Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu 0867 nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 49)

) Tổng chi 297,01 362,0 7 444,47 65,06 22% 82,40 23% Chi trả lãi 244,31 317,6 0 397,00 73,29 30% 79,40 25% Chi phí quản lý 7,00 5,80 5,77 (1,20) - 17% (0,03) -1%

Chi trả nhân viên 11,90 12,00 12,20 0,10 1% 0,20 2%

Chi phí hoạt động 14,00 13,77 14,50 (0,23) -2% 0,73 5%

Chi phí thuê mặt

bằng 7,80 7,90 8,00 0,10 1% 0,10 1%

Chi hoạt động khác 12,00 5,00 7,00 (7,00) -

58% 2,00 40%

Chênh lệch thu chi \ 99,09 ---/ 108,9 2 130,83 9,83 10% 21,91 20%

từ năm 2015-2017, năm 2016 chênh lệch thu chi tăng 9,83 tỷ đồng (tăng 10%) so với năm 2015, năm 2017 tăng 21,91 tỷ đồng (tăng 20%) so với năm 2016. Nguồn thu nhập chủ yếu của Chi nhánh đuợc đem về là thu từ lãi cho vay (chiếm khoảng 80% tổng nguồn thu). Ngoài ra các khoản lãi tiền gửi, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, thu từ các dịch vụ thanh toán, dịch vụ khác cũng góp phần tạo nên nguồn thu cho Chi nhánh. Nguồn thu nhập Chi nhánh qua các năm này tăng chủ yếu là do du nợ tăng lên và nguồn thu nhập này là từ lãi cho vay thu đuợc.

Về các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh chủ yếu là chi phí cho huy động vốn, chi phí cho mua vốn cho vay từ hội sở. Tổng chi phí năm 2015 là 297,01 tỷ đồng và chi phí này đến năm 2016 là 65,06 tỷ đồng (tăng lên 22%) so với năm 2015, năm 2017 tăng 82,4 tỷ đồng (tăng lên 23%) so với năm 2016.

tế thế giới bất ổn, với những lần tăng lãi suất của Fed cũng như hiện tượng Brexit do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lao đao, trong khi ngân hàng Vietcombank nói chung và chi nhánh nói riêng tài trợ ngoại thương rất nhiều,

nên việc phát triển khách hàng mới của Chi nhánh rất khó khăn các doanh nghiệp xuất khẩu không mở rộng hoạt động. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế

của Chi nhánh qua các năm, năm sau luôn tăng cao hơn các năm trước, điều

đó cho thấy kết quả kinh doanh của chi nhánh luôn đạt được kết quả tốt, đó là

do Chi nhánh có Ban giám đốc đã nỗ lực không ngừng cùng với toàn thể cán

bộ nhân viên của Chi nhánh để hoàn thành các mục tiêu mà Hội sở Trung ương giao cho.

Tóm lại, trong 3 năm 2015-2017, việc thực hiện các chỉ tiêu kinh

doanh của Chi nhánh đã gặp không ít khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh cùng sự hỗ trợ từ phía ngân hàng nên đã đạt được kết quả tốt.

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH SGD GIAI ĐOẠN 2015-2017

2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu định tính

Một là, sự chặt chẽ của quy trình tín dụng của ngân hàng

Quy trình tín dụng tại Vietcombank Chi nhánh SGD được thực hiện theo quy trình được ban hành trong hệ thống Vietcombank. Quy trình tín dụng ngân hàng Vietcombank ban hành là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Quy trình tín dụng tổng quát thường

Các giai đoạn này đồng đều, liên quan đến nhau và có vai trò quan trọng nhu nhau trong một quy trình tín dụng, tạo nên một thể thống nhất.

- Quy trình tín dụng ngân hàng:

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.

Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng do khách hàng lập, đây là buớc đầu để ngân hàng lấy đuợc các thông tin liên quan đến khách hàng. Luợng giấy tờ trong hồ sơ đuợc lập trong giăi đoạn này phụ thựôc vào nhiều yếu tố nhu khách hàng đã thiết lập quan hệ hay khách hàng lần đầu quan hệ, loại hay kĩ thuật cấp tín dụng... Tuỳ vào từng đối tuợng khách hàng mà ngân hàng sẽ xem xét theo loại nào, có đảm bảo hay tín chấp.

Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng còn phụ thuộc vào quy mô nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng. Yêu cầu thông tin từ hồ sơ tín dụng sẽ tăng lên khi quy mô tín dụng sẽ đựơc cấp lớn.

Ở giai đoạn này nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên tín dụng là tiếp xúc, thông báo điều kiện cấp tín dụng đối với từng khách hàng cụ thể với những mục đích sử dụng vốn đã định.

Bước 2: Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng cũng nhu khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng.

Mục tiêu của phân tích tín dụng là hạn chế tình trạng thông tin không cân xứng giữa thông tin khách hàng đua ra với thực tế tại doanh nghiệp, tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên luợng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các loại rủi ro đó cũng nhu dự kiến các biện pháp phòng ngừa, hạn chế. Mặt khác phân tích tín dụng cho ngân hàng kiểm tra tính chính xác của các thông tin do khách hàng cung cấp từ đó nhận định đúng về thái độ của khách hàng.

