Lực lượng vũ trang ba thứ quân luôn phối hợp tác chiến nhịp nhàng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 88 - 91)

Chương 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.1 Một số nhận xét

3.1.2 Lực lượng vũ trang ba thứ quân luôn phối hợp tác chiến nhịp nhàng,

nhàng, hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Từ thực tiễn của cuộc kháng chiến, Đảng ta không những khẳng định cần phải tổ chức lực lượng vũ trang ba thứ quân mà đồng thời xác định rõ vai trò, vị trí và tác dụng của từng thứ quân. Cụ thể:

Bộ đội chủ lực giữ vị trí chiến lược chủ yếu trong đấu tranh vũ trang, có chức năng và nhiệm vụ cơ bản là thực hiện những đòn đánh tiêu diệt lớn lực lượng chủ lực của quân địch, giải phóng và bảo vệ những vùng đất đai quan trọng, phối hợp với bộ đội địa phương và dân quân du kích thực hiện những đòn đánh quyết định trên hướng chiến lược chủ yếu làm chuyển biến cục diện chiến tranh có lợi cho ta.

Bộ đội địa phương vừa tổ chức những đơn vị chiến đấu tập trung, vừa phân tán thành những đơn vị nhỏ, vừa tác chiến tập trung, vừa tác chiến du kích. Bộ đội địa phương hoạt động góp phần tạo điều kiện cho tác chiến chính quy của bộ đội chủ lực, tác chiến du kích của dân quân tự vệ phát triển. Bộ đội địa phương còn hỗ trợ đắc lực cho đấu tranh chính trị, nổi dậy phá tề trừ gian của nhân dân trong vùng địch tạm chiếm chống âm mưu của địch gom dân, bắn phá, càn quét,…bảo vệ cơ sở chính trị, căn cứ, hậu phương của ta.

Dân quân du kích được tổ chức rộng khắp với các hình thức phong phú linh hoạt, phù hợp với nhiệm vụ và điều kiện lịch sử cụ thể của từng vùng. Có du kích thoát ly, du kích tập trung, dân quân không thoát ly, có cả đội, tổ, nhóm, trung đội, đại đội; có cả du kích, tự vệ công khai và bí mật. Dân quân du kích là lực lượng chủ yếu cùng toàn dân xây dựng, phát triển “làng chiến đấu”, phát triển chiến tranh

du kích. Dân quân du kích phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương thực hiện vai trò quyết định của đấu tranh vũ trang – tiêu diệt địch, đánh bại ý chí xâm lược của chúng, giải phóng và bảo vệ đất đai trong cuộc kháng chiến.

Mặc dù, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích từ khi ra đời đã mang một sứ mênh lịch sử riêng, nhưng mối quan hệ cơ bản giữa ba thứ quân trong quá trình kháng chiến là quan hệ đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ, phát huy thắng lợi của nhau, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau đánh giặc, cứu nước. Mối quan hệ đó bắt nguồn từ mục tiêu chiến đấu tiêu diệt địch, bảo vệ mình, từ sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng, từ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, toàn dân đánh giặc. Dưới ngọn cờ dẫn dắt của Đảng, sự phối hợp tác chiến giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích luôn có sự nhịp nhàng.

Đường lối xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân của Đảng phù hợp với cách đánh và yêu cầu, nhiệm vụ của từng giai đoạn cụ thể, từng địa phương, chiến trường. Trong khi dân quân du kích phổ biến được tổ chức với quy mô đại đội hoặc trung đội thì bộ đội địa phương thường được tổ chức từ cấp đại đội đến tiểu đoàn. Ở những vùng sau lưng địch, khi mà lực lượng dân quân du kích chưa phát triển mạnh, có thể tổ chức bộ đội địa phương thành các phân đội nhỏ để trực tiếp dìu dắt dân quân du kích. Khi cuộc kháng chiến vở vùng sau lưng địch phát triển mạnh mẽ thì bộ đội địa phương tập trung vào nhiệm vụ chính yếu của mình là đánh những trận tập kích, phục kích ngày càng lớn để tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, làm nòng cốt trong việc chống lại các cuộc càn quét của địch. Bộ đội chủ lực khi cần thiết cũng có thể tổ chức ra các phân đội nhỏ để luồn sâu vào địch hậu, hỗ trợ bộ đội địa phương.

