CHƯƠNG 2 :Khảo sát diện mạo và nội dung của báo chí cách mạng
2.2. Khảo sát về nội dung
2.2.6. Thông tin tuyên truyền mặt trận ngoại giao của Đảng, Nhà nước và Chính
nƣớc và Chính phủ
Không chỉ thông tin cuộc đấu tranh hào hùng của dân tộc ta chống kẻ thù xâm lƣợc trên mặt trận quân sự, báo chí cách mạng còn dành nhiều trang báo để đăng tải các bài viết thông tin tuyên truyền mặt trận ngoại giao của Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ Hồ Chí Minh. Đây là mặt trận không tiếng súng nhƣng có tầm quan trọng đặc biệt trƣớc tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” lúc bấy giờ. Đó là chính sách ngoại giao vừa cƣơng quyết lại vừa khôn khéo mềm dẻo có nguyên tắc nhằm hƣớng tới một mục tiêu nhất quán là độc lập dân tộc. Ngay từ những ngày đầu độc lập, các tờ báo cách mạng đã đăng tải chính sách ngoại giao của Chính phủ lâm thời nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cứu quốc số 57 ra ngày 3.10.1945 đã đăng “Thông cáo của Bộ Ngoại giao” thể hiện rõ chính sách ngoại giao của Đảng, Nhà nƣớc ta:
“Nƣớc Việt Nam còn đƣơng ở giai đoạn đấu tranh kịch liệt, tất chính sách ngoại giao phải có mục đích cốt yếu là giúp cho sự tranh đấu ấy đƣợc thuận lợi bằng mọi phƣơng pháp êm dịu hay cƣơng quyết tùy theo thái độ của các liệt quốc, nhƣng bao giờ cũng lấy Hiến chƣơng Đại Tây Dƣơng làm nền tảng.
- Vì thế đối với các nƣớc Đồng Minh, Việt Nam hết sức thân thiện và thành thực cộng tác trên lập trƣờng bình đẳng tƣơng ái để xây đắp lại nền hòa bình của thế giới. Riêng đối với Trung Hoa là một nƣớc có nhiều mối quan hệ về mọi phƣơng diện địa dƣ, lịch sử, văn hóa và kinh tế, thì Việt Nam lại càng muốn thắt chặt tình thân ái khiến hai dân tộc Việt - Hoa tƣơng trợ mà cùng tiến hóa.
- Duy đối với Pháp, hiện nay Việt Nam bắt buộc phải theo chính sách khác mà đối phó. Trƣớc hết đối với những kiều dân Pháp, nếu họ muốn yên tĩnh làm ăn trong vòng trật tự và tôn trọng sự độc lập của Việt Nam, thì sinh mệnh và tài sản của họ vẫn đƣợc bảo vệ theo luật quốc tế. Nhƣng đối với Chính phủ Pháp Đờ-gôn (De Gaulle), chủ trƣơng thống trị Việt Nam, thì quyết chống lại, nếu Chính phủ ấy không chịu thừa nhận sự độc lập hoàn toàn của Việt Nam.
- Còn đối với các nhƣợc tiểu dân tộc trên toàn cầu, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa sẵn sàng thân thiện, hợp tác chặc chẽ trên nguyên tắc bình đẳng, để ủng hộ lẫn nhau trong sự xây đắp và giữ vững nền độc lập.
-Riêng về hai nƣớc bạn Cao Miên và Ai Lao, thì lấy dân tộc tự quyết làm nền tảng, lại càng phải chặc chẽ hơn nữa vì hai nƣớc ấy trƣớc kia, hiện nay và ngày sau cùng chung một số phận với Việt Nam…”.
