Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Đánh giá chung về tổng quan
Trên cơ sở lý luận khoa học, căn cứ pháp lý và thực tiễn, thông qua việc tổng quan các nghiên cứu công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên trên Thế giới và Việt Nam. Cho tôi nhận ra rằng việc nghiên cứu về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Na Hang giai đoạn 2018- 2020 là rất cần thiết góp phần hoàn thiện quy trình, cơ chế, nhằm tăng cường hiệu quả của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và cả nước nói chung huyện Na Hang nói riêng. Tôi cam đoan rằng chưa có luận văn sau đại học trên địa bàn nghiên cứu về lĩnh vực: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Na Hang giai đoạn 2018 - 2020.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 11 xã và 01 thị trấn trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 11 xã và 01 thị trấn trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
2.2. Nội dung nghiên cứu:
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang
- Điều kiện tự nhiên; - Điều kiện kinh tế xã hội;
- Đánh giá sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản lý sử dụng đất tại huyện Na Hang.
2.2.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang
2.2.3. Thực trạng công tác cấp CNQSDĐ trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2018 - 2020. Tuyên Quang giai đoạn 2018 - 2020.
- Kết quả công tác cấp giấy theo diện tích từng loại đất (đất ở, đất nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại đất khác)
- Kết quả cấp giấy theo đối tượng sử dụng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân)
2.2.4. Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về công tác cấp Giáy chứng nhận QSD đất trên địa bàn huyện. chứng nhận QSD đất trên địa bàn huyện.
- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân
- Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân giai đoạn 2018 - 2020.
- Đánh giá Công tác CNQSDĐ QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân thông qua ý kiến cán bộ chuyên môn trực tiếp thực hiện.
- Đánh giá Công tác CNQSDĐ QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân thông qua ý kiến của người dân.
2.2.5. Đánh giá tồn tại và đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2018 - 2020
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập và thừa kế số liệu, tài liệu (Số liệu thứ cấp)
+ Điều tra thu thập các tài liệu tại các đơn vị cơ quan chức năng, các phòng ban chuyên môn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cũng như công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Nghiên cứu các văn bản pháp luật như: Luật, Thông tư, Nghị định, Nghị quyết… về công tác đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua các thời kỳ từ trung ương tới địa phương.
+ Tìm hiểu các văn bản pháp luật về quản lý đất đai của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu từ người dân, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước thông qua phiếu điều tra (Số liệu sơ cấp):
+ Thu thập tài liệu, số liệu từ người dân:
Lập và phát phiếu cho 90 hộ dân ngẫu nhiên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn 03 xã thuộc huyện Na Hang gồm thị trấn Na Hang: 30 phiếu, xã Năng Khả: 30 phiếu, xã Thanh Tương: 30 phiếu. Tiến hành thống kê, xử lý các tài liệu, số liệu đã thu thập được, từ đó tìm ra các giải pháp để nâng cao chất
lượng trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Na Hang.
+ Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài từ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước:
Tiến hành phỏng vấn cán bộ trực tiếp thực hiện làm công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Cán bộ địa chính của 03 xã gồm thị trấn: 02 cán bộ, xã Thanh Tương: 02 cán bộ, xã Năng Khả: 02 cán bộ, cán bộ của Văn phòng đăng ký đất đai: 02 người và cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường: 02 người. Qua kết quả phỏng vấn, ghi chép lại ý kiến thu thập được để đánh giá phân tích và tổng hợp thông tin nhằm chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện các trình tự, thủ tục để đưa ra đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của địa phương.
2.3.3. Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp số liệu
- Phương pháp phân tích, so sánh
Từ những số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá, nhận xét; tìm ra những nguyên nhân tồn tại, hạn chế và khó khăn trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa phương từ đó đề xuất các giải pháp để giải quyết tốt nhất cho công tác này.
