Tiếp tục tuyên truyền phổ biến chủ nghĩa Mác-Lênin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí cách mạng việt nam từ sau cách mạng tháng tám đến cuối năm 1946 (Trang 60 - 64)

CHƯƠNG 2 :Khảo sát diện mạo và nội dung của báo chí cách mạng

2.2. Khảo sát về nội dung

2.2.1. Tiếp tục tuyên truyền phổ biến chủ nghĩa Mác-Lênin

Việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin là nhiệm vụ quan trọng của báo chí cách mạng nƣớc ta trƣớc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Sau năm 11945, đất nƣớc ta bƣớc vào một kỷ nguyên mới nhƣng rồi lại đứng trƣớc những mối hiểm nguy đe doạ đến sự tồn vong của dân tộc. Chủ nghĩa Mác - Lênin là vũ khí mà toàn thế giai cấp cần lao lấy làm nền tảng lý luận trong công cuộc tranh đấu đòi độc lập tự do cho bản thân mình và cho đất nƣớc. Cái chủ nghĩa màu nhiệm đó hơn lúc nào hết cần phải đƣợc củng cố để trở thành kim chỉ nam hành động giúp cả dân tộc Việt Nam vƣợt qua thời điểm khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc”. Nó lại càng cần thiết hơn trong tình hình hiện tại để đấu tranh đẩy lùi những luồng tƣ tƣởng chống đối đang diễn ra do bọn chính trị phản động trong nƣớc ra sức rêu rao.

Trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam thời điểm 1945 - 1946, hai tờ báo Cờ giải phóngSự thật với tƣ cách là cơ quan ngôn luận của Trung ƣơng Đảng và của Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác ở Đông Dƣơng luôn đi đầu trong việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin. Hai tờ báo đã nối tiếp nhau

trang bị vốn lý luận cơ bản một cách hệ thống cho cán bộ cách mạng và toàn thể nhân dân ta. Nội dung tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vốn là tinh thần cơ bản của báo chí cách mạng trƣớc năm 1945, đến thời điểm này nó lại đƣợc soi rọi lại dƣới ánh sáng của thời đại mới. Đó là thời đại giai cấp cần lao đƣợc ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin soi đƣờng đã nhất tề đứng dậy đánh đuổi kẻ thù, lập nên một Nhà nƣớc công - nông đầu tiên ở Đông Nam Á dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Báo Cờ giải phóng đã dành nhiều số báo để đăng tải những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin qua mục “Muốn hiểu chủ nghĩa cộng sản” của tác giả L. Đây là những bài báo ngắn gọn, trình bày mạch lạc, có hệ thống về những nội dung chính cần biết về chủ nghĩa cộng sản. Trƣớc hết, tác giả đã định nghĩa hai chữ “cộng sản” bằng ngôn ngữ dễ hiểu nhƣ sau:

“Cộng sản là đem tất cả công cụ sinh sản làm của chung của xã hội, để ai nấy cùng làm cùng hƣởng, không ai áp bức bóc lột ai. Ở xã hội hiện tại, bao nhiêu công cụ sinh sản nhƣ nhà máy, hầm mỏ, ruộng đất là của riêng của một số ít nhà tƣ bản, địa chủ. Hạng ngƣời này không phải làm lụng mà vẫn thừa ăn thừa mặc. Còn thợ thuyền, dân cày, chiếm số đông trong nhân dân, phải làm vất vả mà vẫn nghèo đói, khổ cực.Trong xã hội cộng sản, hạnh phúc đến với tất cả mọi ngƣời”.

(“Định nghĩa hai chữ cộng sản”, Cờ giải phóng số 17 ra ngày 17.9.1945) Với cách trình bày đơn giản, nhẹ nhàng nhƣ thế, Cờ giải phóng đã tập tan luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực chính trị phản động hòng lật đổ chế độ tốt đẹp mà nhân dân ta đã phải đổ bao nhiêu máu và nƣớc mắt để giành đƣợc từ tay kẻ thù. Chuyên mục “Muốn hiểu chủ nghĩa cộng sản” đã chuyển tải nhiều vấn đề cốt yếu để góp phần làm sáng tỏ chủ nghĩa cộng sản qua hàng loạt bài viết: “Chế độ cộng sản nguyên thủy” (số 18 ra ngày 20.9.1945), “Chế độ nô lệ và phong kiến” (số 19 ra ngày 23.9.1945), “Sự tan rã của chế độ phong kiến” (số 20 ra ngày 27.9.1945), “Sự sụp đổ của chế độ tƣ bản” (số 21 ra ngày 30.9.1945), “Chế độ nào sẽ thay thế cho chế độ tƣ bản” (số 22 ra ngày