Để tập trung lực lƣợng chống thực dân Pháp xâm lƣợc ở miền Nam nƣớc ta, Đảng và Chính phủ Hồ Chí Minh đã thực hiện chủ trƣơng hòa hoãn, nhân nhƣợng, đẩy lùi từng bƣớc âm mƣu chính trị quân sự của quân đội Tƣởng và tay sai. Thông qua mặt trận báo chí, công chúng độc giả hiểu đƣợc rằng: Dựa vào sức mạnh khối đoàn kết toàn dân ủng hộ Chính phủ và bảo vệ nền độc lập tự do, Chính phủ Hồ Chí Minh đã đấu tranh hòa hoãn, nhân nhƣợng với Tƣởng về kinh tế và chính trị, tránh mọi hành động khiêu khích xung đột, khéo léo giải quyết những vụ xung đột đã xãy ra theo sách lƣợc “biến xung đột to thành xung đột nhỏ, biến xung đột nhỏ thành không có xung đột” với khẩu hiệu hành động cấp bách là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”. Báo Cứu quốc, Cờ gải phóng và
đề này: “Tiếng kêu gọi của một Hoa kiều” (Cứu quốc số 37 ra ngày 7.9.1945), “Không nên đổ máu vô ích” (Cứu quốc số 48 ra ngày 18.9.1945), “Vấn đề bạc Tàu” (Cứu quốc số 47 ra ngày 19.9.1945), “Cuộc hội kiến giữa đoàn đại biểu Chính phủ với tƣớng Lƣ Hán” (Cứu quốc số 49 ra ngày 22.9.1945), “Mặt trận Hoa Việt chống Pháp” (Cứu quốc số 83 ra ngày 5.11.1945), “Hoa Việt thân thiện” (Cứu quốc số 88 ra ngày 10.11.1945), “Hoa Việt tinh thần đoàn kết” (Cứu quốc số 103 ra ngày 28.11.1945), “Hãy bình tĩnh” (Cờ giải phóng số 16 ra ngày 12.9.1945), “Giấy bạc Tàu và giấy bạc Đông Dƣơng” (Cờ giải phóng số 18 ra ngày 20.9.1945)… Trong khi hòa giải nhân nhƣợng, thông qua công cụ báo chí, chúng ta đã không ngừng vạch trần những hoạt động chia rẽ, phá hoại phản dân hại nƣớc của các lực lƣợng tay sai của Tƣởng, kiên quyết trừng trị những tên hoạt động làm tổn hại đến an ninh quốc gia trên cơ sở đã đủ bằng chứng. Việc nhân nhƣợng của Đảng và Nhà nƣớc ta đã hạn chế và vô hiệu hóa đến mức thấp nhất mọi hoạt động chống phá của quân Tƣởng và tay sai, làm thất bại âm mƣu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng, tạo điều kiện cho ta kiến quốc và kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đồng thời báo chí cách mạng thời điểm 1945-1946 đã dành nhiều trang báo để thông tin tuyên truyền diễn biến công tác đàm phán ngoại giao của Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ với Pháp. Ngày 28.2.1946, Hiệp ƣớc Pháp - Hoa đã đƣợc ký kết ở Trùng Khánh, đây là sự chà đạp thô bạo đối với chủ quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Tình thế đó đặt ra cho Việt Nam trƣớc một sự lựa chọn: đánh hay hòa? Báo chí cách mạng đã thông tin cho công chúng biết Chính phủ Hồ Chí Minh đã chọn giải pháp “Hòa để tiến”. Báo chí đã đăng tải toàn bộ nội dung của Bản Hiệp định sơ bộ 6.3 cùng với những bài phân tích vì sao chúng ta ký Hiệp định này: “Hòa để tiến” (Cứu quốc số 181 ra ngày 9.3.1946), “Tại sao Hiệp định sơ bộ ra đời”, “Hồ Chủ tịch với bản Hiệp định sơ bộ Việt- Pháp” (Cứu quốc số 188 ra ngày 16.3.1946), “Chúng ta với Hiệp định Việt- Pháp” (Quyết thắng số 23 ra ngày 13.3.1946), “Nguyện vọng của dân tộc Việt Nam trong cuộc đàm phán Việt - Pháp” (Quyết thắng số 25 ra ngày
