Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân từ thấp đến cao, coi trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 91 - 98)

Chương 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.2 Bài học kinh nghiệm

3.2.1 Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân từ thấp đến cao, coi trọng

chất lượng là chính

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biến chứng thì bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Nói cách khác, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng hay một quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội, hay tư duy. Trong xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, bản thân số lượng mới chỉ là một yếu tố sản sinh ra thắng lợi. Càng phát triển lực lượng vũ trang về số lượng thì vấn đề nâng cao chất lượng càng trở nên bức thiết. Chất lượng chiến đấu của lực lượng vũ trang (bao gồm các mặt chính trị, quân sự, trang bị, tổ chức, chỉ huy…) là yếu tố quyết định thắng lợi. Số lượng và chất lượng chính là hai yếu tố tạo thành sức mạnh của lực lượng vũ trang nhưng trong đó chất lượng có ý nghĩa quyết định.

Thấm nhuần quan điểm ấy, Đảng xác định cần phải xây dựng các lực lượng này theo các bước từ thấp tới cao, đặc biệt cần coi trọng chất lượng là chính.

Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế trong và ngoài nước, Đảng nhận thấy một cuộc chiến tranh nhân dân chống xâm lược sẽ xảy ra một sớm một chiều, vì thế nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang, nhất là bộ đội chủ lực, vững mạnh toàn diện là yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp bách của cách mạng. Song với hoàn cảnh nước

ta lúc đó, chế độ mới vừa ra đời, kinh tế, tài chính nghèo nàn, các ngành công nghiệp và kỹ thuật sản xuất thấp kém…nên vấn đề vũ khí trang bị, kỹ thuật chiến thuật, biên chế tổ chức, cán bộ, chúng ta chỉ có thể xây dựng từng bước. Từ xây dựng cơ sở chính trị, lực lượng chính trị quần chúng, từ phong trào đấu tranh chính trị và vũ trang quần chúng rộng rãi để xây dựng dân quân, tự vệ. Sau đó lựa chọn những dân quân du kích ưu tú bổ sung cho bộ đội địa phương, từ bộ đội địa phương bổ sung cho bộ đội chủ lực. Trong kháng chiến chống Pháp, trong việc xây dựng bộ đội, Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh đã xây dựng từ những đơn vị nhỏ, vừa như đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn bộ binh, sau đó phát triển lên thành đại đoàn.Trong những năm đầu kháng chiến, bộ đội chủ lực được tổ chức thành các tiểu đoàn, chi đội, trung đội bộ binh. Từ năm 1949, trên cơ sở lực lượng dân quân du kích phát triển rộng khắp và sự ra đời của bộ đội địa phương, Đảng ta đã gấp rút xây dựng bộ đội chủ lực, đặc biệt là tập trung cán bộ và tăng cường vũ khí trang bị xây dựng, nâng quy mô tổ chức thành những đại đoàn cơ động chiến lược mạnh. Tổ chức và trình độ bộ đội phát triển đến đâu thì phạm vi quy mô phát triển tới đó. Với sự phát triển của cuộc kháng chiến, Đảng chủ trương không nên tập trung xây dựng những đơn vị lớn của bộ đội chủ lực quá sớm làm ảnh hưởng đến sức chiến đấu của bộ đội địa phương và dân quân du kích, khiến cho chiến tranh nhân dân ở cơ sở bị yếu đi, gây bất lợi cho hoạt động của bộ đội chủ lực; cũng không được chậm trễ trong xây dựng bộ đội chủ lực vì như vậy sẽ làm chậm quá trình tiến lên đánh tiêu diệt lớn, bỏ lỡ thời cơ làm chuyển biến so sánh lực lượng và cục diện chiến tranh có lợi cho ta và do đó cũng không đẩy mạnh được hoạt động của bộ đội địa phương và dân quân du kích. Tổ chức của dân quân du kích phổ biến và phù hợp là ở cấp đại đội hoặc trung đội. Bộ đội địa phương có thể tổ chức từ cấp đại đội đến tiểu đoàn. Riêng bộ đội chủ lực, khi chiến tranh chính quy ngày càng được đưa lên mang tầm quan trọng của nó thì tập trung xây dựng các đại đoàn mạnh, xứng đáng là những “quả đấm chủ lực”. Từng bước xây dựng ba thứ quân, đưa chiến tranh từ du kích chiến tiến dần lên vận động chiến là một quá trình vận dụng sáng tạo nguyên tắc vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng vũ trang của Đảng ta. Lực lượng vũ trang ba thứ quân, nhất là bộ đội chủ lực ngày càng lớn

