Thông tin phản ánh diễn tiến của Cách mạng Tháng Tám và không khí hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí cách mạng việt nam từ sau cách mạng tháng tám đến cuối năm 1946 (Trang 64)

CHƯƠNG 2 :Khảo sát diện mạo và nội dung của báo chí cách mạng

2.2. Khảo sát về nội dung

2.2.2. Thông tin phản ánh diễn tiến của Cách mạng Tháng Tám và không khí hồ

không khí hồ hỡi của quần chúng nhân dân đƣợc sống trong kỷ nguyên mới

Hoạt động của báo chí cách mạng tập trung tuyên truyền phản ánh diễn tiến của khởi nghĩa Tháng Tám giành chính quyền ở các địa phƣơng khắp cả

nƣớc, tiêu biểu là ba trung tâm lớn: Hà Nội (ngày 19.8), Huế (ngày 23.8), Sài Gòn (ngày 25.8). Những thông tin về không khí đấu tranh cách mạng ở ba trung tâm lớn của cả nƣớc và những địa phƣơng khác do báo chí chuyển tải đã giúp cho quần chúng nhân dân hiểu đƣợc toàn bộ diễn biến của cuộc Cách mạng Tháng Tám và những thành công của nó trên phạm vi cả nƣớc.

Tác giả Hồng Hà đã làm sống lại không khí thiêng liêng của những ngày mùa thu lịch sử qua bài tƣờng thuật “Cuộc mít-tinh và biểu tình tại vƣờn hoa Ba Đình trong buổi lễ Ngày độc lập” trên trang nhất báo Cứu quốc số 36 ra ngày 5.9.1945:

“…Buổi lễ bắt đầu. Lá cờ màu đỏ sao vàng đƣợc từ từ kéo lên ngọn cột cờ, trong khi đội âm nhạc cử bài Tiến quân ca. Trên kỳ đài các nhân viên Chính phủ, đầu trần, đứng lên giơ nắm tay chào. Bên dƣới, một rừng cánh tay cũng giơ lên. Một yên lặng trang nghiêm. Một quang cảnh vừa lớn lao vừa rung động.

Đoạn, vị Chủ tịch Chính phủ lâm thời đứng lên. Bằng một giọng rành mạch, giản dị (thỉnh thoảng lại hỏi xuống: “Tôi nói thế này đồng bào nghe có rõ không?”, tỏ ra mỗi lời nói của ông cất lên lúc này đều rất nghiêm trọng và ông muốn quốc dân không để lọt mất lời nào), ông đọc lời Tuyên ngôn của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản Tuyên ngôn lúc đầu nhắc đến cái quyền sống của tất cả mọi dân tộc, cái quyền đƣợc hƣởng mọi tự do và mƣu cầu hạnh phúc cho mình. Nƣớc Việt Nam ngày nay căn cứ vào lợi quyền ấy, lật đổ chế độ cũ đi, chế độ thuộc đia áp bức dã man của ngƣời Pháp và chế độ quân chủ phong kiến thoái hóa, tự dựng thành một nƣớc Việt Nam độc lập, một nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày hôm nay, Chính phủ lâm thời do quốc dân đại hội bầu lên trịnh trọng tuyên bố cho cả thế giới và quốc dân rằng nền độc lập và dân chủ của nƣớc Việt Nam đã thành lập. Dứt lời Tuyên ngôn đanh thép có giá trị lịch sử lớn lao, tất cả quốc dân dƣới đài đều đồng thanh cất lên hoan hô nhƣ sấm vang, trong một sự nhiệt liệt say sƣa chƣa bao giờ thấy”.