Tùy thuộc vào tình hình cụ thể, Đảng sẽ có những chỉ đạo hợp lý nhằm làm cho các lực lượng vũ trang có điều kiện phối hợp tác chiến nhịp nhàng, hỗ trợ nhau hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Năm 1948, ta quyết định phân tán 1/3 bộ đội chủ lực thành các đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung có nhiệm vụ cùng với các đội vũ

trang tuyên truyền tiến sâu vào vùng địch tạm chiếm, gây cơ sở, giúp đỡ, phối hợp với dân quân du kích đánh địch, nhằm phát triển chiến tranh du kích.

Năm 1949, bộ đội địa phương chính thức được thành lập cũng đã nhanh chóng phát huy vai trò nòng cốt, cùng với dân quân du kích đánh bại nhiều cuộc càn quét, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, thế trận chiến tranh nhân dân ngày càng được mở rộng và củng cố. Từ năm 1949 - 1953, trên cơ sở bộ đội địa phương phát triển mạnh, dân quân du kích hùng hậu, Đảng ta kiên quyết đưa các đại đoàn bộ đội chủ lực tiến lên đánh lớn với sức cơ động lớn, hiệu suất chiến đấu cao.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, tổng số quân chủ lực được huy động phục vụ chiến dịch khoảng 55 nghìn người, song bên cạnh đó là một lực lượng không nhỏ bộ đội địa phương ở tỉnh, huyện và dân quân du kích thuộc các Liên khu 3, 4, Liên khu Việt Bắc, Tây Bắc. Ngoài ra còn có tới 261.500 dân công, thực hiện vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm…phục vụ chiến dịch.

Như vậy, trong mọi giai đoạn của cuộc chiến, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ nhau chiến đấu, hoàn thành sứ mệnh lịch sử cụ thể của từng thứ quân, góp phần hoàn thành sứ mệnh cao cả chung là đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi vĩ đại. Dân quân du kích và bộ đội địa phương có mạnh thì mới phân tán được lực lượng địch, tiến công địch ở khắp nơi, tạo điều kiện cho tác chiến của bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực. Ngược lại bộ đội chủ lực có hoạt động mạnh, đánh những đòn tiêu diệt lớn mới làm cho quân địch tổn thất nặng nề, hoang mang dao động, tạo điều kiện đẩy mạnh chiến tranh nhân dân ở địa phương và cơ sở…Chính nhờ xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân một cách cân đối đã đảm bảo đẩy mạnh cả chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích, từng bước tạo nên chuyển biến của cục diện chiến tranh ngày càng có lợi cho ta. Sự cân đối giữa ba thứ quân trong kháng chiến chống Pháp có sự vận động và phát triển, nhưng về cơ bản các thứ quân được cấu trúc theo hình tháp. Mối quan hệ giữa ba thứ quân trong quá trình kháng chiến là quan hệ đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ, phát huy thắng lợi của nhau, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Mối quan hệ đó bắt nguồn từ mục tiêu

chiến đấu tiêu diệt địch, bảo vệ mình, từ sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng, từ khối đoàn kết toàn dân tộc, toàn dân đánh giặc. Chiến tranh du kích đã tạo nên thế chiến lược có lợi cho ta, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho tác chiến tập trung của bộ đội chủ lực, từng bước đưa chiến tranh du kích phát triển lên chiến tranh chính quy để bẻ gãy các cuộc tiến công lớn của địch, tiêu diệt những bộ phận lực lượng cơ động chiến lược của chúng, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn, tạo nên những bước ngoặt quyết định trong cục diện chiến tranh, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Suyên xuốt cuộc kháng chiến, ta nhận thấy lực lượng vũ trang ba thứ quân đã hoàn thành tốt sứ mệnh lịch sử mà Đảng và nhân dân giao phó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)