Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động ngoại khóa bảo vệ môi trường của sinh viên các trường Đại học tại thành phố Đà Nẵng (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 3 .KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.4. xuất giải pháp

Trên thế giới, để hướng đến xây dựng trường đại học phát triển bền vững, các trường không chỉ nâng cao cơ sở hạ tầng mà còn thúc đẩy thực hiện các nghiên cứu và hoạt động ngoại khóa lồng ghép vào chương trình giáo dục nhằm tạo thói quen và hình thành nhận thức cho sinh viên về các vấn đề môi trường. Ngồi ra trong chương trình giảng dạy phải bao gồm những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề môi trường, khuyến khích sinh viên tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường tạo động lực hình thành nên thái độ và cách hành xử trách nhiệm đối với môi trường.

Tại Việt Nam, việc xây dựng trường đại học thân thiện, bền vững đang được quan tâm và bước đầu phát triển. Tuy nhiên vấn đề môi trường và các kiến thức liên quan chưa được lồng ghép vào chương trình chính khóa của tất cả các ngành học. Hoạt động ngoại khóa hướng đến phát triển bền vững của các trường đại học hiện nay tập trung vào tuyên truyền mà chưa đi sâu vào thực hiện. Các hoạt động ngoại khóa về bảo vệ mơi trường tại Việt Nam cịn mang tính tun truyền đại trà, chưa có tính sáng tạo để thu hút sinh viên tham gia tìm hiểu và học hỏi.

Dựa trên kết quả nghiên cứu tại 8 trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, có thể đưa ra một số hướng giải pháp sau:

 Nhóm hoạt động quản lý, giảm thiểu phát sinh chất thải:

- Ngoài các hoạt động giảm thiểu rác thải nhựa và các hoạt động tái chế cần quan tâm phát triển một số hoạt động về rác thải điện tử: thu gom pin; tổ chức các chiến dịch, ngày hội trao đổi, mua bán các vật dụng điện tử cũ của sinh viên (laptop, nồi cơm điện, quạt, tủ lạnh, máy sấy,...)

- Dán sticker và các câu nói hay về bảo vệ môi trường tại mỗi thùng rác hoặc bậc cầu thang hay trong thang máy nhằm gây ấn tượng đến sinh viên từ đó hình thành nên nhận thức và tạo thói quen về hành động phân loại rác.

- Đẩy mạnh phát triển các hoạt động tái chế rác hữu cơ: làm nước rửa chén sinh học; ủ phân (tận dụng thức ăn thừa của sinh viên và cán bộ viên chức từ căn tin trường)... Phát triển hoạt động tái chế các vỏ chai nhựa thành vật trang trí đặt xung quanh khuôn viên trường  vừa nhằm giảm thiểu sự phát thải vừa mang tính giáo dục cao.

 Nhóm hoạt động tun truyền, tình nguyện nâng cao nhận thức sinh viên:

- Phát triển các chương trình gặp gỡ, tiếp xúc với các con người và mơ hình bền vững nhiều hơn.

- Sáng tạo trong các buổi hội thảo, tọa đàm không bị nhàm chán bằng các trò chơi theo đội nhóm có liên quan đến vấn đề mơi trường giúp sinh viên tiếp thu kinh nghiệm và kiến thức một cách hiệu quả nhất.

- Tổ chức các chương trình thiết kế banner, poster, sticker về vấn đề mơi trường và trưng bày xung quanh khn viên trường hoặc dán những câu nói hay về mơi trường tại các bậc cầu thang.

 Nhóm hoạt động liên kết cộng đồng:

- Xây dựng dự án tình nguyện hỗ trợ cộng đồng làm sạch mơi trường

- Phát triển hoạt động nghiên cứu sản xuất những chế phẩm hỗ trợ cộng đồng xử lý các vấn đề môi trường

- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn người dân phân loại, tái chế rác thải nhựa...

- Đẩy mạnh phát triển các hoạt động chuyển giao công nghệ sản xuất sạch (trồng nấm...), thân thiện môi trường cho người dân, đặc biệt là nơng dân.

 Các chính sách:

- Xây dựng kế hoạch,chỉ tiêu thực hiện hoạt động ngoại khóa về bảo vệ mơi trường có chủ đề cho từng tháng, từng quý hoặc từng năm.

- Xây dựng chiến lược thay thế cơ sở vật chất, các vật dụng tiêu tốn điện năng bằng những thiết bị tiết kiệm điện,...

- Đoàn thành niên tạo cơ chế mở cho sinh viên có thể đề xuất và tự tổ chức các hoạt động ngoại khóa về BVMT

- Đề xuất hướng đến sử dụng văn bản điện tử thay thế cho các văn bản giấy nhằm giảm phát thải.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động ngoại khóa bảo vệ môi trường của sinh viên các trường Đại học tại thành phố Đà Nẵng (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)