Phân bổ thời gian học tập môn học giáo dục thể chất

Một phần của tài liệu đề tài nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học thương mại (Trang 48 - 50)

tại trường Đại học Thương mại

TT Môn học Số tiết Học kỳ Ghi chú

1 GDTC chung 30 tiết Kỳ 1 Bắt buộc

2 Môn tự chọn 30 tiết Kỳ 3 Tự chọn

3 Môn tự chọn 30 tiết Kỳ 4 Tự chọn

Chương trình giáo dục thể chất trong trường đại học Thương mại được giảng dạy theo quy định của Bộ là 90 tiết, chia ra làm 3 học kỳ và được phân bổ như bảng trên.

Mỗi học kỳ, trung bình có khoảng 10000 sinh viên học tập môn giáo dục thể chất. Hiện nay nhà trường đang đào tạo theo học chế tín chỉ nên việc học tập do sinh viên hoàn toàn chủ động. Căn cứ vào sức khỏe và thời gian học tập các môn học khác, tại mỗi đầu học kỳ sinh viên được lựa chọn đăng ký môn học và thời gian học. Dựa vào số lượng sinh viên đã đăng ký, bộ môn GDTC kết hợp với Phòng đào tạo lên danh sách và phân chia lớp học theo nguyện vọng của sinh viên. Trung bình mỗi lớp học khoảng 50 sinh viên và được học 2 tiết trên 1 tuần ( có 1 số lớp học 5 tiết)

Việc học tập giáo dục thể chất được diễn ra từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, mỗi ngày 2 buổi, mỗi buổi 2 ca, mỗi ca 2 tiết và mỗi 1 tiết học là 45 phút.

Qua việc phân bổ chương trình và quan sát thực tế đề tài nhận thấy: Chương trình giáo dục thể chất của trường đại học Thương mại đã cơ bản đáp ứng được chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo. Các môn học đã được phân bổ đều và có nhiều lựa chọn cho sinh viên. Thời gian các môn học được phân bổ khá đồng đều. Việc sắp xếp thời khóa biểu đã tạo sự chủ động cho sinh viên trong việc học tập của mình. Giờ học sinh viên được trang bị đầy đủ dụng cụ học tập.

Tuy nhiên qua đây chúng tôi cũng nhận thấy môn học giáo dục thể chất của trường đại học Thương mại còn nổi lên một số bất cập như sau:

- Việc bố trí thời khóa biểu 2 ca 1 buổi không hợp lý vì ca thứ 2 của buổi sáng và ca thứ nhất của buổi chiều vào nhưng hôm trời quá nắng sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của sinh viên.

- Sân tập thể thao cũng chính là sân chơi của nhà trường, nên mỗi khi tan ca hoặc chuyển lớp số lượng người đi lại trên sân quá nhiều gây ảnh hưởng lớn đến việc hoạt động thể thao của lớp.

- Sân tập ở gần các lớp học, chính vì vậy khi tập luyện gây tiếng ồn làm ảnh hưởng tới các môn học khác.

- Các sân tập đa số không đủ tiêu chuẩn, thiếu an toàn nên khi tập luyện hay gặp chấn thương.

2.2.3. Đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thương mại thể chất cho sinh viên trường Đại học Thương mại

Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy - học tập luôn là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả chất lượng đào tạo cơ sở vật chất được đáp ứng đầy đủ sẽ là điều kiện tốt để người giáo viên thể hiện ý tưởng của mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên tiếp thu bài giảng của giảng viên.

Nắm bắt được tầm quan trọng của vấn đề, đề tài đã tiến hành khảo sát thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và hoạt động phong trào TDTT của trường. Kết quả điều tra thực trạng cơ sở vật chất được trình bày ở bảng 2.2.3

Một phần của tài liệu đề tài nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học thương mại (Trang 48 - 50)