20.3.1946)… Xã luận “Ngày 1.5.1946” đăng trên báo Sự thật số ra ngày 1.5.1946 có đoạn viết: “Hòa với Pháp không phải là thôi tranh đấu, mà chỉ là thay đổi hình thức tranh đấu. Hòa với Pháp không phải là ngây thơ tin rằng mọi việc đều xong cả, mà trái lại phải tích cực chuẩn bị đối phó với mọi sự bất trắc”. Xã luận “Chúng ta với Hiệp định Việt - Pháp” (Quyết thắng số 25 ra ngày 20.3.1945) đã phân tích: “Đứng trƣớc một việc quan trọng đến vận mệnh của dân tộc, chúng ta phải chú ý đến mấy điều này. Tiến bƣớc đƣờng tranh đấu giành độc lập, không phải khi nào cũng dùng hình thức lƣu huyết, mà còn có nhiều hình thức tranh đấu: ngoại giao, kinh tế, văn hóa… Hình thức nào lợi hơn thì ta dùng. Bản Hiệp định trên mới chỉ là một bản hiệp định sơ bộ để đình chiến, rồi đây còn nhiều bản hiệp định khác về nhiều vấn đề kinh tế Pháp, ngoại giao Việt Nam… Muốn cho cuộc điều đình này đem lại thuận lợi, chúng ta phải có thực lực ủng hộ Chính phủ. Chúng ta nên nhớ rằng trên con đƣờng tranh thủ độc lập độc lập, bao giờ chúng ta cũng chỉ trông cậy vào lực lƣợng của chúng ta. Tuy đình chiến, chúng ta vẫn phải giữ vững trận tuyến, vẫn phải tăng gia lực lƣợng, vẫn phải nỗ lực làm việc, nỗ lực sinh sản để tiến tới hoàn toàn độc lập. Chúng ta phải tránh những hành động hấp tấp, nông nổi bất lợi cho chính sách của Chính phủ. Chúng ta hãy tin cậy ở Chính phủ do một vị lãnh tụ sáng suốt cầm đầu…”. Chính phủ Hồ Chí Minh lúc bấy giờ đã nhân nhƣợng để đảm bảo hòa bình và ta có thời gian để chuẩn bị chu đáo cuộc kháng chiến mà ta biết chắc chắc sẽ xãy ra. Bọn Việt Quốc, Việt Cách rêu rao việc ký Hiệp định trên của Chính phủ ta là bán nƣớc. Các tờ báo cách mạng đã làm nhiệm vụ giải thích cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ bản chất vấn đề trên đồng thời bóc trần sự vu cáo của các thế lực phản động.
Từ sau Hiệp định sơ bộ 6.3, báo chí cách mạng đã lên tiếng vạch trần những hành động vi phạm Hiệp định của thực dân Pháp và tấn tuồng “tự trị” mà Pháp vẽ ra trên mãnh đất Nam Kỳ. Báo chí cách mạng kịch liệt công kích Chính phủ thực dân Pháp chà đạp Hiệp định sơ bộ, chà đạp quyền độc lập dân chủ của toàn lãnh thổ Việt Nam. Bản chất của thực dân Pháp là lật lọng. Một mặt ký
Hiệp định sơ bộ, một mặt chúng cho áp dụng chính sách “chia để trị” với thuyết phân ly, lập Chính phủ Nam Kỳ tự trị. Ngƣời đƣợc Cao ủy D’Argenlieu chọn làm Thủ tƣớng Chính phủ Nam Kỳ tự trị hồi đầu tháng 6.1946 là bác sĩ Nguyễn Văn Thinh, Chủ tịch Liên đoàn Điền chủ Nam Kỳ. Đồng thời Pháp cũng cho thành lập “ Hội đồng tƣ vấn Nam Kỳ” vào đầu năm 1946. Âm mƣu đó của thực dân Pháp đã bị báo chí cách mạng bóc trần qua hàng