Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật

Một phần của tài liệu đề tài nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học thương mại (Trang 50 - 54)

phục vụ công tác giáo dục thể chất của trường Đại học Thương mại

Loại hình sân bãi – dụng cụ Năm học 2019 -2020 Năm học 2020-2021 Số lượng Tốt Trung bình Kém Số lượng Tốt Trung bình Kém Bóng ném + Bóng đá mini, Bóng rổ 01 01 0 0 01 01 0 0 Sân bóng chuyền 0 0 0 0 01 0 01 0

Sân cầu lông 04 0 04 0 04 0 04 0

Bóng ném (Quả) 60 20 20 20 60 30 20 10 Bóng chuyền (Quả) 60 30 15 15 60 30 20 10 Vợt cầu lông (đôi) 50 20 20 10 55 25 20 15 Bàn bóng bàn 04 02 02 0 04 02 02 0 Vợt bóng bàn (đôi) 20 13 05 02 20 15 03 02

Qua bảng 2.2.3 cho thấy: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất của Trường Đại học Thương mại còn nhiều hạn chế:

- Số lượng sân tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tất cả các trường đều phải có sân tập đảm bảo từ 3.5m2 – 4m2/1 học sinh, sinh viên. Số lượng này nếu áp dụng tại trường Đại học Thương mại thì diện tích sân tập của sinh viên còn thiếu rất nhiều.

- Các loại sân bóng, sân tập thể thao quá ít chiếm tỉ lệ thấp so với sinh viên trên một trường, trong khi đó nhu cầu sinh viên tham gia tập thể dục, ngoại khoá ngày càng tăng, trường chỉ có 06 sân tập cầu lông, bóng đá, bóng chuyền… trong khi đó trung bình số sinh viên của mỗi khóa lên đến từ 4000 - 4300 sinh

viên. Và trung bình thường có 03 khoá học tập môn GDTC cùng lúc. Tổng số sinh viên học GDTC thường khoảng hơn 10000 sinh viên.

- Bóng đá là môn thể thao được các em yêu thích và tham gia tập luyện với số lượng lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà trường chỉ có 01 sân nhỏ được sử dụng với 03 mục đích: vừa là sân bóng đã mini, vừa là sân tập bóng ném, bóng rổ mà kích thước nhỏ hơn so với tiêu chuẩn. Số lượng sân tập như vậy là thiếu trầm trọng so với nhu cầu học tập của các em.

- Một số giờ thể dục nội khóa chưa thực hiện theo đúng chương trình và hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo vì sân bãi không đáp ứng được do ảnh hưởng của thời tiết.

Tóm lại: Diện tích sân bãi phục vụ giảng dạy và học tập GDTC tại trường Đại học Thương mại còn thiếu nhiều. Diện tích sân tập trên thực tế chưa đáp ứng đủ cho việc giảng dạy chính khóa nên trong thời gian tiến hành giảng dạy chính khóa không có sân bãi cho hoạt động TDTT ngoại khóa. Các hoạt động TDTT ngoại khóa chỉ có thể tiến hành ngoài giờ hành chính. Về chất lượng sân bãi chỉ ở mức độ trung bình và kém: hệ thống chiếu sáng kém nên chỉ có thể tiến hành tập luyện khi trời sáng, mặt sân là bê tông (sân bóng chuyền và cầu lông) quá trình tập luyện TDTT rất dễ xảy ra chấn thương.

Đặc biệt nhà trường không có nhà tập đa năng do đó việc giảng dạy chính khóa và các hoạt động TDTT ngoại khóa gặp nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố thời tiết.

Từ thực tế nêu trên nhà trường cần có kế hoạch đầu tư cải tiến, quy hoạch lại hệ thống sân bãi xây dựng nhà tập, bổ sung trang thiết bị tập luyện mới đáp ứng được nhu cầu tập luyện của sinh viên.

Tóm lại: cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất tại trường Đại học Thương mại hiện chưa đáp ứng yêu cầu của việc dạy và học, gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả công tác GDTC của Nhà trường.

Từ thực tế trên mà ban Giám Hiệu của Trường Đại học Thương mại cần phải có kế hoạch đầu tư cải tiến và nâng cấp và xây dựng mới cơ sở vật chất,

trang thiết bị, dụng cụ tập luyện... để nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và của môn GDTC nói riêng.

2.2.4. Thực trạng mức độ nhận thức về vị trí, vai trò của công tác giáo dục thể chất Trường Đại học Thương mại. dục thể chất Trường Đại học Thương mại.

