắt được toàn bộ “Tiểu đoàn 1 quyết thắng”, bắt linh mục Trần Học Hiệu và 46 đối tượng cầm đầu cốt cán tạo đà để truy bắt toàn bộ “Tiểu đoàn 2 quyết thắng”, diệt 6 tên, bắt 11 tên, thu 21 súng, 31 lựu đạn, 2000 viên đạn, số còn lại lần lượt ra hàng [8, tr.42]. Thắng lợi này đã góp phần quan trọng trong ổn định tình hình ANCT trị tại địa phương. Phát huy những thắng lợi đã giành được trong đấu tranh trấn áp các tổ chức nhen nhóm phản động, lực lượng Cơng an đã phát hiện và đấu tranh với nhiều tổ chức phản động trong giai đoạn này như: truy quét tổ chức phản động “lực lượng dân quân miền kệm tân” và “đặc khu rừng sác” từ tháng 12-1976 đến tháng 7-1977; khám phá và trừng trị các đối tượng cầm đầu trong tổ chức phản động “lực lượng dân quân phục quốc” (13-12-1976); trấn áp tổ chức phản động “Sư đoàn V Thanh Long” ở An Giang (9-2-1977); Khám phá tổ chức phản động “Mặt trận phục quốc trị Thiên” cuối năm 1977; tổ chức mệnh danh “Việt Nam dân tộc cách mạng đảng” từ tháng 12-1977 đến tháng 7-1978, tổ chức phản động “Mặt trận dân quân liên vùng III phục quốc” tháng 2-1979... đã góp phần ổn định tình hình ANCT tại các tỉnh phía Nam và trong cả nước.