mạnh, khiến cho thực dân Pháp không những phải đương đầu với quân đội chính quy mà còn phải đương đầu với cả dân tộc Việt Nam. Với sự phát triển của bộ đội chủ lực lên quy mô đại đoàn và nhiều trung đoàn trong những năm 1949 - 1950, ta đã tạo nên bước ngoặt chiến lược với chiến thắng của chiến dịch Biên Giới và dần đi đến thắng lợi vĩ đại tại chiến dịch Điện Biên Phủ. Một trong những tiền đề quan trọng của chiến thắng Điện Biên Phủ là trong những năm trước đó, Đảng đã mở rộng khối chủ lực cơ động thành nhiều đại đoàn đủ mạnh để đánh bại âm mưu mở rộng chiến tranh của kẻ thù. Đồng thời kiên trì giữ vững và phát triển hàng triệu bộ đội địa phương và dân quân du kích, đủ sức duy trì và mở rộng chiến tranh du kích vùng sau lưng địch.

Những bước trưởng thành của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích đều có quan hệ mật thiết với sự đi lên của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cụ thể, trong những năm đầu kháng chiến, ta đẩy mạnh chiến tranh du kích bằng các đội vũ trang tuyên truyền, đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung, rồi từng bước đẩy mạnh vận động chiến tiến tới, dần tổ chức các chiến dịch nhỏ, chủ lực phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương. Tiếp đó, khi các chiến dịch quy mô vừa và lớn được thực hiện, vận động chiến và công kiên chiến được vận dụng rộng rãi thì bộ đội chủ lực được tổ chức thành các đại đoàn, chủ yếu là bộ binh, có những thành phần binh chủng kỹ thuật phối hợp.

Thực tế cho thấy, lực lượng vũ trang có chất lượng thì luôn có tinh thần sẵn sàng chiến đấu và ý thức tiến công địch mãnh liệt, có ý thức tổ chức và kỷ luật vững vàng. Trên cơ sở được tổ chức hợp lý, biên chế gọn nhẹ, được đảm bảo tốt về mặt hậu cần, kỹ thuật, có khả năng cơ động trên mọi loại địa hình và dưới mọi thời tiết…chất lượng của ba thứ quân sẽ ngày càng được nâng cao. Vấn đề tổ chức phải đảm bảo cho từng đơn vị có đủ số quân theo biên chế, không thừa không thiếu, với số lượng nhất định và có thể làm nên hiệu suất chiến đấu cao. Phải xây dựng tổ chức mạnh và từng người mạnh, đơn vị mạnh và cơ quan mạnh, đại đoàn mạnh và cơ sở mạnh; xây dựng tác phong làm việc khoa học và chuẩn xác, khẩn trương và nghiêm túc. Lực lượng vũ trang cũng phải được trang bị từng bước vũ khí và

phương tiện chiến tranh ngày càng hiện đại, cả phương tiện chiến đấu và phương tiện đảm bảo chiến đấu. Những vũ khí và phương tiện ấy đảm bảo phù hợp với cách đánh và điều kiện từng chiến trường, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của từng thứ quân. Mục tiêu của việc nâng cao chất lượng là tiến tới xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân tinh nhuệ cả về chính trị, tổ chức và kĩ thuật, chiến thuật. Về chính trị thì có khả năng phân tích, đánh giá tình hình để có thái độ đúng đắn đối với sự việc; về tổ chức thì tuy gọn nhẹ nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu được giao; về trình độ kĩ thuật, chiến thuật thì giỏi sử dụng các loại vũ khí và phương tiện hiện có, vận dụng mưu trí sáng tạo vào các hình thức chiến thuật. Cụ thể:

