Tình hình nghiên cứu tạo màng pectin, alginat trong bảo quản thực phẩ mở nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHẢ NĂNG bảo QUẢN dâu tây BẰNG PECTIN – ALGINAT (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.8. Tình hình nghiên cứu tạo màng pectin, alginat trong bảo quản thực phẩ mở nước

Tác giả người nước ngoài M. Moldao-Martins (2003) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của lớp màng phủ ăn được alginat và gelatin đến chất lượng sau thu hoạch của quả táo “Bravo de Esmolfe”. Theo như trong nghiên cứu, sử dụng màng từ gelatin và alginat để phủ lên quả thì các thuộc tính chất lượng như độ cứng của vỏ, độ vững chắc của bột giấy và độ hao hụt khối lượng thấp. Màng CMC thấm hơi nước, O2, CO2 nhiều hơn so với màng gelatin và alginat. Cho nên việc sử dụng màng phủ ăn được từ gelatin và alginat vừa có tác dụng giữ cho quả có sự tươi hơn, có độ cứng của quả tốt hơn so với mẫu đối chứng vừa có tác dụng kéo dài thời gian sử dụng của quả táo ngay cả ở trong nhiệt độ phòng [30].

Tác giả Kessiane Silva de MORAES (2012) đã nghiên cứu sử dụng màng từ alginat và carrageenan để bảo quản quả lê Williams. Kết quả cho thấy rằng việc áp dụng các lớp màng phủ ăn được từ carrageenan và alginat trong quả lê ảnh hưởng đến thể chất và đặc điểm hóa học như giảm khối lượng, độ pH, tổng chất rắn hòa tan, màu sắc và độ chắc của quả. Tuy nhiên, lớp phủ alginat cho thấy kết quả tốt nhất về bảo quản lê vì nó có độ thấm hơi nước thấp hơn và độ bền lớn hơn, và do đó nó có thể được sử dụng như một lớp màng bảo vệ trên các loại trái cây này [29].

Tác giả người Trung Quốc Cheng Yin (1029) đã nghiên cứu thành công tạo màng chitosan-alginat để bảo quản xoài. Nhờ có lớp màng này bảo vệ nên đã làm chậm quá trình thối rữa của xoài và kéo dài thời hạn sử dụng, sau 14 ngày bảo quản xoài vẫn giữ được giá trị thực phẩm và giá trị thương phẩm [21].

Tác giả Salvador Castillo cùng cộng sự (2008) đã nghiên cứu thành công việc tạo màng alginat và zein để bảo quản cà chua. Kết quả: Cà chua được phủ lớp phủ cho thấy tỷ lệ hô hấp và sản xuất ethylene thấp hơn so với cà chua đối chứng. Ngoài ra, các thông số liên quan đến cà chua ở các mẫu đã nhúng màng như độ cứng, biến đổi màu sắc và giảm trọng lượng, bị trì hoãn đáng kể (trung bình 4–6 ngày) so với đối chứng. Hiệu quả kéo dài bảo quản đến ngày thứ 9 [33].

Tuy vậy, có rất ít nghiên cứu khi kết hợp giữa màng pectin – alginat để bảo quản dâu tây.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHẢ NĂNG bảo QUẢN dâu tây BẰNG PECTIN – ALGINAT (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w