Báo Cứu quốc và nhiều báo khác đã dành nhiều trang báo tƣờng thuật lại hào khí quật cƣờng của quân và dân ta làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa thành

công ở khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc. Có thể kể đến những bài báo để lại nhiều dấu ấn lúc bấy giờ nhƣ: “15 năm tranh đấu giải phóng dân tộc” (Cờ giải phóng số 33 ra ngày 18.11.1945), “Cuộc tổng khởi nghĩa của mấy tỉnh miền Nam Trung Bộ” (Cứu quốc số 59 ra ngày 5.10.1945), “Tổng khởi nghĩa” (Cứu quốc đặc san Cách mạng Tháng Tám số tháng 8,1946), “Lịch sử Cách mạng Tháng Tám”, “Ảnh hƣởng quốc tế của Cách mạng Tháng Tám”, “Cách mạng Tháng Tám: tính chất và ý nghĩa” (Sự thật số 50 ra ngày 24.8.1946)… Đồng thời, nhiều bài báo đã phản ánh không khí vui mừng hân hoan của mọi tầng lớp nhân dân đƣợc hít thở trọn vẹn khí trời tự do trong những ngày đất nƣớc bƣớc sang trang sử mới:

“Tuần thái lai của nƣớc Việt đến tƣơi tắn, trẻ trung. Con đƣờng chƣa hết gai chông, nhƣng bƣớc đi của dân tộc chắc chắn, quả quyết. Một nguồn lực mới lên tự bốn phƣơng. Dân tộc nhất định sống. Đất nƣớc nhất định sống. Cây cỏ, rừng đồng nhất định sống.

Dòng máu Việt lọc lại trong trẻo căng hết lồng ngực mọi ngƣời…

Nguồn sống mới ấy quyết lập cho đƣợc nền độc lập hoàn toàn và dựng cho xong nền dân chủ chân chính; nguồn sống ấy sẽ nẩy nở ra trong khắp mọi ngành”.

(“Nguồn sống mới”, Tạp chí Tiên phong số 4 - 5 năm 1946)

“… Từ ngày những cờ đở sao vàng trƣơng ra rực trời Hà Nội thì những tiếng hát của các trẻ em cất lên, ngay lúc mặt trời hé sáng cho tới đêm khuya. Các em cất thứ tiếng ngây thơ, lành mạnh nhất của tuổi xanh, hoan hô chào đón, khích động thêm cái bể sóng cách mạng đƣơng nổi cuồn cuộn. Những bắp chân thoăn thoắt, những mái tóc ánh tơ, những cặp môi đỏ tƣơi và cái giọng vang vang rộn ràng kia sẽ còn thấy dồn dập nữa, đều nhịp nữa dƣới ánh sáng mới của Độc lập. Và chúng ta, chúng ta sẽ hồi hộp đến nghẹn ngào, thấy dƣới những lá cờ “Chiến đấu”, cả những trẻ em Huế, Sài Gòn, cả những trẻ em đồng ruộng,

thôn quê, xƣởng máy, hầm mỏ - tất cả những mầm non hy vọng của đất nƣớc kia cũng băng bƣớc đi với tiếng hát dậy trời…”.

(“Trẻ em với nền độc lập”, Cứu quốc số 41 ra ngày 12.9.1945)

Nhiều văn nghệ sĩ cũng góp thêm tiếng reo vui trong ngày độc lập qua các vầng thơ, bài hát lấy cảm hứng từ những ngày trực tiếp tham gia cuộc Tổng khởi nghĩa. Những bài thơ, bài hát ấy đăng tải trên báo chí cách mạng thời điểm 1945-1946 vẫn còn mãi sức sống đến thời đại hôm nay. Một số bài tiêu biểu có thể kể đến: “Khởi nghĩa” (Tố Hữu), “Tháng Tám huy hoàng” (Nguyễn Ngọc Nhạ - Cứu quốc số đặc san Cách mạng Tháng Tám ra tháng 8.1946), “Bài ca cách mệnh Tháng Tám” (Việt Lang, Cứu quốc số tháng 8.1946), “Ngọn quốc kỳ” (Xuân Diệu, Tiên phong số 3 ra ngày 16.12.1945), “Hội Tháng Tám” (Bùi Công Trừng, Sự thật số 50 ra ngày 24.8.1946”, “Thu” (Thôi Hữu, Sự thật số 53 ra ngày 13.9.1946), “Phút thiêng liêng” (Vƣơng Tứ Ba, Đại chúng - cơ quan của Liên đoàn văn hóa cứu quốc Trung Bộ)… Có niềm vui nào hơn ngày độc lập, có gì quý bằng ngày tự do? Giây phút thiêng liêng của những ngày mùa thu lịch sử ấy mãi mãi là bài ca huy hoàng hào sảng vì vận khí đi lên của một dân tộc thần thánh. Nỗi niềm ấy phần nào thể hiện qua tiếng reo vui phấn khích của các nhà thơ:

“…Ta ôm nhau, đấm nhau, quay lăn lóc Hả hê chƣa! Ai dám bịt mồm ta?