- Hệ thống cơ quan công tác đảng – công tác chính trị được xây dựng, phát triển, có nhiệm vụ lãnh đạo, phục vụ lãnh đạo và chỉ huy, làm nòng cốt tiến hành giáo dục chính trị trong quân đội, giáo dục tư tưởng , chính trị, văn hóa góp phần xây dựng niềm tin của các lực lượng vũ trang vào đường lối kháng chiến của Đảng, vào tiền đồ của cuộc kháng chiến. Trong nhiệm vụ xây dựng sức mạnh chiến đấu, nâng cao chất lượng tổng hợp của các lực lượng vũ trang thì cần phải lấy xây dựng chính trị làm cơ sở. Các lực lượng vũ trang, đặc biệt là quân đội phải ngày càng tiến lên chính quy, hiện đại song bản chất chính trị, bản chất giai cấp phải vững vàng và kiện định. Vì thế, trước hết phải tập trung xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, làm nòng cốt xây dựng dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; đảm bảo cho quân đội luôn là lực lượng chính trị sắc bén, tin cậy và trung thành của Đảng.

- Hệ thống huấn luyện, giáo dục cũng từng bước được xây dựng và củng cố đáp ứng nhu cầu bổ túc, đào tạo đội ngũ cán bộ. Kinh nghiệm cho thấy, khi được Đảng và nhân dân giao phó cho trọng trách ở hàng ngũ cán bộ, nếu không thường xuyên học tập, rèn luyện thì cán bộ sẽ không đủ nghị lực và bản lĩnh, sẽ tự làm mất phẩm giá chính trị của mình. Thành quả của công tác đào tạo là đã đưa ra chiến trường những cán bộ, tướng lĩnh có bản lĩnh cách mạng vững vàng, có tri thức quân sự tiên tiến…góp phần làm nên những thắng lợi lớn, đánh bại đội quân xâm

lược nhà nghề. Đảng đã thực hiện việc đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ của lực lượng vũ trang ba thứ quân nói riêng và lực lượng vũ trang nhân dân nói chung theo phương châm là: đào tạo trong thực tế chiến đấu và công tác, kết hợp với đào tạo tại trường. Đường lối của công tác đào tạo là phải làm cho cán bộ, chiến sĩ nắm vững quan điểm giai cấp, đường lối kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện và tự lực cánh sinh. Mục tiêu là tạo nên một đội ngũ cán bộ thực sự đủ đức, đủ tài để cùng lãnh đạo nhân dân ta đi đến thắng lợi vĩ đại. Đó phải là đội ngũ cán bộ có khả năng đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, nhất trí với đường lối quân sự, đường lối cách mạng của Đảng, có phẩm chất và năng lực, có tác phong và lối sống lành mạnh, đặc biệt là luôn nhạy bén trước biến đổi của tình hình.

- Hệ thống vũ khí – trang bị kỹ thuật của lực lượng vũ trang ba thứ quân lúc đầu được xây dựng theo tiêu chí “lấy súng giặc đánh giặc”. Xuất phát từ quan điểm vũ khí là phương tiện và là yếu tố rất quan trọng tạo thành sức mạnh chiến đấu, và bằng chủ trương “sắm vũ khí, đuổi thù chung”, “cướp súng giặc, giết giặc”…trong quá trình chiến đấu và xây dựng, Đảng ta đã giải quyết thành công vấn đề trang bị kỹ thuật cho lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam. Bên cạnh việc tận dụng các chiến lợi phẩm, ta cũng luôn chú trọng phát triển các hệ thống xưởng quân giới để sản xuất vũ khí phục vụ kháng chiến trong điều kiện có thể tổ chức. Hướng trang bị là kết hợp vũ khí thô sơ, thông thường và tương đối hiện đại. Với tinh thần quyết tâm cao cùng với sự hỗ trợ của phương tiện, vũ khí, lực lượng vũ trang ba thứ quân đã góp phần to lớn tạo nên sức mạnh hỏa lực, sức mạnh cơ động và đột kích phù hợp với điều kiện cụ thể của từng chiến trường, liên tiếp chiến thắng kẻ thù.

Ngoài ra, Đảng cũng luôn coi trọng tác chiến huấn luyện nên các lực lượng vũ trang ta càng đánh càng trưởng thành, càng đánh càng thắng.

