Kết quả phỏng vấn sinh viên các trường Đại học tại thành phố Đà Nẵng về

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động ngoại khóa bảo vệ môi trường của sinh viên các trường Đại học tại thành phố Đà Nẵng (Trang 36)

CHƯƠNG 3 .KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.Kết quả phỏng vấn sinh viên các trường Đại học tại thành phố Đà Nẵng về

mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa BVMT

Tiến hành phỏng vấn 150 bạn sinh viên năm 2 trở lên ở mỗi trường, thu được kết quả thể hiện ở hình 3.2:

Hình 3. 2: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa BVMT của các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng

Nhìn vào biểu đồ nhận thấy rằng tỉ lệ sinh viên các trường đại học công lập tham gia hoạt động ngoại khóa bảo vệ môi trường cao hơn so với các trường tư thục. Số lượng sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa BVMT khá chênh lệch giữa các trường, trong đó số lượng sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa BVMT của trường ĐH Sư phạm chiếm tỉ lệ cao nhất, và thấp nhất là trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là sinh viên tại một số trường như Đại học

100 24 50 64 15 40 45 30 50 126 100 86 135 110 105 120 10 30 50 70 90 110 130 150 ĐH Sư

Phạm ĐH BáchKhoa ĐH Kinh Tế ĐH Ngoại Ngữ ĐH SP Kỹ thuật ĐH Duy Tân ĐH Kiến trúc ĐH Đông Á Tham gia Không tham gia

Bách Khoa và ĐH SPKT chỉ quan tâm đến các hoạt động có liên quan đến ngành học và số lượng sinh viên tham gia tích cực hầu hết đến từ khối ngành môi trường.

Đối với khối trường tư thục tuy số lượng sinh viên tham gia không cao nhưng khá đồng đều, bởi vì hoạt động chủ yếu các bạn tham gia là các hoạt động được lồng ghép vào các cuộc thi do Đoàn trường tổ chức (thủ lĩnh sinh viên; cán bộ Đoàn giỏi): dọn rác bãi biển; thiết kế poster bảo vệ môi trường; dọn rác tại bán đảo Sơn Trà;.... Ngoài ra, thời gian làm bài tập, đồ án, đi làm thêm khá nhiều làm hạn chế việc tham gia những hoạt động khác. Bên cạnh đó, tính hấp dẫn và lan tỏa của các hoạt động chưa cao nên chưa thu hút sự quan tâm của sinh viên.

Thông qua phỏng vấn ý kiến sinh viên về những hoạt động ngoại khóa được tổ chức tại các trường ĐH, có thể tóm tắt 1 số ưu và nhược điểm của các hoạt động như sau:

Bảng 3. 8: Phân tích ưu, nhược điểm hoạt động ngoại khóa bảo vệ mơi trường của các

trường đại học thành phố Đà Nẵng và so sánh với thế giới.

NHÓM HOẠT ĐỘNG

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM SO SÁNH VỚI THẾ GIỚI

Hoạt động quản lý, giảm thiểu phát sinh chất thải Bền vững, được tổ chức định kỳ hàng năm vì là các hoạt động được tổ chức bởi Đoàn trường

Đa số làhoạt động được tổ chức bởi Đoàn trường nên phần lớn là sinh viên trong ban chấp hành Đoàn tham gia tổ chức, kêu gọi, tuyên truyền.

Nhàm chán  không tạo ấn tượng đến sinh viên

- Tập trung giảm ctr (nhựa, nilong)

- Chưa phổ biến các hoạt động về rác thải điện tử (pin, laptop...)

- Ít các chương trình ủ rác (giảm lượng thức ăn thừa từ trường đến bãi rác) Hoạt động tình nguyện, nâng cao nhận thức của sinh viên Có 1 số hoạt động bền vững như chủ nhật xanh (được tổ chức hàng tháng), các chương trình tập huấn về chất thải rắn... được lồng ghép trong chiến dịch Mùa hè xanh,... tổ chức hàng năm. Hình thức thiếu sáng tạo, khơng đổi mới.

Các chương trình truyền thông: hội nghị, triển lãm, tọa đàm,... đại trà.

Sinh viên thế giới được trải nghiệm trực tiếp với nhiều mơ hình và con người bền vững hơn (tham quan các hội nghị thượng đỉnh bền vững, nhà máy năng lượng...)

Hoạt động liên kết cộng đồng

Thu hút được đông đảo sinh viên , cơ hội sv áp dụng lý thuyết vào thực tế, mang tính tuyên truyền rộng rãi đến cộng đồng. Vẫn cịn ít hoạt động trải nghiệm thực tế. Một vài hoạt động được lặp lại nhiều như: dọn rác cùng địa phương,..  gây nhàm chán.