Ta hét huyên thuyên, ta chạy khắp nhà, Ai dám cấm ta điên, điên thần thánh?

Ngực lép bốn ngàn năm, trƣa nay cơn gió mạnh Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời!”

(“Khởi nghĩa”, Tố Hữu, Cứu quốc số tháng 8.1946) “…Việt Nam! Việt Nam! Cờ đỏ sao vàng!

Nghìn lực mới bốn phƣơng lên tới tấp! Nếp cờ bay chen vỗ sóng bài ca…”.

(“Ngọn quốc kỳ”, Xuân Diệu, Tiên phong số 3 ra ngày 16.12.1945)

Xoay xung quanh sự kiện ngày 19.8 và 2.9, tất cả các báo đều tập trung tuyên truyền cho kỷ nguyên mới của độc lập tự do dƣới chế dộ dân chủ nhân dân. Nhiều bài báo phân tích, bình luận nêu bật ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa chính trị của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9. Bên cạnh đó các báo chú ý phản ánh thái độ hồ hỡi của quần chúng nhân dân trong việc hƣởng ứng Cách mạng Thánh Tám và Quốc khánh 2.9. Báo chú ý phân tích những biểu hiện nối tiếp của chủ nghĩa yêu nƣớc đáp ứng quyền lợi trực tiếp của quần chúng nhân dân. Những thông tin xoay xung quanh hai sự kiện trên đều cho thấy thắng lợi của cách mạng gắn liền sức mạnh quần chúng và đƣợc sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng. Đặc biệt các báo, đài phát thanh đều phát đi bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là tiếng nói của Ngƣời đọc Tuyên ngôn Độc lập đƣợc truyền đi trực tiếp trên đài phát thanh. Có nhiều bài viết bình luận về ý nghĩa quan trọng của Tuyên ngôn Độc lập. Nó có tác dụng đoàn kết, tập hợp lực lƣợng, cổ vũ sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ chính quyền cách mạng non trẻ. Thông qua họat động báo chí, lịch sử đất nƣớc dân tộc với các sự kiện trộng đại nói trên đƣợc tái hiện rõ nét thực sự là một ngày hội của quần chúng. Từ việc phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa, báo chí cách mạng kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân quyết tâm giữ gìn nền độc lập vừa mới giành đƣợc: “Tuy vậy, nƣớc Việt Nam độc lập và dân chủ cộng hòa mới ở vào những ngày đầu, hãy còn non nớt, nên chúng ta cần phải làm cho nó chóng đi tới bƣớc trƣởng thành, vững chãi, không có sức nào lấn át, lay chuyển đƣợc… Dƣới sự lãnh đạo của Chính phủ lâm thời và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân ta sẽ đem hết của cải, xƣơng máu ra xây đắp, tô điểm non sông, làm cho nƣớc Việt Nam yêu quý của chúng ta lại đƣợc tƣơi sáng, phú cƣờng sau bao năm lầm than kiệt quệ. Noi theo truyền thống của các thế hệ trƣớc, thế hệ chúng ta sẽ đánh

“một trận cuối cùng” để cho những thế hệ sau này mãi mãi đƣợc sống với độc lập, tự do và hạnh phúc” (Cứu quốc số 41 ra ngày 12.9.1945).

Thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta gắn liền với tài thao lƣợc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình ảnh vị cha già dân tộc đi vào trang báo cách mạng nhƣ là linh hồn của Cách mạng Tháng Tám và ngày độc lập, là kết tinh bao tinh hoa cao quý ngàn đời của thế hệ con Lạc cháu Hồng. Hình ảnh Hồ Chủ tịch với những hoạt động cách mạng của Ngƣời tại thời diểm này là chủ đề xuyên suốt trên các số báo cách mạng. Qua những bài viết, bài phỏng vấn về Hồ Chủ tịch, Ngƣời hiện lên là một nhà nhân văn vĩ đại với tƣ tƣởng nhân văn cao quý: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nƣớc ta đƣợc hoàn toàn độc lập, dân ta đƣợc hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đƣợc học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nƣớc biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu tới vòng danh lợi” (Cứu quốc số 147 ra ngày 21.1.1946). Những hình ảnh, bức vẽ chân về Ngƣời và ba tiếng “Hồ Chí Minh” đi vào tâm trí độc giả đƣơng thời quá đỗi thiêng liêng:

“Đây xƣơng máu, đây hồn thiêng đất nƣớc, Đây căm hờn, đây uất hận vô biên…

Của nhà Nam chung đúc tám mƣơi niên, Đã cấu tạo nên một “Ngƣời dân tộc”.

(“Anh hùng dân tộc”, Vũ Thịnh, Cứu quốc số 180 ra ngày 31.12.1945)

2.2.3. Tuyên truyền các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng chế độ mới

Thực hiện khẩu hiệu “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết”, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc là nhiệm vụ thiêng liêng và cấp bách nhất của nhân dân ta lúc bấy giờ. Vì vậy, phải mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Hội Liên hiện quốc dân Việt Nam, gạt bỏ những bất đồng trong nội bộ quốc gia - dân tộc nhằm chỉa mũi nhọn vào kẻ thù xâm lƣợc bên ngoài và các

lực lƣợng phản động tay sai. Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng Cộng sản Đông Dƣơng chủ trƣơng lập mặt trận dân tộc thống nhất chống Pháp xâm lƣợc, mở rộng Việt Minh làm cho nó bao gồm mọi tầng lớp nhân dân, chú trọng lôi kéo cả địa chủ phong kiến, đồng bào công giáo, phát triển và thống nhất các tổ chức trong toàn quốc, tổ chức thêm các đoàn thể cứu quốc mới vào Việt Minh… Báo chí cách mạng tập trung tuyên truyền chƣơng trình 10 điểm của Mặt trận Việt Minh để tập hợp các lực lƣợng yêu nƣớc và tiến bộ nhằm chiến thắng ba thứ giặc nguy hiểm và bảo vệ chính quyền non trẻ. Báo chí cách mạng còn thông tin tuyên truyền cho cho sự ra đời của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (27.5.1946), Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20.10.1946) và đặc biệt là Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (28.5.1946): “Bao nhiêu thành kiến giai cấp, bao nhiêu phân tranh đảng phái, bao nhiêu đố kỵ về tôn giáo và nòi giống phải hất ra khỏi con đƣờng tiến triển của dân tộc Việt Nam. Từ nay quốc dân Việt Nam đã liên hiệp, không phải chỉ liên hiệp ở trong Chính phủ, mà còn liên hiệp ở quảng đại quần chúng nhân dân… Thống nhất dân tộc là một vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù dân tộc. Vũ khí ấy, ta phải giữ nhƣ một của báu… Lúc này bí quyết của sự thành công ở chổ tinh thần đoàn kết” (“Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam”, Trƣờng Chinh, Sự thật số 38 ra ngày 1.6.1946). Thực hiện chính sách đoàn kết toàn dân nói trên, báo chí cách mạng còn tuyên truyền kêu gọi những ngƣời Việt Nam làm tay sai cho thực dân Pháp mau mau tỉnh ngộ quay trở về với đồng bào ruột thịt: “Hỡi các bạn đã lầm đƣờng! Sự thắng lợi của dân tộc Việt Nam đã rõ rệt. Tƣơng lai đất nƣớc thực là đầy hứa hẹn. Các bạn còn chờ gì nữa mà không mau mau trở lại với đồng bào Tổ quốc. Chúng tôi thừa biết các bạn đã bị bọn thực dân Pháp lừa phỉnh, để chúng đƣa các bạn vào con đƣờng tội lỗi. Ngày nay chính bọn chúng cũng đang bị khốn đốn vì sự phản đối và lời thóa mạ của ngay dân tộc Pháp, thì hỏi chúng còn hơi sức đâu, uy quyền đâu nữa mà đảm bảo nổi cho cuộc đời đầy bất trắc của các bạn? Chúng tôi chắc các bạn cũng đau đớn trƣớc cảnh chém giết dã man ở Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ. Suốt một năm trời nay, núi xƣơng sông máu thảm thê, các bạn cũng nhƣ chúng tôi ai mà