Nội dung phân tích tín dụng: bao gồm 2 lĩnh vực:

Phân tích phi tài chính: phân tích các yếu tố ít hoặc không liên quan đến tài chính của khách hàng một cách trực tiếp.

Phân tích tài chính: phân tích hiện trạng tài chính và các dự báo về tài chính trong tương lai của khách hàng nhằm tìm kiếm và tiên lượng các trường hợp xấu có thể xảy ra làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

Trong quá trình phân tích tài chính, ngân hàng cũng sẽ xác định thời hạn cho vay hợp lí. Thời hạn cho vay đựơc coi là khoảng thời gian từ lần đầu tiên phát tiền vay (giải ngân) cho đến khi khách hàng thanh toán xong khoản đã vay cả gốc lẫn lãi.

Cơ sở để xác định thời hạn cho vay là tính chất luân chuyển vốn của phương án sản xuất kinh doanh và phương án tài chính hoặc chu kì ngân quỹ của khách hàng vay vốn.

Bước 3: Quyết định tín dụng

Ngoài các thông tin được chuyển giao từ giai đoạn trước chuyển sang, ngoài ra quyết định còn phải được dựa vào những cơ sở sau:

+ Thông tin cập nhật từ thị trường, cơ quan liên quan.

+ Chính sách tín dụng của ngân hàng, những quy định hoạt động tín dụng của nhà nước.

+ Nguồn cho vay của ngân hàng khi ra quyết định. + Kết quả thẩm định đảm bảo tín dụng.

Sau đó nhà quản trị còn tính giá cả, chi phí cho khoản tín dụng, định lượng nhưng rủi ro có thể xảy ra để dự kiến thu nhập có đựơc từ tài khoản tín dụng sẽ được cấp. Từ đó sẽ đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đề nghị cấp tín dụng đó.

Bước 4: Giải ngân

kết theo hợp đồng.

Phương thức của giải ngân phụ thuộc vào nội dung cam kết của hợp đồng tín dụng. Theo tiêu chuẩn nghiệp vụ giải ngân có thể chia ra làm hai loại:

+ Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền thuần tuý.

+ Giải ngân là giai đoạn cho vay phụ kèm theo việc cấp tiền.

Bước 5: Giám sát, thu nợ, thanh lý tín dụng.

Giám sát tín dụng để đạt được mục tiêu là kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết theo hợp đồng tín dụng như: Khách hàng có sử dụng đúng mục đích hay không. Kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn tín dụng theo dõi thực hiện các điều khoản cụ thể đã thoả thuận trong hợp đồng, kịp thời phát hiện những vi phạm để ứng xử thích hợp. Theo dõi và ghi nhận việc thực hiện quy trình tín dụng của các bộ phận, cá nhân có liên quan tại ngân hàng.

Đến hạn thu nợ gốc cộng lãi vay: trường hợp khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng sẽ xem xét cơ cấu lại nợ cho khách hàng nếu có lí do hợp lí, nếu không thì chuyển nợ quá hạn,phân vào nhóm nợ thích hợp.

Nhìn chung, Vietcombank có một quy trình rất cụ thể, chặt chẽ nếu thực hiện tốt sẽ đảm bảo sự an toàn chắc chắn trong việc cho vay. Quy trình tín dụng cũng được đưa vào tài liệu đào tạo nghiệp vụ cho các nhân viên mới khi đi tập huấn, bởi đây là tài liệu cơ sở để các nhân viên dựa vào đó thực hiện nghiệp vụ.

Hai là, sự tuân thủ quy trình của cán bộ tín dụng tại ngân hàng

Vietcombank Chi nhánh SGD đã và đang tích cực đẩy mạnh hoạt động giám sát, kiểm tra tín dụng trước, trong và sau khi cho vay để nâng cao chất lượng tín dụng:

- Trước khi cho vay: Chi nhánh tập trung đánh giá hồ sơ của khách hàng xin vay về tính hợp pháp, hợp lệ. Từ đó, cán bộ tín dụng đánh giá được năng

lực pháp lý, khả năng tài chính, tính khả thi của phương án, dự án vay vốn. Đồng thời, cán bộ tín dụng gặp gỡ trực tiếp khách hàng vay vốn để từ đó có thể nhận biết được dấu hiệu RRTD từ phía khách hàng (đánh giá thiện chí trả nợ của khách hàng, đặc điểm sản xuất kinh doanh không được thể hiện trên hồ sơ...).