Các hoạt động liên kết cộng đồng ở VN và thế giới đều thú vị và thu hút sự quan tâm của sinh viên Tuy nhiên tại Việt Nam nhóm hoạt động này vẫn chưa được quan tâm phổ biến.

Đây chính là cơ sở để có thể đề xuất các giải pháp xây dựng, phát triển trường đại học bền vững.

3.3 Các chính sách đối với hoạt động ngoại khóa bảo vệ môi trường của các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa BVMT ở các trường ĐH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đó là chính sách đối với chiến lược xây dựng trường đại học bền vững. Thông qua việc phỏng vấn sâu cán bộ Đoàn ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, có thể ghi nhận một số chính sách ở từng trường như sau:

Bảng 3. 9: Các chính sách đối với hoạt động ngoại khóa bảo vệ mơi trường của các

trường ĐH tại thành phố Đà Nẵng

Trường đại học Các chính sách

ĐH Sư Phạm Khen thưởng, trao giấy chứng nhận, giấy khen cho những sinh viên tham gia tích cực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục môi trường gắn liền với phong trào xây dựng trường đại học thân thiện, bền vững.

ĐH Bách Khoa Khen thưởng, trao giấy chứng nhận, giấy khen cho những sinh viên tham gia tích cực.

Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục môi trường gắn liền với phong trào xây dựng trường đại học thân thiện, bền vững.

ĐH Kinh Tế Khen thưởng, trao giấy chứng nhận, giấy khen cho những sinh viên tham gia tích cực.

Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục môi trường gắn liền với phong trào xây dựng trường đại học thân thiện, bền vững.

ĐH Ngoại Ngữ Khen thưởng, trao giấy chứng nhận, giấy khen cho những sinh viên tham gia tích cực.

Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục môi trường gắn liền với phong trào xây dựng trường đại học thân thiện, bền vững.

ĐH Sư phạm Kỹ thuật Khen thưởng, trao giấy chứng nhận, giấy khen cho những sinh viên tham gia tích cực.

ĐH Duy Tân Khen thưởng, trao giấy chứng nhận, giấy khen cho những sinh viên tham gia tích cực.

ĐH Đơng Á Khen thưởng, trao giấy chứng nhận, giấy khen cho những sinh viên tham gia tích cực.

ĐH Kiến trúc Khen thưởng, trao giấy chứng nhận, giấy khen cho những sinh viên tham gia tích cực.

Kết quả khảo sát cho thấy 8 trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đều có chính sách khuyến khích sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa BVMT như trao giấy chứng nhận, giấy khen... Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như sau:

 Chính sách do trường đề ra vẫn cịn hạn hẹp

 Chưa có sựđổi mới trong các hoạt động ngoại khóa về bảo vệ mơi trường  Chưa có kế hoạch cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa BVMT theo chủ

đề cho từng tháng, từng quý hoặc từng năm.

 Chưa đẩy mạnh chính sách lồng ghép các hoạt động bảo vệ mơi trường vào các ngành học khác.

3.4. Đề xuất giải pháp

Trên thế giới, để hướng đến xây dựng trường đại học phát triển bền vững, các trường không chỉ nâng cao cơ sở hạ tầng mà còn thúc đẩy thực hiện các nghiên cứu và hoạt động ngoại khóa lồng ghép vào chương trình giáo dục nhằm tạo thói quen và hình thành nhận thức cho sinh viên về các vấn đề mơi trường. Ngồi ra trong chương trình giảng dạy phải bao gồm những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề môi trường, khuyến khích sinh viên tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến mơi trường tạo động lực hình thành nên thái độ và cách hành xử trách nhiệm đối với môi trường.

Tại Việt Nam, việc xây dựng trường đại học thân thiện, bền vững đang được quan tâm và bước đầu phát triển. Tuy nhiên vấn đề môi trường và các kiến thức liên quan chưa được lồng ghép vào chương trình chính khóa của tất cả các ngành học. Hoạt động ngoại khóa hướng đến phát triển bền vững của các trường đại học hiện nay tập trung vào tuyên truyền mà chưa đi sâu vào thực hiện. Các hoạt động ngoại khóa về bảo vệ mơi trường tại Việt Nam cịn mang tính tun truyền đại trà, chưa có tính sáng tạo để thu hút sinh viên tham gia tìm hiểu và học hỏi.

Dựa trên kết quả nghiên cứu tại 8 trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, có thể đưa ra một số hướng giải pháp sau:

 Nhóm hoạt động quản lý, giảm thiểu phát sinh chất thải:

- Ngoài các hoạt động giảm thiểu rác thải nhựa và các hoạt động tái chế cần quan tâm phát triển một số hoạt động về rác thải điện tử: thu gom pin; tổ chức các chiến dịch, ngày hội trao đổi, mua bán các vật dụng điện tử cũ của sinh viên (laptop, nồi cơm điện, quạt, tủ lạnh, máy sấy,...)