Để tìm hiểu mức độ nhận thức về vị trí, vai trò của công tác GDTC với sinh viên trường Đại học Thương mại, đề tài tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi (phụ lục) với các đối tượng: 30 cán bộ quản lí, 290 giáo viên (trong đó có 11 giáo viên hiện đang làm công tác giảng dạy GDTC và 279 giáo viên hiện đang giảng dạy các môn học khác) và 600 sinh viên hiện đang học tập môn học GDTC.

Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 2.2.4

Bảng 2.2.4. Kết quả xác định mức độ nhận thức về vị trí, vai trò của công tác giáo dục thể chất tại trường Đại học Thương mại

Đối tượng Nội dung Cán bộ quản lý (n=30) Giáo viên Sinh viên (n = 600) Các môn học khác (n = 279) Thể dục (n = 11) Rất cần thiết (%) 9/30 (30%) 16/279 (5,7%) 11/11 (100%) 20/600 (3,3%) Cần thiết (%) 10/30 (33%) 148/279 (53%) 0/11 (0%) 265/600 (44,2%) Không cần thiết (%) 11/30 (37%) 115/279 (41,3%) 0/11 (0%) 315/600 (52,5%)

Qua bảng 2.2.4 cho thấy:

- Các cán bộ quản lí phần lớn đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác GDTC trong Nhà trường. Cụ thể có 19/30 cán bộ nhận thức được việc tập luyện GDTC là rất cần thiết và cần thiết trong nhà trường (chiếm 63%). Tuy nhiên, còn tới 11/30 người chiếm tới 37% vẫn nghĩ rằng GDTC trong Nhà trường là không cần thiết. Số lượng cán bộ này có ảnh hưởng không tốt tới việc phát triển GDTC trong Nhà trường.

- Về lực lượng giáo viên được điều tra, ngoài 11/11 giáo viên thể dục (chiếm 100%) đã nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác GDTC trong Nhà trường, trong số các giáo viên giảng dạy các môn học khác, chỉ có 16/279 giáo viên (chiếm 5,7%) nghĩ rằng GDTC là rất cần thiết, còn tới 115/279 giáo viên (chiếm tới 41,3%) cho rằng GDTC trong Nhà trường là không cần thiết. Số lượng giáo viên có nhận thức không đúng về tầm quan trọng và vai trò của GDTC trong Nhà trường có ảnh hưởng rất tiêu cực tới phong trào của Nhà trường.

- Về lực lượng sinh viên được phỏng vấn, đa số sinh viên (315/600 sinh viên chiếm tới 52,5%) cho rằng GDTC trong Nhà trường là không cần thiết và đương nhiên, vì không nhận thức được tầm quan trọng của GDTC lên các em không coi trọng và vì vậy, kế quả học tập không cao.

Có thể nói một số ít cán bộ, giáo viên, sinh viên nhận thức đúng về lợi ích, vai trò, vị trí và tính bức thiết của công tác GDTC trong nhà trường đã ủng hộ rất nhiệt tình. Qua tìm hiểu chúng tôi đã được biết họ là những người yêu thích hoạt động thể dục thể thao và hiện đang tham gia hoạt động thể dục thể thao, họ yêu thích để nâng cao sức khoẻ. Đối với học sinh là các em có năng khiếu thể thao hoặc gia đình yêu thích thể thao.

Từ kết quả trên cho thấy hầu hết các cán bộ, giáo viên các môn học khác, sinh viên chưa nhận thức được thức được lợi ích và vai trò tính bước thiết của công tác GDTC trong nhà trường. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác GDTC của Trường Đại học Thương mại.

Ở một mặt khác cách tính điểm qua môn là tương đối dễ dàng vì đó phần nào ảnh hưởng tới tư tưởng chủ quan không cần phấn đấu tập luyện cũng qua môn của sinh viên.

2.2.5. Nghiên cứu thực trạng thể chất hiện nay của sinh viên trường Đại học Thương mại Đại học Thương mại

Đề tài tiến hành đánh giá thực trạng kết quả học tập GDTC cho sinh viên khoá 55 trường Đại học Thương mại thông qua điểm học tập môn GDTC và tiến hành đánh giá chất lượng rèn luyện thân thể của 300 sinh viên khoá đại học 54 thông qua 06 Test đánh giá chất lượng RLTT theo quyết định số 53/2008/QĐ- BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo về quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực cho học sinh, sinh viên. Cụ thể gồm: Lực bóp tay thuận (Kg); Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây); Bật xa tại chỗ (cm); Chạy 30m XPC (giây); Chạy con thoi 4 x 10m (giây) và Chạy tùy sức 5 phút (m).

Kết quả đánh giá kết quả học tập GDTC cho sinh viên trường Đại học Thương mại được trình bày tại bảng 2.2.5 và kết quả rèn luyện thân thể được trình bày ở bảng 2.2.6. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đề tài nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học thương mại (Trang 50 - 54)