Chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân của Đảng trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 85 - 88)

Chương 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.1 Một số nhận xét

3.1.1 Chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân của Đảng trong

trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là đúng đắn, sáng tạo

Một trong những tư tưởng xuyên suốt trong kháng chiến chống Pháp là tư tưởng toàn dân kháng chiến. Mục tiêu chiến đấu là vì nhân dân, tiềm lực và sức mạnh kháng chiến nằm trong nhân dân. Chính vì thế, Đảng xác định cần phải phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, phát động và tổ chức toàn dân kháng chiến trên tinh thần kháng chiến lâu dài và tự lực cánh sinh mới có thể giành thắng lợi, đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù. Với quan điểm cơ bản đó, Đảng đã tích cực xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân để làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân của Đảng chính là sự vận dụng sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về chiến tranh cách mạng và xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân vào điều kiện cụ thể của cuộc kháng chiến. Đồng thời đây còn là sự kế thừa và phát triển lên tầm cao của truyền thống “cả nước đánh giặc” trong lịch sử Việt Nam. Lực lượng vũ trang ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) là mô hình tổ chức tiêu biểu nhất theo nguyên lý vũ trang toàn dân của Đảng cộng sản Việt Nam. Hình thức tổ chức này kết hợp được sức chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương) và sức mạnh của dân quân du kích, tự vệ - lực lượng vũ trang quần chúng rộng lớn tạo nên một sức mạnh tổng hợp, vô địch.

Thực tế, sau cách mạng tháng Tám 1945, tình hình của nước ta được ví như “ngàn cân treo sợi tóc” với rất nhiều cam go, thách thức. Trong muôn vàn khó khăn ấy, lực lượng vũ trang cách mạng của chúng ta lúc này vẫn còn non trẻ, trang bị còn yếu kém, kinh nghiệm chiến đấu còn ít…Đánh giá tình hình, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh xác định lúc này khẩu hiệu vẫn là “Dân tộc trên hết. Tổ quốc

nhiệm vụ của lực lượng vũ trang trở nên nặng nề hơn. Không thể dừng lại ở một đội quân khởi nghĩa nhỏ bé làm nhiệm vụ hỗ trợ cho cuộc nổi dậy của toàn dân giành chính quyền; lực lượng vũ trang phải trở thành lực lượng nòng cốt cho cuộc đấu tranh quân sự, hỗ trợ cho các hình thức đấu tranh khác, đồng thời chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhân dân chống xâm lược trong toàn quốc mà sớm muộn cũng sẽ xảy ra. Đảng ta đã khẳng định không bao giờ có một công thức duy nhất về cách tiến hành cách mạng và chủ trương kết hợp ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy; kết hợp đánh lớn, đánh vừa và đánh nhỏ; nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời biết tạo thời cơ và nắm vững thời cơ, mở những trận tiến công chiến lược làm thay đổi nhanh chóng cục diện chiến tranh. Những chủ trương và biện pháp xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân của Đảng luôn gắn liền với tiến trình của cuộc kháng chiến.

Cuộc kháng chiến chống Pháp đã chứng minh rằng tổ chức ba thứ quân là tổ chức thích hợp với yêu cầu của phương pháp cách mạng, phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Mô hình xây dựng lượng vũ trang ba thứ quân đã giúp cho Đảng ta có điều kiện động viên “toàn dân đánh giặc”, phát huy mạnh mẽ truyền thống “trăm họ là binh” của cha ông đi trước. Toàn dân đánh giặc là sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhờ toàn dân đánh giặc, nền kinh tế tài chính kiệt quệ đã được xây dựng, đảm bảo cho các tầng lớp nhân dân không bị đảo lộn lớn, đảm bảo cung cấp ngày càng nhiều cho tiền tuyến. Nhờ toàn dân kháng chiến, quân đội ta từ du kích, phân tán, trang bị thô sơ đã tiến lên tập trung, chính quy và có lực lượng cơ động chiến lược mạnh và lực lượng chiến đấu tại chỗ đông đảo. Cũng nhờ toàn dân kháng chiến nên mặc dù nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, đất nước bị chia cắt nhưng chính quyền nhân dân vẫn đứng vững. Chính vì thế mà lực lượng vũ trang của ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng lợi.

Tổ chức lực lượng vũ trang ba thứ quân thường được ví là một cấu trúc hình tháp cực kỳ vững chắc và kiên cố. Sự vững chắc, kiên cố ấy khởi nguồn từ việc

loại hình tổ chức lực lượng ba thứ quân là loại hình tổ chức lược lượng vũ trang kiểu mới, sáng tạo, độc đáo ở nước ta; mang bản chất giai cấp công nhân, tính quần chúng, tính nhân dân sâu sắc được thể hiện trong chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu và tổ chức.

Với những thành quả của việc xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, cụ thể các bước phát triển của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích qua từng gia đoạn của cuộc kháng chiến chống Pháp. Với thắng lợi vĩ đại của quân và dân ta trong chiến lược Đông – Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, và tiếp sau đó là thắng lợi trên mặt trận ngoại giao với Hiệp định Giơ-ne-vơ thì chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng: Chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân của Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) là hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo, phù hợp với điều kiện chiến tranh nhân dân của Việt Nam. Ba thứ quân với vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ được Đảng xác định rõ ràng chính là hình thức thích hợp nhất để động viên và làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc; đáp ứng tốt yêu cầu của chiến tranh du kích (chiến tranh nhân dân địa phương) và chiến tranh chính quy (chiến tranh nhân dân của các binh đoàn chủ lực).

Trong thời đại mới, nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc vẫn được xác định phải là lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân, trong đó quân đội nhân dân phải luôn là quân đội chính quy và ngày càng hiện đại. Chúng ta phải xây dựng một quân đội thường trực vừa đủ, số lượng và chất lượng đảm bảo chiến đấu có hiệu lực cao, với lực lượng hậu bị hùng hậu, được quản lý chặt chẽ và huấn luyện tốt. Quân đội thường trực, với các quân chủng và binh chủng thích hợp, trang bị hiện đại, phải có khả năng ứng phó kịp thời với các cuộc xung đột vũ trang. Đồng thời phải chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang địa phương một cách thích hợp, bao gồm bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Tăng cường xây dựng bộ đội địa phương mạnh ở tuyến đầu phòng thủ và những vùng xung yếu. Tổ chức dân quân tự vệ phải linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của từng cơ sở…

Như vậy, có thể kết luận thêm rằng mô hình tổ chức lực lượng vũ trang ba thứ quân do Đảng tổ chức và lãnh đạo không chỉ đúng trong kháng chiến chống Pháp mà cho tới hiện nay vẫn luôn luôn đúng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình và nhiệm vụ cách mạng của từng thời kỳ khác nhau, Đảng sẽ có những chủ trương xây dựng và phát triển các lực lượng này cho thích hợp và hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)