KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện na hang, tỉnh tuyên quang giai đoạn 2018 2020 (Trang 33)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang

3.1.1. Điu kin t nhiên

- Vị trí địa lý:

Na Hang là huyện miền núi, nằm về phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang khoảng 110 km về phía Đông Nam, có giới hạn địa lý từ 22029’ đến 22040’ Vĩ độ Bắc và 104050’ đến 105036’ Kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện được xác định:

- Phía Bắc giáp các tỉnh Hà Giang và tỉnh Cao Bằng; - Phía Nam giáp huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang; - Phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn;

- Phía Tây giáp huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang và giáp tỉnh Hà Giang.

Hình 3.1: Sơ đồ v trí huyn Na Hang

Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo số liệu thống kê đất đai năm 2020 là 86.353,7 ha, bao gồm 12 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 11

xã). Trên địa bàn huyện có tuyến Quốc lộ 279, Quốc lộ 2C và Quốc lộ 280 chạy qua, công trình Thủy điện Tuyên Quang và một số điểm du lịch danh lam thắng cảnh. Đây là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Na Hang trong những năm tới.

- Địa hình, địa mạo

+ Na Hang có địa hình bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông, suối, núi, đồi trùng điệp và những thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Nhìn chung địa hình của huyện có 3 dạng chính: Địa hình núi cao hiểm trở; địa hình núi thấp và đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp

+ Đặc điểm địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ cao phổ biến từ 200 - 600 mét; độ dốc trung bình khoảng 20 - 250.

+ Đặc điểm chung của các sông suối trong huyện là có độ dốc lớn, lưu lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa lũ (chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm), nên việc khai thác sử dụng gặp khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn.

+ Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Na Hang trong những năm qua không ngừng được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống giao thông được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của người dân và các phương tiện vận tải, thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một số tuyến đường hiện đã xuống cấp.

- Khí hậu

Na Hang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc á - Trung Hoa và chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa đông lạnh, khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Khí hậu huyện Na Hang năm 2020 cụ thể như sau:

* Nhiệt độ: Trung bình năm là 23,90C, trong năm nhiệt độ trong khoảng từ 21,30C đến 28,40C. Tổng tích ôn năm khoảng 8.2000 C - 8.4000 C.

- Thủy văn

Chế độ thuỷ văn của huyện Na Hang trước khi xây dựng Thủy điện Tuyên Quang phụ thuộc vào lưu vực 2 sông lớn là sông Năng bắt nguồn từ hồ Ba Bể - Bắc Kạn chảy qua địa bàn huyện dài 25 km hợp với sông Gâm ở giữa huyện (tại chân núi Pắc Tạ), hướng sông chảy từ Đông Bắc sang Tây Nam và sông Gâm bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy qua địa bàn huyện dài 53 km, hướng sông chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Sau khi xây dựng Thủy điện Tuyên Quang chế độ thủy văn phụ thuộc nhiều vào sự điều tiết và vận hành của nhà máy.

Ngoài ra, còn có suối Nặm Mường cùng nhiều suối nhỏ khác, các sông, suối đều có tốc độ dòng chảy lớn nhưng đã được hạn chế bởi lưu vực lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang với diện tích trên 8.000 ha.

- Các nguồn tài nguyên + Tài nguyên đất

Nhìn chung, tài nguyên đất của huyện Na Hang khá đa dạng về loại đất; phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông - lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây trồng lâu năm vùng đồi núi. Tuy nhiên, quá trình khai thác, sử dụng trong nhiều năm còn chưa hợp lý do sức ép về dân số, tập quán canh tác, ý thức... nên nhiều nơi tình trạng xói mòn, rửa trôi và suy thoái chất lượng đất vẫn còn xảy ra.

+ Tài nguyên nước

Nước mặt: Tài nguyên nước mặt của huyện khá phong phú, được cung cấp bởi các sông suối, ao hồ, đặc biệt là hồ thuỷ điện Tuyên Quang, chứa khối lượng nước hàng tỷ m3/năm.

Nước ngầm: Theo số liệu của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang thì nguồn nước ngầm của huyện khá phong phú, có ở khắp địa bàn. Tất cả các loại nước ngầm đều có chất lượng đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh

hoạt. Điều kiện khai thác dễ dàng đáp ứng yêu cầu cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân và khai thác quy mô công nghiệp.

- Tài nguyên rừng

Theo kết quả thống kê đất đai tính đến 31/12/2020 trên địa bàn huyện có 75.877,57 ha đất lâm nghiệp, chiếm 87,86 % diện tích đất tự nhiên toàn huyện trong đó: Rừng sản xuất có 32.334,17 ha chiếm 37,44 % tổng diện tích tự nhiên; Rừng phòng hộ có 21.927,09 ha chiếm 25,39 % tổng diện tích tự nhiên; Rừng đặc dụng có 21.616,31 ha chiếm 25,03 % tổng diện tích tự nhiên. Huyện Na Hang có quỹ đất rừng rất lớn, ngoài việc mang lại giá trị về kinh tế cao còn có ý nghĩa trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái không chỉ với Na Hang mà cho cả vùng.

- Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu của đoàn địa chất 109, Liên đoàn Bản đồ 207 công bố năm 1994 - 1995 và tài liệu của các Bộ, ngành hữu quan, hiện trên địa bàn huyện Na Hang có một số loại khoáng sản sau:

- Antimon đã phát hiện được 4 điểm, tuy nhiên trữ lượng không lớn. Ngoài các loại khoáng sản trên, Na Hang còn có một số loại khoáng sản khác như đá vôi, vonfram, pirit, kẽm, chì, sét chịu lửa, nước khoáng, vàng sa khoáng, cát, sỏi... nhưng có trữ lượng nhỏ, nằm rải rác và đang được khai thác sử dụng ở một số điểm.

- Tài nguyên nhân văn

Với dân số hơn 43 nghìn người năm 2020, huyện Na Hang hiện có cộng đồng các dân tộc (Tày, Dao, Nùng, Hoa, Mông, Kinh, Sán Cháy...) cùng sinh sống. Trong đó, người Tày chiếm đa số, tiếp đến là dân tộc Dao, Kinh. Cộng đồng các dân tộc trong huyện với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn hoá đa dạng với nhiều nét độc đáo. Nhân dân các dân tộc có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn gian khổ về kinh tế, sự khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước đi lên. Đó

là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, trong xu hướng hội nhập cả nước, khu vực và quốc tế; là thuận lợi để Đảng bộ và chính quyền các cấp lãnh đạo nhân dân vững bước tiến lên trong sự nghiệp xây dựng huyện Na Hang giàu đẹp, văn minh.

3.1.2. Điu kin kinh tế

Trong giai đoạn 2015 - 2020, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo sát sao của các cấp, sự phối hợp, giúp đỡ của các sở, ban, ngành và nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức của nhân dân, nền kinh tế huyện Na Hang đã có những bước chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã được nâng lên đáng kể. Thực hiện tốt hai lĩnh vực đột phá, ba nhiệm vụ trọng tâm và đạt được những kết quả quan trọng.

Kinh tế của huyện tiếp tục có những bước phát triển mới, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại; giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm thủy sản. Với việc áp dụng chương trình “ Mỗi xã một sản phẩm” và các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 8%/năm. Phát huy thế mạnh về sinh thái, cảnh quan thiên nhiên độc đáo, danh lam thắng cảnh của địa phương để thúc đẩy phát triển du lịch. Tập trung sản xuất công nghiệp có lợi thế như thủy lợi, vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp... giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 đạt 1.238 tỷ đồng.

Ngoài ra cơ cấu thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển mạnh, năm 2020 tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội đạt 1.600 tỷ đồng. Hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh cũng được đẩy mạnh, các sản phẩm hàng hóa đặc sản của địa phương được đưa đi tham gia các hội chợ thương mại, đăng ký bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm. Từ đó, đời sống nhân dân được cải thiện; giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng dần tỷ lệ hộ khá, giàu; bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng đổi mới.

Huyện Na Hang cũng đang tập trung nguồn lực đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch các cụm dân cư tập trung gắn với phát triển thị tứ, trung tâm cụm xã và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị. Nâng cao trình độ dân trí, chất lượng đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và hướng tới xây dựng và phát triển thị trấn Na Hang cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV vào năm 2025.

Bảng 3.1: Thực trạng phát triển kinh tế của huyện Na Hang (2018-2020) Chỉ tiêu ĐVT 2018 Các năm 2019 2020

Giá trị sản xuất Tỷ

đồng 2.481,89 2.656,14 2.816,67 Tốc độ tăng trưởng

kinh tế % 8,12 7,02 6,04

Cơ cấu kinh tế %

- Nông nghiệp % 29,44 30,28 30,22 - Công nghiệp- XD % 38,03 36,84 38,27 - Thương mại - DV % 32,53 32,88 31,51

(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Na Hang năm 2020)

3.1.3. Tình hình xã hi

- Dưới sự phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế, cùng với sự gia tăng dân số, huyện đã chủ trương thu hút các nguồn lực và có nhiều giải pháp tổ chức thực hiện hữu hiệu chương trình xóa đói giảm nghèo, ban hành các kế hoạch thực hiện công tác Lao động - Việc làm, dạy nghề. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn rà soát nhu cầu đào tạo nghề lao động để tổ chức các lớp đào tạo nghề, đổi mới nâng cao hiệu quả phương pháp đào tạo, tập trung đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường lao động. Triển khai tuyển dụng đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được trên 200 lao động, vượt 100% kế hoạch. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo việc làm mới cho trên 8.700 lao động, vượt 11% mục tiêu Nghị quyết. Huyện còn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Tuyên Quang tổ chức Phiên giao dịch việc làm huyện Na Hang năm 2020; tổng kết Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 27,5 triệu đồng/người/năm. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp, chương trình xoá đói giảm nghèo, thực hiện chính sách đối với người có công và các chính sách an sinh xã hội đạt được nhiều kết quả. Đặc biệt quan tâm và hỗ trợ kịp thời người lao động, hộ kinh doanh cá thể, người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Các giải pháp giảm nghèo được triển khai đồng bộ, hiệu quả, kết quả hỗ trợ 118 người có công với cách mạng, 77 thân nhân người có công với cách mạng, 15 người vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác, 1.395 người là đối tượng bảo trợ xã hội, 41 hộ kinh doanh, 106 người lao động, 23.835 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, với tổng số kinh phí hỗ trợ trên 20 tỷ đồng.

