giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Thương mại
TT Giải pháp Kết quả phỏng vấn Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 Tổng điểm % n đ n đ n đ 1 Tổ chức tuyên truyền, tăng cường nhận thức ý nghĩa, vai trò của GDTC trong trường học
25 75 5 10 0 0 85 94.44
2
Cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy
12 36 8 16 10 10 62 68.89
3
Tăng cường cơ sở vất chất và kinh phí cho hoạt động giáo dục thể chất
23 69 4 8 3 3 80 88.89
4
Tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục thể chất
14 42 9 18 7 7 67 74.44
5
Cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và cách tính điểm phù hợp với đối tượng sinh viên
19 57 6 12 5 5 74 82.22
6
Mở rộng các hình thức tập luyện nội khóa, ngoại khóa. Bố trí thời khóa
biểu hợp lý, khuyến khích tập luyện thường xuyên một môn thể thao yêu thích
7
Thành lập đội tình nguyện hướng dẫn tập luyện thể thao cho các lớp, khối trong phạm vi nhà trường
12 36 7 14 11 11 61 67.78
8
Đổi mới hình thức quản lý, tổ chức hướng dẫn sinh viên tập luyện TDTT ngoài giờ học
16 48 9 18 5 5 71 78.89
Qua bảng 2.2.7 cho thấy:
Trong số 08 giải pháp đưa ra phỏng vấn có 05 giải pháp được trên 70% tổng điểm tối đa các y kiến trả lời, và được đề tài lựa chọn theo nguyên tắc phỏng vấn đã đặt ra. Cụ thể gồm các giải pháp số 1; 3; 4; 5 và số 8.
Các giải pháp còn lại, vì có tổng điểm lựa chọn nhỏ hơn 70% tổng điểm tối đa lên bị loại. Cụ thể gồm:
1. Cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy
2. Mở rộng các hình thức tập luyện nội khóa, ngoại khóa. Bố trí thời khóa biểu hợp lý, khuyến khích tập luyện thường xuyên một môn thể thao yêu thích
3. Thành lập đội tình nguyện hướng dẫn tập luyện thể thao cho các lớp, khối trong phạm vi nhà trường
Như vậy, qua phỏng vấn, đề tài đã lựa chọn được 05 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho sinh viên Trường Đại học Thương mại gồm:
1. Tổ chức tuyên truyền, tăng cường nhận thức ý nghĩa, vai trò của GDTC trong trường học
2. Tăng cường cơ sở vất chất và kinh phí cho hoạt động giáo dục thể chất 3. Tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục thể chất
4. Cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và cách tính điểm phù hợp với đối tượng sinh viên
5. Đổi mới hình thức quản lý, tổ chức hướng dẫn sinh viên tập luyện TDTT ngoài giờ học
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã tìm được 05 giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thương mại, sau đây là cách thức thực nghiệm ứng dụng các giải pháp:
3.1. Tổ chức tuyên truyền, tăng cường nhận thức ý nghĩa, vai trò của GDTC trong trường học: GDTC trong trường học:
Về tầm quan trọng của công tác GDTC trong nhà trường cho các đối tượng: Cán bộ quản lí, giáo viên, sinh viên… tạo tiền đề cho việc triển khai các giải pháp tiếp theo.
Nội dung và cách làm:
Mục đích: nhằm nâng cao nhận thức
- Phối hợp với các phòng ban chức năng đặc biệt là Đoàn Thanh Niên trường quán triệt các chỉ thị Nghị quyết của Đảng và nhà nước về công tác TDTT trong trường học.
- Giáo viên giảng dạy TDTT phải có nhiệm vụ thông qua bài giảng liên hệ với thực tế giúp học sinh hiểu đựơc vai trò, ý nghĩa, tác dụng và lợi ích của TDTT.
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về TDTT, phổ biến kiến thức khoa học về TDTT thông qua hội thảo, tọa đàm. Giao cho Đoàn Thanh niên Nhà trường và Bộ môn thực hiện.
- Khuyến khích học sinh theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày, đọc thêm sách báo… để tìm hiểu các thông tin TDTT của nước ta và thế giới. Giao cho Đoàn Thanh niên và Bộ môn thực hiện.
3.2. Tăng cường cơ sở vất chất và kinh phí cho hoạt động giáo dục thể chất:
Mục đích: Nhằm nâng cao số lượng, chất lượng sân tập, trang thiết bị kỹ thuật dùng cho giảng dạy, tập luyện thể dục thể thao và tạo được nguồn kinh phí đáp ứng nhu cầu tập luyện của sinh viên.
- Xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp sân tập, tận dụng tối đa điều kiện của nhà trường phục vụ tốt cho công tác TDTT.
- Mua sắm trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và tập luyện đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng.
- Tận dụng tối đa định mức kinh phí của nhà trường giành cho công tác TDTT, đồng thời vận động nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường.
- Toàn bộ nhóm giải pháp này Ban giám hiệu trực tiếp chỉ đạo về chủ trương, các đơn vị triển khai thực hiện cụ thể.