4.10.1945), “Làm thế nào để thực hiện chủ nghĩa cộng sản?” (số 23, ra ngày 7.10.1945), “Đệ nhất quốc tế” (số 25 ra ngày 14.10.1945), “Đệ nhị quốc tế” (số 27 ra ngày 21.10.1945), “Đệ tam quốc tế” (số 28 ra ngày 25.10.1945), “Cách mạng vô sản” (số 29 ra ngày 28.10.1945), “Vô sản chuyên chính” (số 32 ra ngày 11.11.1945). Những bài viết này đã chuyển tải những lý luận vốn khô cứng thành một ngôn ngữ dễ hiểu, giản dị, mọi ngƣời ở bất kỳ trình độ tri thức nào cũng đều hiểu đƣợc. Các bài viết trong chuyên mục này một lần nữa góp phần củng cố niềm tin trong đội ngũ cán bộ các tổ chức đoàn thể cách mạng và quần chúng nhân dân vào con đƣờng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn để tiến về tƣơng lai phía trƣớc.

Tiếp nối nhiệm vụ của báo Cờ giải phóng, báo Sự thật với tƣ cách là cơ quan ngôn luận của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác ở Đông Dƣơng, nhƣng thực chất là cơ quan ngôn luận của Trung ƣơng Đảng, đã tích cực thông tin tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin bằng hệ thống những chuyên mục thƣờng xuyên trên mặt báo. Đối với một tờ báo chính trị nhƣ báo Sự thật, ngoài tính đại chúng, báo mang tính tƣ tƣởng và lý luận đặc thù. Ngay trong lời “Phi lộ” trong số đầu tiên ra ngày 5.12.1945, Sự thật đã viết: “Muốn mƣu tự do hòa bình và hạnh phúc cho tất cả loài ngƣời, cho mỗi dân tộc, cho giai cấp công nhân, chỉ có một con đƣờng là thực hiện triệt để chủ nghĩa Các Mác. Và muốn thế, Sự thật

cũng không quên vạch mặt bọn cách mạng đầu lƣỡi, bọn tờrốtxkit đang xuyên tạc chủ nghĩa Các Mác, làm cho chủ nghĩa Các Mác vô cùng linh động ấy biến thành một học thuyết khô khan xa hẳn đại chúng và xa hẳn thực tế”. Trên tinh thần đó, báo Sự thật đã dành dung lƣợng khá lớn cho việc truyền bá hệ tƣởng Các Mác qua các chuyên mục “Phổ thông học thuyết Mác”, “Giới thiệu văn học mác-xít”. Nhiều bài viết phân tích làm nổi rõ tính ƣu việt của chủ nghĩa Các Mác, phân tích sâu sắc quá trình phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội để chỉ rõ ƣu việt của chủ nghĩa cộng sản nhƣ: “Phân tích chủ nghĩa duy vật” (sô Tết Bính Tuất), “Xã hội cộng sản nguyên thủy” (số 25 , 26 ra ngày 6.4.1946), “Các phƣơng pháp bóc lột trƣớc chủ nghĩa tử bản” (từ số 31 ra ngày 13.4.1946 đến số

38 ra ngày 1.6.1946), “Ngày 1.5 và Hội nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác ở Đông Dƣơng” (số 34 ra ngày 5.5.1946), “Thuyết giai cấp tranh đấu và vấn đề dân tộc” (số 42 ra ngày 30.6.1946), “Chủ nghĩa xã hội không tƣởng và chủ nghĩa xã hội khoa học” (số 45 ra ngày 19.7.1946), “Nguyên lý chủ nghĩa Lênin của Xit-ta- lin” (số 46 ra ngày 26.7.1946), “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa tƣ bản” (số 48 ra ngày 9.8.1946), … Báo Sự thật dàng hẳn chuyên mục “Sự thật đọc sách” để giới thiệu các sách đã và vừa xuất bản nhằm phục vụ mục tiêu tuyên truyền hệ tƣ tƣởng mác-xít, đáng lƣu ý là các bài giới thiệu các cuốn sách: “Nguyễn Ái Quốc và làn sóng đỏ trên đất Việt” (số 30 ra ngày 6.4.1946), “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, “Chủ nghĩa Các Mác”, “Xã hội tƣơng lai”, “Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử”, “Những nguyên lý chủ nghĩa Lênin”, “Ănghen”, “Vấn đề thành niên”, “Chƣơng trình, điều lệ Quốc tế cộng sản” (số 31 ra ngày 13.4.1946)… Báo Sự thật đã trích đăng lời phát biểu của Lênin về một học thuyết kế thừa bao tinh hoa tốt đẹp của nhân loại:

“Lịch sử triết học và lịch sử xã hội học đã chứng minh một cách rõ rệt rằng chủ nghĩa Mác hoàn toàn không phải là một chủ nghĩa biệt phái hay một học thuyết kín bƣng và cứng nhắc, mọc lên ngoài con đƣờng phát triển thẳng của văn minh thế giới. Trái hẳn lại, tất cả thiên tài của Mác chính là ở chổ giải quyết những vấn đề mà tƣ tƣởng tiên tiến của nhân loại đã đặt ra rồi. Học thuyết của ông ra đời tiếp tục trực tiếp và liền ngay sau học thuyết của những vĩ nhân đại diện cho triết học, kinh tế học và chủ nghĩa xã hội.

Học thuyết của Mác đúng cho nên vô cùng mạnh. Nó đầy đủ và có thứ tự, nó cho ngƣời ta một cái nhìn bao trùm khắp thế giới, cái nhìn ấy không thể đi đôi với bấtc ứ một mê tín nào, một bọn phản động nào, một sức tự vệ của sự áp bức của tƣ sản nào. Học thuyết Mác là học thuyết kế tục tất nhiên của tất cả những cái gì tốt đẹp nhất mà nhân loại đã sáng tạo đƣợc ở thế kỷ thứ 10, trong nền triết học Đức, kinh tế học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp”.

Báo Sự thật còn tuyên truyền những kinh nghiệm của các nƣớc anh em trong việc truyền bá tƣ tƣởng Mác-xít, đề xuất những ý kiến trong công tác xuất bản sách Mác-xít, liên hệ học hỏi hệ tƣ tƣởng Các Mác trong tình hình hiện tại của đất nƣớc. Đáng chú ý là các bài: “Kinh nghiệm Tàu trong việc truyền bá tƣ tƣ tƣởng Mác-xít” (đăng từ số 52 ra ngày 7.9.1946 đến số 57 ra ngày 11.10.1946), “Một vài ý kiến về việc xuất bản sách Mác-xít” (số 34 ra ngày 5.5.1946), “Những ngƣời Mác xít Việt Nam và chính sách nội trị” (số 61 ra ngày 8.11.1946), “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác với bản Hiến pháp Việt Nam” (số 62 ra ngày 15.11.1946)… Nhân kỷ niệm một năm ra mắt bạn đọc, một lần nữa báo Sự thật khẳng định hệ tƣ tƣ tƣởng soi đƣờng mà nó theo đuổi. Bài “Đầy năm của Sự thật” trên số 65 ra ngày 4.12.1946 viết:

“5.12.1946. Sự thật ra đời đã đƣợc một năm.

Là cơ quan tuyên truyền cổ động của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dƣơng. Sự thật luôn luôn tìm cách làm cho lý tƣởng cao quý ấy càng ngày càng đƣợc phổ biến.

Nhƣng, chủ nghĩa Mác không phải là một lý luận rời thực tế. Sự thật, vì thế không thể chỉ là một cơ quan lý thuyết suông. Nó phải tham gia, và nó đã tham gia một cách tích cực vào cuộc tranh đấu của nhân dân Đông Dƣơng, nhất là của dân tộc Việt Nam, giành độc lập, tự do, hạnh phúc”.

Nhƣ vậy, báo Sự thật không phải là tờ báo lý luận suông mà là tờ báo tích cực tham gia vào công cuộc tranh đấu của dân tộc. Các tờ Cờ giải phóng, Sự thật là những tờ báo Đảng, là kim chỉ nam soi đƣờng cho cả dân tộc ta vƣợt qua những chông gai thử thách đi tới bến bờ hạnh phúc dƣới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin soi đƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí cách mạng việt nam từ sau cách mạng tháng tám đến cuối năm 1946 (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)