- Dán sticker và các câu nói hay về bảo vệ môi trường tại mỗi thùng rác hoặc bậc cầu thang hay trong thang máy nhằm gây ấn tượng đến sinh viên từ đó hình thành nên nhận thức và tạo thói quen về hành động phân loại rác.

- Đẩy mạnh phát triển các hoạt động tái chế rác hữu cơ: làm nước rửa chén sinh học; ủ phân (tận dụng thức ăn thừa của sinh viên và cán bộ viên chức từ căn tin trường)... Phát triển hoạt động tái chế các vỏ chai nhựa thành vật trang trí đặt xung quanh khn viên trường  vừa nhằm giảm thiểu sự phát thải vừa mang tính giáo dục cao.

 Nhóm hoạt động tun truyền, tình nguyện nâng cao nhận thức sinh viên:

- Phát triển các chương trình gặp gỡ, tiếp xúc với các con người và mơ hình bền vững nhiều hơn.

- Sáng tạo trong các buổi hội thảo, tọa đàm không bị nhàm chán bằng các trị chơi theo đội nhóm có liên quan đến vấn đề mơi trường giúp sinh viên tiếp thu kinh nghiệm và kiến thức một cách hiệu quả nhất.

- Tổ chức các chương trình thiết kế banner, poster, sticker về vấn đề mơi trường và trưng bày xung quanh khn viên trường hoặc dán những câu nói hay về môi trường tại các bậc cầu thang.

 Nhóm hoạt động liên kết cộng đồng:

- Xây dựng dự án tình nguyện hỗ trợ cộng đồng làm sạch môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát triển hoạt động nghiên cứu sản xuất những chế phẩm hỗ trợ cộng đồng xử lý các vấn đề môi trường

- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn người dân phân loại, tái chế rác thải nhựa...

- Đẩy mạnh phát triển các hoạt động chuyển giao công nghệ sản xuất sạch (trồng nấm...), thân thiện môi trường cho người dân, đặc biệt là nông dân.

 Các chính sách:

- Xây dựng kế hoạch,chỉ tiêu thực hiện hoạt động ngoại khóa về bảo vệ mơi trường có chủ đề cho từng tháng, từng quý hoặc từng năm.

- Xây dựng chiến lược thay thế cơ sở vật chất, các vật dụng tiêu tốn điện năng bằng những thiết bị tiết kiệm điện,...

- Đoàn thành niên tạo cơ chế mở cho sinh viên có thể đề xuất và tự tổ chức các hoạt động ngoại khóa về BVMT

- Đề xuất hướng đến sử dụng văn bản điện tử thay thế cho các văn bản giấy nhằm giảm phát thải.

CHƯƠNG 4.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận 4.1. Kết luận

Sau 9 tháng thực hiện các nội dung, đề tài rút ra một số kết luận sau:

1. Thông qua việc khảo sát, thống kê hoạt động ngoại khóa BVMT tại 8 trường ĐH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thấy rằng từ năm 2018 – 2020 có tổng 33 hoạt động, thu hút hơn 2945 lượt sinh viên tham gia. Chia các hoạt động thành 3 nhóm chính:

 Nhóm 1: Hoạt động quản lý, giảm thiểu phát sinh chất thải

 Nhóm 2: Hoạt động tình nguyện, nâng cao nhận thức của sinh viên  Nhóm 3: Hoạt động liên kết cộng đồng

2. Số lượng sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa BVMT khá chênh lệch giữa các trường, trong đó số lượng sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa BVMT của trường ĐH Sư phạm chiếm tỉ lệ cao nhất (66% của 150 phiếu), và thấp nhất là trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật (10% của 150 phiếu). Từ kết quả phỏng vấn sinh viên rút ra một số ưu, nhược điểm các nhóm hoạt động ngoại khóa BVMT của các trường ĐH tại thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động đó.

3. Đề xuất 4 nhóm giải pháp: nhóm các hoạt động quản lý, giảm thiểu phát sinh chất thải; nhóm hoạt động tuyên truyền, tình nguyện, nâng cao nhận thức của sinh viên; nhóm hoạt động liên kết cộng đồng và nhóm giải pháp cho các chính sách.

4.2. Kiến nghị

Dựa vào những kết quả ban đầu đạt được, đề tài có một số kiến nghị sau:

1. Các trường đại học nên đa dạng về hình thức và nội dung các hoạt động ngoại khóa BVMT.

2. Cần có những nghiên cứu tiếp theo để ngày càng phát triển hướng đến xây dựng một trường đại học thân thiện, bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

[1] Nguyễn Ái Đồn (2006), Giáo trình Kinh tế học vĩ mô. Nhà xuất bản Bách khoa, Hà Nội.