3.3. Tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục thể chất
- Mục đích: Giảm tỷ lệ sinh viên/ giáo viên, giúp giáo viên có thời gian quan tâm sâu sắc tới sinh viên và thời gian dành cho hướng dẫn sinh viên tâp luyện ngoại khoá.
Nội dung và cách làm
- Tăng cường giáo viên có trình độ chuyên môn chuyên trách giảng dạy giáo dục thể chất
- Sử dụng thêm lực lượng giáo viên kiêm nhiệm là những người đam mê TDTT, có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác GDTC trong trường học làm giáo viên trợ giảng để giảm bớt gánh nặng cho giáo viên chính, đồng thời tăng cường lực lượng hướng dẫn sinh viên tập luyện ngoại khoá
- Đào tạo đội ngũ tình nguyện hướng dẫn tập luyện thể thao cho các lớp, khối trong phạm vi nhà trường. Lực lượng này có thể lấy từ đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm hoặc từ những sinh viên có năng khiếu TDTT và tập huấn cho SV về những nhiệm vụ cần thiết.
- Nhóm giải pháp này Ban giám hiệu trực tiếp chỉ đạo về chủ trương và phối hợp với bộ môn GDTC thực hiện.
3.4. Cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và cách tính điểm phù hợp với đối tượng sinh viên
Mục đích: Sắp xếp, phân bổ lại nội dung chương trình môn học cho phù hợp. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh.
Nội dung và cách làm:
Sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học bằng cách: Đưa thêm các tiết học lý thuyết vào giảng dạy để học sinh hiểu rõ mục đích ý nghĩa của việc tập luyện TDTT, tận dụng tối đa thời gian giành cho sinh viên tập luyện, tăng cường sử dụng phương pháp trò chơi và thi đấu, tạo tình huống để học sinh tham gia hoạt động tích cực. Chú ý việc phát triển thể lực là chính trong mỗi giờ học. Khi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên phải nghiêm túc khách quan và công bằng.
- Toàn bộ nhóm giải pháp này giao cho tổ bộ môn GDTC thực hiện.
3.5. Đổi mới hình thức quản lý, tổ chức hướng dẫn sinh viên tập luyện TDTT ngoài giờ học TDTT ngoài giờ học
Mục đích: nhằm tăng cường công tác quản lý và thúc đẩy phong trào tập luyện TDTT ngoài giờ học mang lại nhiều hiệu quả cao trong công tác TDTT, tạo nhiều cơ hội điều kiện để sinh viên rèn luyện các phẩm chất, năng lực thông qua các hoạt động tập thể.
Nội dung và cách làm:
- Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý của bộ môn GDTC, phân công trách nhiệm cho từng nhóm, từng giáo viên bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, tổ chức hướng dẫn phong trào tập luyện TDTT ngoài giờ học.
- Xây dựng câu lạc bộ TDTT ở các chi đoàn có giáo viên TDTT và các khối học sinh BCH Đoàn trường phụ trách.
- Đào tạo đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên và cán sự TDTT cho mỗi khối, liên chi đoàn của học sinh.
- Phát động phong trào thi đua “rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” trong toàn trường; định kỳ tổng kết, tuyên dương khen thưởng và xếp loại cho từng khối, chi đoàn.
- Toàn bộ nhóm giải pháp này giao cho Ban chấp hành Đoàn trường và Bộ môn GDTC thực hiện.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận
1. Qua Thực trạng chương trình giáo dục thể chất của trường đại học Thương mại đã cơ bản đáp ứng được chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo, tuy nhiên việc phân bổ thời gian học giữa nội dung lí thuyết và thực hành cũng như phân ca học của sinh viên còn chưa hợp lí.
- Thực trạng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập: Lực lượng giáo viên còn thiếu nhiều so với số lượng sinh viên; Số lượng sân bãi, dụng cụ phục vụ công tác giảng dạy và học tập môn học GDTC còn chưa đầy đủ.
- Thực trạng về thái độ nhận thức về tầm quan trọng của GDTC trong Nhà trường: Phần lớn sinh viên và cán bộ giáo viên có nhận thức chưa đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác GDTC trong trường Đại học Thương mại.
- Thực trạng kết quả học tập môn học GDTC và kết quả rèn luyện thân thể của sinh viên ở mức độ thấp, tỷ lệ sinh viên nợ môn học và chưa đạt mức độ trung bình của tiêu chuẩn rèn luyện thân thể còn cao.
2. Lựa chọn được 05 giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thương mại. Cụ thể gồm:
1. Tổ chức tuyên truyền, tăng cường nhận thức ý nghĩa, vai trò của GDTC trong trường học
2. Tăng cường cơ sở vất chất và kinh phí cho hoạt động giáo dục thể chất 3. Tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục thể chất
4. Cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và cách tính điểm phù hợp với đối tượng sinh viên
5. Đổi mới hình thức quản lý, tổ chức hướng dẫn sinh viên tập luyện TDTT ngoài giờ học
II. Kiến nghị
- Ứng dụng các giải pháp đã nghiên cứu của đề tài trong thực tế giảng dạy GDTC tại trường Đại học Thương mại để nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho đối tượng nghiên cứu.
- Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh thành lân cận có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài như một tài liệu tham khảo, góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong trường học các cấp.
- Mở rộng nghiên cứu sang các đối tượng, địa bàn khác để có hệ thống giải pháp toàn diện nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong trường học các cấp.
Cũng tương tự như bất kỳ nghiên cứu nào, nghiên cứu này cungc có nhiều hạn chế. Một là, mô hình chỉ đucợ kiểm định với SV chính quy đang theo học tại trường Đại học Thương mại. Có thể có một số khác biệt với các trường khác, khu vực khác, khối nghành khác.
Do thời gian hạn hẹp, cũng như khả năng và trình độ còn hạn chế, cho nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp chân thành của các Thầy, Cô giáo, những chuyên gia, nhà nghiên cứu giáo dục và các bạn đồng nghiệp để người viết có điều kiện đúc rút kinh nghiệm, nâng cao hơn nữa hiệu quả trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư trung ương Đảng (1958), Chỉ thị 106/CT-TW của Ban bí thư TW Đảng về công tác TDTT ngày 02/10/1958.
2. Ban Bí thư trung ương Đảng (1970), Chỉ thị 180/ CT-TW của ban bí thư TW Đảng về tăng cường công tác TDTT trong những năm tới, ngày 26/ 08/1970.
3. Ban Bí thư trung ương Đảng (1960), Chỉ thị 181/CT-TW của Ban bí thư TW Đảng về công tác TDTT, ngày 13/11/1960.
4. Ban Bí thư trung ương Đảng (1994), Chỉ thị 36/ CT-TW của Ban bí thư TW Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới, ngày 24/03/1994.
5. Ban Bí thư trung ương Đảng (1995), Chỉ thị 133/TTg của Thủ tướng chính phủ về xây dựng quy hoạch và phát triển ngành TDTT, ngày 07/03/1995.
6. Ban chấp hành trung ương Đảng (1992), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII, tháng 06/1991, Nxb Sự thật, Hà Nội.
7. Ban chấp hành trung ương Đảng (1993), Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TW Đảng khoá VII - Đổi mới công tác giáo dục và đào tạo, 8. Ban chấp hành trung ương Đảng (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ V Ban
chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII, tháng 07/1998 - Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia.
9. Ban chấp hành trung ương Đảng (1996), Văn kiên Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia.
10. Ban chấp hành trung ương Đảng (1999), Nghị quyết Hội nghị lần thứ II, Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII về công tác giáo dục.
11. Phạm Đình Bẩm (1999), Giáo trình quản lý TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 12. Phạm Đình Bẩm (2003), Quản lý Thể dục Thể thao, Tài liệu chuyên khảo
13. Phạm Đình Bẩm (2005), Một số vấn đề cơ bản về quản lý Thể dục Thể thao, Tài liệu chuyên khảo dành cho học viên Cao học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Văn bản chỉ đạo công tác giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp.
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Chương trình mục tiêu cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục thể chất - sức khoẻ, phát triển và bồi dưỡng nhân tài thể thao học sinh, sinh viên trong nhà trường các cấp giai đoạn 1995 - 2000 và đến 2005.
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Thông tư 2869/GDTC về hướng dẫn chỉ thị 133/TTg ngày 04/05/1995.
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995) - Văn bản chỉ đạo công tác giáo dục thể chất trong trường học các cấp - Hà Nội.
18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Thông tư 11/TT, GDTC về hướng dẫn thực hiện chỉ thị 36/CT-TW ngày 01/ 06/1994.
19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Quy hoạch phát triển TDTT ngành giáo dục đào tạo 1996 - 2000 và định hướng đến năm 2025 (tháng 12/1996).
20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994 - 1998), Văn bản chỉ đạo công tác giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp năm học 1994 - 1995; 1995 -1996; 1996 - 1997; 1997 - 1998.
21. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Phân phối chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học (quyết định 203/QĐ-GDTC ngày 23/01/1998).
22. Lê Bửu (1995), Bác Hồ với TDTT Việt Nam, Nxb TDTT, Hà Nội. 23. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
24. Chính phủ nước cộng hoà XHCN Việt Nam (1989), Chỉ thị 112/CT của Hội đồng Bộ trưởng về công tác TDTT trong những năm trước mắt, ngày 09/05/1989.
26. Cugiơnhetxôp (1973), TDTT trong trường học, Nxb Giáo dục.
27. Hoàng Anh Dũng (2000), Nghiên cứu một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn chuyên sâu Điền kinh trường Cao đẳng sư phạm thể dục TW I, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 28. Vũ Cao Đàm (1995), Phương pháp luận NCKH, Tài liệu dùng cho các lớp