Trong điều kiện hiện nay, Đảng chủ trương cần phải tiếp tục đổi mới nhiệm vụ huấn luyện, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị, kịp thời xử lý các tình huống về quốc phòng – an ninh xảy ra đối với đất nước. Việc huấn

luyện được thực hiện với phương châm lấy huấn luyện kỹ thuật làm cơ sở, huấn luyện chiến thuật làm trung tâm; huấn luyện cơ bản, vững chắc các động tác chiến đấu cá nhân, tiến hành kiếm tra, tăng cường huấn luyện dã ngoại để rèn luyện khả năng cơ động trên các loại địa hình. Việc lựa chọn địa hình và xây dựng các tình huống phải phù hợp với điều kiện tác chiến khi địch sử dụng vũ khí công nghệ cao nhất là các tình huống cơ động phòng tránh, đánh trả và ngụy trang, nghi binh. Thực tế đã khẳng định con người trong lực lượng vũ trang chỉ có thể trở thành yếu tố quyết định khi được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu, có tinh thần chiến đấu cao, có ý thức kỷ luật tự giác, nghiêm minh, biết phát huy đến cao độ tính năng kỹ thuật và có cách đánh thích hợp để chiến thắng.

Riêng với lực lượng vũ trang ba thứ quân trong kháng chiến chống Pháp, thực sự đã có những bước phát triển từ thấp tới cao, không những mở rộng về quy mô mà còn ngày càng được nâng cao về chất lượng. Với tầm nhìn chiến lược xa rộng, sớm dự kiến đúng xu thế phát triển có tính chất quy luật của chiến tranh, Đảng đã đi trước một bước trong việc chỉ đạo xây dựng lực lượng, phù hợp với yêu cầu ngày càng nâng lên từng bước của chiến trường; Đảng quan tâm xây dựng cả ba thứ quân, duy trì tính cân đối, hợp lý giữa các lực lượng ấy; đảm bảo luôn có một lực lượng cơ động chiến lược mạnh, nhất là trong các thời điểm quan trọng có ý nghĩa quyết định về mặt chiến lược.

Lực lượng vũ trang nhân dân ta lớn mạnh như ngày nay thực sự là thành quả to lớn của cách mạng, của Đảng và của nhân dân ta. Ngày nay, trong thời kỳ thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, lực lượng vũ trang nhân dân cần phải không ngừng tiếp tục củng cố xây dựng, hoàn thành tốt sứ mệnh của mình. Lực lượng vũ trang nhân dân ta có số lượng đông, chất lượng cao, được tổ chức chặt chẽ và mang bản chất cách mạng tốt đẹp, truyền thống chiến đấu vẻ vang trong lịch sử, có kỷ luật tự giác, nghiêm minh. Ta có ba thứ quân bố trí ở khắp các vùng, các địa phương trên toàn lãnh thổ, các cơ sở sản xuất xã hội; có khả năng tác động tích cực vào cả kinh tế trung ương, kinh tế địa phương và sản xuất ở cơ sở. Có cơ cấu và phương thức hoạt động tập trung trên nhiều quy mô lớn, nhỏ;

có kinh nghiệm lãnh đạo và động viên quần chúng trong những nhiệm vụ quan trọng, phức tạp mà Đảng giao cho. Đặc biệt, hàng năm lực lượng vũ trang nhân dân luôn được bổ sung những lực lượng thanh niên trẻ, khỏe, hăng hái đã được bồi dưỡng và rèn luyện trong chế độ mới.

Để tiếp tục phát huy những thành quả của các giai đoạn trước, trong tình hình mới, việc xây dựng cả ba thứ quân phải bám sát yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt cho toàn dân thực hiện tốt nhiệm vụ củng cố hòa bình, giữ vững ổn định chính trị, đánh bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù trong mọi tình huống chiến tranh có thể xảy ra ở bất cứ quy mô và cường độ nào. Xây dựng quân đội từng bước hiện đại được Đảng ta xác định qua nhiều kỳ đại hội Đảng. Chúng ta đã thực hiện xây dựng quân đội từng bước hiện đại theo đúng lộ trình, phương hướng và có kế hoạch xác định. Việc xác định phương hướng xây dựng quân đội từng bước hiện đại trong tình hình hiện nay là một vấn đề lớn, có quan hệ trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)