loạt bài viết với bút chiến chính luận sắc sảo, đáng kể có các bài: “Chính phủ Việt Nam phản kháng Chính phủ Pháp về việc lập Chính phủ Nam Kỳ tự trị” (Cứu quốc số 261 ra ngày 8.6.1946), “Nam Kỳ tự trị” (Sự thật số 39 ra ngày 8.6.1946), “Chính phủ cộng hòa dân quốc Nam Kỳ tự trị?” (Sự thật số 40 ra ngày 15.6.1946), “Ngƣời Pháp hãy bỏ tham vọng tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam” (Sự thật số 48 ra ngày 9.8.1946), “Pháp có lập đƣợc nền tự trị ở Nam Bộ không ?” (Quyết thắng số 26 ra ngày 23.3.1946), “Việt Nam tự do phải có toàn quyền về nội trị” (Quyết thắng
số 27 ra ngày 27.3.1946), “Thôi đừng dùng chính sách ấy nữa” (Quyết thắng số 38 ra ngày 8.5.1946), “Tên thinh đã ký kết gì với ngƣời Pháp?” (Quyết thắng số 48 ra ngày 12.6.1945)… Xã luận “Tự trị là thuộc địa trá hình” đăng trên báo
Cảm tử số 83 ra ngày 22.5.1946 có đoạn viết: “Chủ trƣơng “Nam Kỳ tự trị trong khối Liên hiệp Cộng hòa Việt Nam” là phản động, phản quốc. Hiệp định sơ bộ 6.3 đã nhận nƣớc Việt Nam là nƣớc dân chủ cộng hòa. Tự do nhƣ thế, đứng về mặt pháp chế đã nhận Nam Kỳ với Trung - Bắc Kỳ là một khối rồi còn gì nữa. Vả lại, đã là ngƣời có chút trí xét đoán, thì ai lại không biết rằng Nam Kỳ thuộc khối Việt Nam theo đủ mọi phƣơng diện: địa dƣ, lịch sử, ngôn ngữ, địa lý, chủng tộc và pháp chế. Có tự do ta mới có đủ điều kiện bƣớc tới độc lập hoàn toàn trong một thời gian ngắn. Còn tự trị chính là cao ủy thay cho toàn quyền, ủy viên thay cho thống đốc, cố vấn thay cho chủ tỉnh, cho chủ quận, bầu cử theo ý muốn của Pháp, quân đội trong tay Pháp và nhất là bộ máy kinh tế vẫn trao cho bọn cá mập thực dân, bọn nhà băng, bọn chủ mỏ, bọn đồn điền cao su. Nói tóm lại tất cả bộ máy tự trị vẫn do Pháp quản, cái chính phủ riêng của chúng rồi chỉ có thể làm cái bức bình phong cho bóc lột, cho khủng bố trắng…”.
Đó cũng là nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ cuộc đấu tranh của một số báo chí công khai xuất bản ở Sài Gòn lúc bấy giờ. Cuộc đấu tranh chống thuyết phân ly, chống Chính phủ Nam Kỳ tự trị đã dần lan rộng ra khắp làng báo, thu hút cả những tờ báo “cơ hội” chạy theo cuộc đấu tranh của Báo chí Thống nhất Nam Bộ để tìm độc giả. Trong một bản tuyên ngôn đƣa ra vào ngày 10.10.1946, Báo chí Thống nhất Nam Bộ đòi chính phủ Pháp phải tôn trọng Hiệp định sơ bộ 6.3 và Tạm ƣớc 14.9, dẹp bỏ trò hề Nam Kỳ tự trị, thƣơng thuyết với Chủ tịch Hồ Chí Minh để chấm dứt chiến tranh. Trƣớc cao trào đấu tranh của nhân dân Sài Gòn - Gia Định dƣới sự lãnh đạo của Đảng, với sự góp phần đấu tranh kiên quyết vạch mặt bọn Nam Kỳ tự trị trên mặt báo cách mạng, trƣớc dƣ luận quốc tế của lực lƣợng Báo chí Thống nhất tại Sài Gòn, vào ngày 10.11.1946, không còn chịu đựng đƣợc nữa trƣớc búa rìu dƣ luận, Thủ tƣớng Chính phủ Nam Kỳ tự trị, bác sĩ Nguyễn Văn Thinh đã phải treo cổ tự vẫn.