Nhìn chung chất lượng lao động trên địa bàn huyện tương đối cao, thuận lợi trong việc tiếp thu kỹ thuật và công nghệ mới để nâng cao năng suất. Trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày càng được nâng cao, tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông đã giảm dần. Nhưng vấn đề đặt ra là việc làm cho người lao động còn gặp nhiều khó khăn do đất sản xuất bị thu hẹp, các cơ quan xí nghiệp trên địa bàn không nhiều, chưa đảm bảo đủ việc làm cho người lao động.

Bảng 3.2: Tình hình dân số, lao động của huyện Na Hang (2018 - 2020) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 SL (%) SL Năm 2019 (%) Năm 2020 SL (%)

Tổng dân số 42.774 43.383 43.749

- Thành thị Người 8.227 19,23 8.361 19,27 8.432 19,27 - Nông thôn Người 34.547 80,77 35.022 80,73 35.317 80,73

Giới tính 42.773 43.383 43.749

- Nam Người 22.039 51,52 22.274 51,34 22.459 51,34 - Nữ Người 20.735 48,48 21.109 48,66 21.290 48,66

Cơ cấu lao động

- Nông nghiệp Người 17.561 63,73 17.043 61,26 16,55 59,00 - Công nghiệp Người 4.329 15,71 4.771 17,15 5.160 18,40 - Thương mại

DV

Người 5.666 20,56 6.006 21,59 6.338 22,60

Tổng số hộ Hộ 10.630 10.752 10,860

* Đánh giá chung - Lợi thế

+ Na Hang là huyện có vị trí vị trí địa lý trung tâm, trên địa bàn huyện có nhiều tuyến giao thông chạy qua tạo cơ hội cho huyện trong thu hút đầu tư, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, giao lưu thông thương với các huyện trong tỉnh và các huyện ngoài tỉnh để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Với tiềm năng về đất đai, nguồn nhân lực, tiềm năng du lịch, các di tích danh lam thắng cảnh đẹp thuận lợi cho phát triển thương mại du lịch, dịch vụ.

+ Na Hang là mảnh đất có nhiều dân tộc cùng sinh sống, nhiều di tích danh thắng và 28 di tích lịch sử cách mạng... là những vùng sinh cảnh có môi trường trong lành, là tiềm năng to lớn cho phát triển du lịch - dịch vụ của huyện. Các dân tộc huyện Na Hang có truyền thống cách mạng, cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất và đoàn kết dũng cảm trong đấu tranh chống ngoại xâm; nhân dân có truyền thống hiếu học, ham hiểu biết và có ý thức vươn lên trong hoạt động khoa học công nghệ nếu có chiến lược đào tạo và sử dụng hợp lý sẽ là nguồn lao động dồi dào, nhân tố quan trọng trong tiềm lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

+ Nguồn tài nguyên đất đai phì nhiêu, màu mỡ là tiềm năng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, lương thực. Lượng nước trên các hồ, sông suối lớn thuận tiện cho thủy lợi, nuôi trồng thủy sản và cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt. Đây cũng là tiềm năng phát triển thủy điện với trữ năng thuỷ điện lớn đang bắt đầu khai thác để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện ngày càng tăng của huyện cũng như cả nước.

+ Có lợi thế về quỹ đất đai và thời tiết thích hợp cho đa dạng hóa phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tổng hợp như trồng các loại cây nguyên vật liệu, cây lương thực, cây hoa màu và các mô hình kinh tế trang trại, vườn đồi, chăn nuôi gia súc lấy thịt… theo hướng sản xuất hàng hóa đặc sản. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để mở rộng diện tích vùng nguyên liệu

chế biến gỗ, giấy, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Tài nguyên khoáng sản một số loại có trữ lượng khá như: các loại quặng, đá xây dựng,… là cơ sở để huyện phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và vật liệu xây dựng trong tương lai.

+ Dân số, lao động tương đối lớn, có kinh nghiệm sản xuất, phong tục tập quán độc đáo, nhân dân có ý chí tự lực tự cường phấn đấu vươn lên, có nhiều di tích lịch sử có giá trị... nên có thể vượt qua những khó khăn thử thách

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện na hang, tỉnh tuyên quang giai đoạn 2018 2020 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)