- Phương pháp tổng hợp số liệu
Số liệu thu thập được tính toán, phân tích thông qua các bảng biểu, hình ảnh minh họa
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Na Hang là huyện miền núi, nằm về phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang khoảng 110 km về phía Đông Nam, có giới hạn địa lý từ 22029’ đến 22040’ Vĩ độ Bắc và 104050’ đến 105036’ Kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện được xác định:
- Phía Bắc giáp các tỉnh Hà Giang và tỉnh Cao Bằng; - Phía Nam giáp huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang; - Phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn;
- Phía Tây giáp huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang và giáp tỉnh Hà Giang.
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí huyện Na Hang
Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo số liệu thống kê đất đai năm 2020 là 86.353,7 ha, bao gồm 12 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 11
xã). Trên địa bàn huyện có tuyến Quốc lộ 279, Quốc lộ 2C và Quốc lộ 280 chạy qua, công trình Thủy điện Tuyên Quang và một số điểm du lịch danh lam thắng cảnh. Đây là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Na Hang trong những năm tới.
- Địa hình, địa mạo
+ Na Hang có địa hình bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông, suối, núi, đồi trùng điệp và những thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Nhìn chung địa hình của huyện có 3 dạng chính: Địa hình núi cao hiểm trở; địa hình núi thấp và đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp
+ Đặc điểm địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ cao phổ biến từ 200 - 600 mét; độ dốc trung bình khoảng 20 - 250.
+ Đặc điểm chung của các sông suối trong huyện là có độ dốc lớn, lưu lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa lũ (chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm), nên việc khai thác sử dụng gặp khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn.
+ Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Na Hang trong những năm qua không ngừng được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống giao thông được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của người dân và các phương tiện vận tải, thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một số tuyến đường hiện đã xuống cấp.
- Khí hậu
Na Hang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc á - Trung Hoa và chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa đông lạnh, khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Khí hậu huyện Na Hang năm 2020 cụ thể như sau:
* Nhiệt độ: Trung bình năm là 23,90C, trong năm nhiệt độ trong khoảng từ 21,30C đến 28,40C. Tổng tích ôn năm khoảng 8.2000 C - 8.4000 C.
- Thủy văn
Chế độ thuỷ văn của huyện Na Hang trước khi xây dựng Thủy điện Tuyên Quang phụ thuộc vào lưu vực 2 sông lớn là sông Năng bắt nguồn từ hồ Ba Bể - Bắc Kạn chảy qua địa bàn huyện dài 25 km hợp với sông Gâm ở giữa huyện (tại chân núi Pắc Tạ), hướng sông chảy từ Đông Bắc sang Tây Nam và sông Gâm bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy qua địa bàn huyện dài 53 km, hướng sông chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Sau khi xây dựng Thủy điện Tuyên Quang chế độ thủy văn phụ thuộc nhiều vào sự điều tiết và vận hành của nhà máy.
Ngoài ra, còn có suối Nặm Mường cùng nhiều suối nhỏ khác, các sông, suối đều có tốc độ dòng chảy lớn nhưng đã được hạn chế bởi lưu vực lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang với diện tích trên 8.000 ha.
- Các nguồn tài nguyên + Tài nguyên đất
Nhìn chung, tài nguyên đất của huyện Na Hang khá đa dạng về loại đất; phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông - lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây trồng lâu năm vùng đồi núi. Tuy nhiên, quá trình khai thác, sử dụng trong nhiều năm còn chưa hợp lý do sức ép về dân số, tập quán canh tác, ý thức... nên nhiều nơi tình trạng xói mòn, rửa trôi và suy thoái chất lượng đất vẫn còn xảy ra.
+ Tài nguyên nước
Nước mặt: Tài nguyên nước mặt của huyện khá phong phú, được cung cấp bởi các sông suối, ao hồ, đặc biệt là hồ thuỷ điện Tuyên Quang, chứa khối lượng nước hàng tỷ m3/năm.
Nước ngầm: Theo số liệu của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang thì nguồn nước ngầm của huyện khá phong phú, có ở khắp địa bàn. Tất cả các loại nước ngầm đều có chất lượng đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh
hoạt. Điều kiện khai thác dễ dàng đáp ứng yêu cầu cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân và khai thác quy mô công nghiệp.
- Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê đất đai tính đến 31/12/2020 trên địa bàn huyện có 75.877,57 ha đất lâm nghiệp, chiếm 87,86 % diện tích đất tự nhiên toàn huyện trong đó: Rừng sản xuất có 32.334,17 ha chiếm 37,44 % tổng diện tích tự nhiên; Rừng phòng hộ có 21.927,09 ha chiếm 25,39 % tổng diện tích tự nhiên; Rừng đặc dụng có 21.616,31 ha chiếm 25,03 % tổng diện tích tự nhiên. Huyện Na Hang có quỹ đất rừng rất lớn, ngoài việc mang lại giá trị về kinh tế cao còn có ý nghĩa trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái không chỉ với Na Hang mà cho cả vùng.
- Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu của đoàn địa chất 109, Liên đoàn Bản đồ 207 công bố năm 1994 - 1995 và tài liệu của các Bộ, ngành hữu quan, hiện trên địa bàn huyện Na Hang có một số loại khoáng sản sau:
- Antimon đã phát hiện được 4 điểm, tuy nhiên trữ lượng không lớn. Ngoài các loại khoáng sản trên, Na Hang còn có một số loại khoáng sản khác như đá vôi, vonfram, pirit, kẽm, chì, sét chịu lửa, nước khoáng, vàng sa khoáng, cát, sỏi... nhưng có trữ lượng nhỏ, nằm rải rác và đang được khai thác sử dụng ở một số điểm.
- Tài nguyên nhân văn
Với dân số hơn 43 nghìn người năm 2020, huyện Na Hang hiện có cộng đồng các dân tộc (Tày, Dao, Nùng, Hoa, Mông, Kinh, Sán Cháy...) cùng sinh sống. Trong đó, người Tày chiếm đa số, tiếp đến là dân tộc Dao, Kinh. Cộng đồng các dân tộc trong huyện với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn hoá đa dạng với nhiều nét độc đáo. Nhân dân các dân tộc có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn gian khổ về kinh tế, sự khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước đi lên. Đó
là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, trong xu hướng hội nhập cả nước, khu vực và quốc tế; là thuận lợi để Đảng bộ và chính quyền các cấp lãnh đạo nhân dân vững bước tiến lên trong sự nghiệp xây dựng huyện Na Hang giàu đẹp, văn minh.
3.1.2. Điều kiện kinh tế
Trong giai đoạn 2015 - 2020, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo sát sao của các cấp, sự phối hợp, giúp đỡ của các sở, ban, ngành và nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức của nhân dân, nền kinh tế huyện Na Hang đã có những bước chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã được nâng lên đáng kể. Thực hiện tốt hai lĩnh vực đột phá, ba nhiệm vụ trọng tâm và đạt được những kết quả quan trọng.
Kinh tế của huyện tiếp tục có những bước phát triển mới, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại; giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm thủy sản. Với việc áp dụng chương trình “ Mỗi xã một sản phẩm” và các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 8%/năm. Phát huy thế mạnh về sinh thái, cảnh quan thiên nhiên độc đáo, danh lam thắng cảnh của địa phương để thúc đẩy phát triển du lịch. Tập trung sản xuất công nghiệp có lợi thế như thủy lợi, vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp... giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 đạt 1.238 tỷ đồng.
Ngoài ra cơ cấu thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển mạnh, năm 2020 tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội đạt 1.600 tỷ đồng. Hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh cũng được đẩy mạnh, các sản phẩm hàng hóa đặc sản của địa phương được đưa đi tham gia các hội chợ thương mại, đăng ký bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm. Từ đó, đời sống nhân dân được cải thiện; giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng dần tỷ lệ hộ khá, giàu; bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng đổi mới.
Huyện Na Hang cũng đang tập trung nguồn lực đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch các cụm dân cư tập trung gắn với phát triển thị tứ, trung tâm cụm xã và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị. Nâng cao trình độ dân trí, chất lượng đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và hướng tới xây dựng và phát triển thị trấn Na Hang cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV vào năm 2025.