Những cuộc đàm phán ngoại giao của hai phía Việt Nam và Pháp đã đƣợc báo chí liên tục tƣờng thuật, phân tích và nhận định. Đó là thông tin về cuộc gặp gỡ của Chủ tịch Đông Dƣơng với Cao ủy Đông Dƣơng; thông tin về chuyến đi sang Pháp của phái đoàn Quốc hội nƣớc ta do Phạm Văn Đồng dẫn đầu (từ 25.4 đến 16.5.1946); thông tin về Hội nghị trù bị ở Đà Lạt (từ ngày 19.4 đến 11.5.1946); thông tin về chuyến đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp với tƣ cách là khách mời của Chính phủ Pháp (31.5.1946); thông tin về Hội ngghị Phôngtennơblô (Fontainebleau - từ ngày 6.7 đến 10.9.1946); thông tin về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Chính phủ Pháp Tạm ƣớc 14.9. Độc giả đƣợc chứng kiến qua mặt báo về những cuộc đàm phán gay go có khi căng thẳng giữa đại diện Chính phủ Hồ Chí Minh với đại diện thực dân Pháp, thái độ không khoan nhƣợng của hai phía, dã tâm tái chiếm Việt Nam của Chính phủ thực dân Pháp, tinh thần cƣơng quyết trên nguyên tắc độc lập - chủ quyền - thống nhất của phía Việt Nam. Những bài báo đáng chú ý là: “Đàm phán chính thức” (Cứu quốc số 287 ra ngày 9.7.1946), “Thỏa thuận tạm thời”, “Bản thỏa thuận đã ký kết sau những cuộc tranh luận gay go giữa Hồ Chủ tịch và ông Mu-tê” (Cứu
quốc số 349 ra ngày 9.7.1946), “Ngƣời Pháp phải giữ lời hứa: không đàm phán chính thức ở đâu hết ngoài Pari” (Sự thật số 30 ra ngày 6.4.1946), “Chung quanh Hội nghị trù bị Đà Lạt” (Sự thật số 34 ra ngày 5.5.1946), “Thƣ Hồ Chủ tịch gửi đồng bào Nam Bộ” (Sự thật số 39 ra ngày 8.6.1946), “Trên đƣờng liên hiệp” (Sự thật số 52 ra ngày 7.9.1945), “Theo dõi cuộc Hội nghị trù bị Đà Lạt” (Quyết thắng số 38 ra ngày 8.5.1946), “Một tin mừng” (Quyết thắng số 45 ra ngày 1.6.1946), “Vấn đề địa vị Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp” (Quyết thắng số 56 ra ngày 20.7.1946), “Luận bàn Tạm ƣớc Việt - Pháp: Chúng ta phải tranh đấu để giữ vững chủ quyền” (Sao vàng số 17)…
Chúng ta cần hòa bình để xây dựng nƣớc nhà, cho nên chúng ta đã ép lòng mà nhân nhƣợng để giữ hòa bình. Thế nhƣng thực dân Pháp lại liên tiếp bội ƣớc. Cùng với thông tin phản ánh sự cố gắng của Chính phủ Hồ Chí Minh trong các cuộc đàm phán ngoại giao, báo chí cách mạng còn không quên vạch trần những hành động bội ƣớc của thực dân. Xã luận “Bóc trần mƣu gian của thực dân Pháp” đăng trên báo Sự thật số 66 ra ngày 7.12.1946 thể hiện sự nhân nhƣợng cuối cùng của ta đã đến hồi tràn ly nƣớc khó có thể cứu vãn tình thế:
“Càng ngày càng thấy rõ thực dân Pháp có tham vọng lấy lại toàn cõi Đông Dƣơng. Ký Hiệp định sơ bộ 6.3, thực dân Pháp phản ngay Hiệp định, tiếp tục đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ, lập Chính phủ bù nhìn Nguyễn Văn Thinh. Ký tạm ƣớc 14.9, chúng khiêu khích rồi đánh chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn ở Bắc Bộ, đem quân đi lập lại các ban hội tề ở Nam Bộ.
Hiện nay, về quân sự, chúng cố chiếm lấy vùng duyên hải Bắc Bộ, và chực chiếm hai đƣờng sắt Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội - Lạng Sơn. Chiến thuật chiếm dần từng miếng một đƣợc chúng thi hành có kế hoạch.
Về chính trị, chúng tiếp tục chia rẽ, lừa phỉnh dân ta, ly gián dân ta với dân Pháp, ly gián ta với Tàu. Chúng ra sức vu cáo để lừa phỉnh dƣ luận Pháp và dƣ luận quốc tế. Chúng bảo Chính phủ Hồ Chí Minh “độc đoán”, “bội ƣớc” và “bất lực”, trong khi chính bọn chúng công nhiên bội ƣớc và quân phiệt hoàn
toàn. Chúng đổ cho quân ta cƣớp bóc Hoa kiều, trong khi chính bọn chúng và bọn thổ phỉ do chúng lợi dụng, cƣớp bóc các bạn Hoa kiều.
Một mặt, chúng vu cáo Chính phủ và quân đội Việt Nam; một mặt chúng ra sức khiêu khích… Mƣu mô của bọn thực dân Pháp vô cùng nham hiểm. Nhƣng chúng có thể thành công trong sự nghiệp bất chính của chúng đƣợc