[2] Vũ Văn Đông (2019). Tổng quan về phát triển bền vững. [3] Phạm Ánh (2011). Thế nào là sự phát triển bền vững?

[4] Nguyễn Thị Tuyết (2017). Mơ hình trường đại học xanh Nhật Bản, luận văn thạc sĩ, trường đại học Kinh tế - đại học quốc gia Hà Nội.

[10] Trường Đại học Tôn Đức Thắng (2019). Đại học Tơn Đức Thắng với chương trình giảm phát thải khí nhà kính theo thỏa thuận Paris.

[11] Trường Đại học Tôn Đức Thắng (2017). Seminar về công nghệ xử lý nước thải Johkasou theo tiêu chuẩn và thiết kế Nhật Bản.

[12] Trường Đại học Tôn Đức Thắng (2017). Triển lãm sản phẩm tái chế từ vật liệu đã qua sử dụng của sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng.

[14] Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Kim Mai, Hồng Thị Thanh Thủy (2017), Mơ

hình trường đại học xanh ở Hàn Quốc, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà

Nội.

[16] Th.S Đỗ Mai Lan, Giáo dục vì sự phát triển bền vững – một yêu cầu cấp thiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng Anh

[5] ISCN report 2018

[6] Kevin Rossignol(2018).Is Your Campus Focused on Sustainability?

[7] Indrani G. Das(2013). Office of Sustainability Launches E-Waste Collection

Program

[8] Draft report(05/2018), “Campus cycling” Plan, University of Victoria.

[9] Ulrike Messmer(2017), Moutain forest and risk management, ETHSustainability Summer Scholars 2017 Program.

[13] Global Village Vietnam

[15] Valentin, Grecu and Nagore(2015), The Sutainable University – A model for the

suitainable organization, Mondragon University, Mondragon, Spain.

[17] Malay Dave, Zhonghua Gou, Deo Prasad, Fengting Li(2014), Transforming

Universities into green and sustainable campus, Australia.

[18] Amy Lion Higg, Victoria M. McMillan(2014), Teaching through modeling:

Four’s school Experiences in Sustainability Education, University of Michigan.

[19] A.Lecht, J.Heiss and W.J Buyn(2018), Issues and trends in Education for

Sustainable Development, the United Nation Educational, Scientific and Cultural

Organization.

[20] Gisela Cebrián Bernat(2014), An action research appoarch for embedding

education for sustainability in a university undergraduate curriculum, University of

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT

KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. Thông tin chung Họ và tên: (hovaten)

Trường: ............................................................ 1. Bạn là sinh viên năm?

 Năm 1  Năm 2  Năm 3  Năm 4

2. Giới tính của bạn:  Nam  Nữ

3. Bạn học ngành: .........................................Khoa: .............................. 4. Sở thích:

II. Nội dung điều tra

5. Bạn đã từng tham gia hoạt động ngoại khóa về bảo vệ mơi trường nào chưa?

☐ Có tham gia ☐ Chưa tham gia hoạt động nào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Kể tên một số hoạt động (ngoại khóa hoặc trong sinh hoạt hàng ngày)góp phần giảm thiểu ơ nhiễm, bảo vệ mơi trườngmà bạn đã tham gia:

Hoạt động Thời gian Mức độ (tần suất) tham gia Mức độ hài lòng Hoạt động ngắn hạn hay lâu dài bền vững? Nhận xét về hoạt động Thích Khơng ý kiến Khơng thích

*Mức độ (tần suất) tham gia: 3 tháng/1 lần hay1 tuần/ 1 lần...

*Nhận xét về hoạt động: ý kiến của sinh viên về hoạt động đó (ưu và nhược điểm của hoạt động)

7. Theo bạn, cần làm gì góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ mơi trường?

☐ Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa trong và ngồi trường, các buổi hội nghị, tọa đàm, thảo luận về môi trường.

☐ Đọc, cập nhật tin tức, sách báo, tạp chí... về diễn biến tình trạng mơi trường mỗi ngày.

☐ Thay đổi thói quen, lối sống xanh.

☐ Kêu gọi bạn bè trong trường hay khu vực sống (trọ, ký túc...) cùng tham gia các hoạt động BVMT hoặc thực hiện các hành động đơn giản, thiết thực như tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, phân loại rác...

Ý kiến khác:

Một số hình ảnh hoạt động ngoại khóa BVMT của các trường ĐH tại thành phố Đà

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động ngoại khóa bảo vệ môi trường của sinh viên các trường Đại học tại thành phố Đà Nẵng (Trang 36)