về với Tổ quốc. Tổ quốc bao giờ cũng rộng lƣợng với những đứa con lầm đƣờng nay đã đến ngày hối cải” (Cảm tử số 83 ra ngày 22.5.1946).

Đoàn kết toàn dân nhằm tập hợp mọi ngƣời yêu nƣớc Việt Nam tham gia sự nghiệp kháng chiến kiến quốc cũng là nội dung của nhiều bài báo của Hồ Chí Minh trong thời gian này: “Thƣ gửi các vị phụ lão” (Cứu quốc số 48 ra ngày 21.9.1945), “Thƣ gửi các giới công thƣơng Việt Nam” (Cứu quốc số 66 ra ngày 13.10.1945), “Lời cảm ơn đồng bào công giáo” (Cứu quốc số 70 ra ngày 18.10.1945). Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm xây dựng bộ máy chính quyền và cán bộ chính quyền các cấp. Ngƣời yêu cầu: trong hoạt động thực tiễn, chính quyền cách mạng phải thể hiện đƣợc bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội mới, vì nhân dân. Tƣ tƣởng đó, chủ trƣơng đó cũng đƣợc thể hiện trong nhiều bài viết của Ngƣời: “Cách tổ chức của Ủy ban nhân dân” (Cứu quốc

số 40 ra ngày 11.9.1945), “Chính phủ là công bộc của dân” (Cứu quốc số 46 ra ngày 19.9.1945), “Thiếu óc tổ chức - một khuyết điểm lớn trong các Ủy ban nhân dân” (Cứu quốc số 58 ra ngày 4.10.1945), “Lời khuyên anh em viên chức” (Cứu quốc số 411 ra ngày 20.11.1946)… Ngƣời tin vào nhân dân, tin vào những khả năng tiềm ẩn trong nhân dân nên đã viết bài kêu gọi những ngƣời có tài hãy ra giúp nƣớc: “Nhân tài và kiến quốc” (Cứu quốc số 91 ra ngày 14.11.1945), “Tìm ngƣời tài đức” (Cứu quốc số 411 ra ngày 20.11.1946). Thông qua báo chí, Chính phủ Hồ Chí Minh đã tuyên truyền thực thi nhiều biện pháp để tập hợp, sử dụng nhân sĩ trí thức, tìm kiếm nhân tài của đất nƣớc phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Trên các tờ báo lớn nhƣ Cờ giải phóng, Sự thật, Cứu quốc, Độc lập, Tiến lên, có những bài báo nêu rõ mối quan hệ gắn bó giữa chính quyền với nhân dân, phê phán những lỗi lầm, sai sót làm ảnh hƣởng đến uy tín và quan hệ của chính quyền với nhân dân mà một số cán bộ các cấp ở một số nơi lúc đó mắc phải. Bài “Thƣ của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng” đăng trên báo Cứu quốc số 69 ra ngày 17.10.1945 có đoạn viết:

“Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân nhƣ trong thời kỳ dƣới quyền thống trị của Pháp, Nhật.

Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh.

Chúng ta phải yêu dân, kính dân, thì dân mới yêu ta, kính ta.

…Tôi vẫn biết trong các bạn có nhiều ngƣời làm theo đúng chƣơng trình của Chính phủ và rất đƣợc lòng dân. Song cũng có nhiều ngƣời phạm những lỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí cách mạng việt nam từ sau cách mạng tháng tám đến cuối năm 1946 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)