Trong và sau khi cho vay: Vietcombank Chi nhánh SGD định kỳ, hoặc đột xuất cử cán bộ tín dụng đến gặp gỡ khách hàng vay vốn tại chính nơi sản xuất kinh doanh để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích không. Đồng thời, cán bộ

tín dụng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, từ đó phát hiện ra rủi ro tiềm tàng, ngân hàng đề ra biện pháp để chủ động phòng ngừa RRTD. Bên cạnh đó, ngân hàng thực hiện nghiêm túc việc giám sát tài sản đảm bảo để phát hiện kịp

thời nếu tài sản hư hỏng, giảm giá trị. thì ngân hàng yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản hoặc có biện pháp thu hồi nợ thích hợp

Quá trình kiểm tra kiểm soát cần được tiến hành từ khâu giải ngân, đến khâu sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay:

- Tại khâu giải ngân cán bộ kiểm tra cần theo dõi việc giải ngân có tiền hành đúng lịch hay không, số tiền giải ngân có đúng như hợp đồng đã ký kết không.

- Tại khâu sử dụng vốn vay, cán bộ kiểm tra cần xem xét giấy tờ nhập xuất nguyên vật liệu, hóa đơn bán hàng, hóa đơn mua hàng, nhập máy móc thiết bị. để đảm bảo doanh nghiệp đang thực hiện đúng như phương án vay vốn đã trình ngân hàng. Ngoài ra cán bộ còn phải xuống tận kho để kiểm tra xem thực tế có giống với những gì doanh nghiệp đã khai báo hay không? Việc kiểm tra ngoài mục đích giám sát hoạt động sử dụng vốn của khách hàng còn giúp ngân hàng nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp thuận lợi hay khó khăn, thuận lợi hay khó khăn ở khâu nào? Nếu

Số cuộc kiểm tra 13 74 15

Số hồ sơ tín dụng kiểm tra 183bộ xuống tư vấn vì khó khăn của doanh nghiệp cũng chính là khó khăn của156 198 ngân hàng. Nếu tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc tình hình tài chính của khách hàng đang có dấu hiệu xấu thì ngân hàng cần chuẩn bị phương án xử lý kịp thời trước khi khoản vay không thể thu hồi được nữa.

Thực tế hiện nay, công tác kiểm tra, kiểm soát của Chi nhánh thường chỉ dựa trên chứng từ, hóa đơn do doanh nghiệp cung cấp chứ chưa có điều kiện kiểm tra thực tế. Đây là hạn chế lớn nhất tại Chi nhánh.

Mặc dù có quy trình cụ thể nhưng trên thực tế, các tình huống phát sinh trong nghiệp vụ rất đa dạng, cần có kỹ năng xử lý tình huống tốt cũng như bề dày kinh nghiệm mới có thể thực hiện tốt được quy trình mà vẫn đảm bảo tính linh hoạt cho khách hàng vay. Thời gian qua, nhìn chung tại Chi nhánh, không phải lúc nào các nhân viên cũng tuân thủ tốt theo quy trình mà trong quá trình kiểm tra vẫn còn sai sót, cụ thể:

- Thẩm định điều kiện vay vốn chưa đầy đủ: Cty CP An Phương (thiếu giấy

phép kinh doanh có điều kiện); xác định vốn tự có chưa chính xác (Cty TNHH XD&PT hạ tầng Ánh Dương, Cty CP thương mại và XD Đông Dương Cty CP Gold Đất Việt ,Cty CP CN nền móng và XD, Cty CP Vận tải Vạn Xuân)

- Kiểm soát trước khi CV chưa chặt chẽ, không phát hiện khách hàng cung cấp BCTC không chính xác : Cty CP ĐT&XD Phúc Kiến, Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thanh Mai.

- Một số Cty BCTC năm 2016 chưa có xác nhận của cơ quan thuế hoặc kiểm toán. Do vậy, hồ sơ cho vay thiếu tính pháp lý.

- Cấp tín dụng không đủ TSĐB theo quy định: Cty Thực phẩm Miền Bắc . Tỷ lệ TSBĐ tiền vay thấp : Cty CP thương mại Surico, Cty CP ĐT&XD Thành Nam.

- Định thời hạn cho vay chưa phù hợp với MĐSD vốn, nguồn thu của khách hàng: Cty CP Kiên An, cá nhân: Nguyễn Thọ Ơn.

- Ký HĐTC TSBĐTV không đúng (Ủy quyền lại của người được ủy quyền): Cty TNHH Bối Khê.

Ba là, sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng với hoạt động tín dụng

Hiện nay, tại Vietcombank chi nhánh SGD chỉ có 03 cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh được bố trí là cán bộ đã có trình độ đại học, tiếng anh và tin học chứng chỉ A.

Về điều kiện làm việc: Cán bộ kiểm tra được tham dự đầy đủ các lớp tập huấn hoặc triển khai về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cùng với các buổi tập huấn nghiệp vụ của các phòng chuyên đề. Bộ phận kiểm tra nội bộ được sao gửi đầy đủ các văn bản nghiệp vụ của ngành, trang bị phương tiện cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động cụ thể Phòng kiểm tra - kiểm soát đã được trang bị máy vi tính có cấu hình tốt và đã được nối mạng. Cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ không bị phân công làm các công việc khác.

Trong giai đoạn vừa qua, công tác kiểm tra kiểm soát cũng được Chi nhánh quan tâm, trong đó kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng. Năm 2015, đối với hoạt động tín dụng,

Một phần của tài liệu 0867 nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w