1.3. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính
Nhóm chỉ tiêu này nhằm đánh giá tình hình , quy chế, chế độ, thể lệ tín dụng của NHTM. Các chỉ tiêu định tính phản ánh chất lượng tín dụng tại NHTM bao gồm các chỉ tiêu sau:
Một là, sự chặt chẽ của quy trình tín dụng của ngân hàng
Quy trình tín dụng cần được ban hành một cách rõ ràng, chặt chẽ, chỉ rõ từng khâu, từng bước để làm cơ sở cho các cán bộ tín dụng và các cán bộ liên quan thực hiện. Do hoạt động tín dụng có nhiều rủi ro nên quy trình càng chặt chẽ giữa các khâu thì càng hạn chế được rủi ro tín dụng.
Hai là, sự tuân thủ quy trình của cán bộ tín dụng tại ngân hàng
Cán bộ tín dụng tại chi nhánh là nhân tố quan trọng nhất trong bước triển khai thực hiện. Nhưng do nhận thức và ý thức của mỗi cán bộ là khác nhau do vậy không phải bao giờ việc thực hiện cũng tuân thủ theo đúng quy trình đã đề ra, từ đó có thể gây rủi ro cho ngân hàng, làm giảm chất lượng tín dụng. Việc thực hiện đúng quy trình đã đề ra bao gồm thực hiện đủ và đúng tuần tự các bước và có ghi lại kết quả thực hiện để làm căn cứ kiểm tra và đánh giá về sau.
Ba là, sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng với hoạt động tín dụng
Việc kiểm tra kiểm soát được tiến hành từ quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay tới trả nợ của khách hàng. Việc kiểm tra, kiểm soát cần tiến hành
trước tiên trên giấy tờ và sau đó là trên thực tế. Để đánh giá cơ chế kiểm tra kiểm soát của ngân hàng đã chặt chẽ, hiệu quả chưa ta cần xem xét những yếu tố sau:
+ Ngân hàng có xây dựng chính sách kiểm tra kiểm soát không?
+ Ngân hàng có tổ chức bộ máy kiểm tra kiểm soát tại từng đơn vị không? Bộ máy kiểm tra kiểm soát có đảm bảo được tính khách quan hay không?
+ Cán bộ kiểm tra kiểm soát có đủ trình độ năng lực như quy định hay không?
1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng
*Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không hoàn trả được cho ngân hàng khi đã đến hạn thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn đối với tín dụng phản ánh mức độ an toàn của hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong tổng dư nợ của một ngân hàng sẽ phán ánh được chất lượng của dịch vụ tín dụng tại ngân hàng thông qua hiệuquả và rủi ro của việc phát triển quy mô tín dụng.
Tỷ lệ nợ quá Dư nợ quá hạn
; = " ' x 100
hạn
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn thấp tức là độ an toàn tín dụng tại ngân hàng hiện tại cao và ngược lại. Phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ “ có vấn đề”, có thể bị mất toàn bộ vốn cho vay hoặc mất một phần. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ an toàn tín dụng và hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại.
Tỷ lệ nợ quá hạn cho thấy rủi ro đối với các khoản cho vay và hậu quả của các khoản nợ quá hạn, có thể là nguy cơ gây mất vốn toàn bộ hoặc một phần cho ngân hàng trên tổng dư nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ xét đến việc hoàn
trả khi đã quá hạn chứ không xét đến tổng dư nợ có nguy cơ quá hạn.
Như vậy, nếu khoản cho vay tăng nhanh thì việc sử dụng tỷ lệ nợ quá hạn có thể phản ánh rủi ro không chính xác. Số dư nợ cho vay ra tăng cùng với số tiền cho vay được giải ngân, trong khi đó số nợ đến hạn chỉ tăng khi các khoản nợ đến kỳ hạn phải trả. Như vậy tốc độ tăng cho vay tăng nhanh có thể che dấu đi vấn đề nợ quá hạn, không tính đến các chỉ số đánh giá an toàn tín dụng có được sử dụng hay không. Do đó ngân hàng thương mại cần thận trọng khi đánh giá độ an toàn tín dụng bằng việc xác định kỳ hạn như thế nào thì coi là quá hạn.
* Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu bao gồm toàn bộ các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5.Tỷ lệ trên càng thấp thì chất lượng tín dụng càng tốt và ngược lại, nếu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu cao thì chất lượng tín dụng sẽ không tốt, tiềm ẩn rủi ro cao.Thông thường tỷ lệ nợ xấu phải nhỏ hơn 5%.
Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = _______,__’_________
Tổng dư nợ
Khi đến hạn mà khách hàng không trả được nợ, ngân hàng thường phải gia hạn nợ cho khách hàng, tạo điều kiện để họ có thể trả được nợ cho ngân hàng. Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn sau khi ngân hàng thương mại đã ra hạn nợ. Ngoài tỷ lệ nợ quá hạn, các ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn hoặc tỉ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi trên tổng dư nợ quá hạn. Nhờ có các chỉ tiêu đó mà ngân hàng thương mại có thể biết được bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ quá hạn có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi. Việc kết hợp giữa các chỉ tiêu này cho phép đánh giá chi tiết hơn về độ an toàn tín dụng.
* Tình hình rủi ro mất vốn
tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Do đó, quỹ dự phòng rủi ro được thành lập nhằm mục
đích bù đắp chi phí của ngân hàng khi xảy ra rủi ro để không làm ảnh hưởng đột biến đến chi phí của ngân hàng. Để đánh giá việc trích lập dự phòng rủi ro
của ngân hàng, ta sử dụng chỉ tiêu (Phan Thu Hà, 2013): _____ Dự phòng RRTD được trích lập Tỷ lệ dự phòng RRTD =____’_______________’_______’__
Dư nợ cho kỳ báo cáo
Số dự phòng RRTD được trích lập phụ thuộc vào số dư nợ theo từng nhóm nợ nhất định của ngân hàng và tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD theo yêu cầu của NHNN. Chỉ tiêu này càng lớn nghĩa là dự phòng RRTD được trích lập chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, chứng t chất lượng tín dụng không tốt, nguy cơ rủi ro tiềm tàng của ngân hàng càng cao do trích lập dự phòng nhiều làm tăng chi phí của ngân hàng, giảm lợi nhuận, thậm chí gây thua lỗ cho ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng đã chủ động đề phòng RRTD có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng tỷ lệ mất vốn để đánh giá tình hình rủi ro mất vốn của ngân hàng
, , Mất vốn đã xóa cho kỳ báo cáo
Tỷ lệ mất vốn = —___________________________ Dư nợ trung bình cho kỳ báo cáo
Tỷ lệ mất vốn là tỷ lệ rủi ro thực tế đã xảy ra, đó chính là phần ngân hàng phải dùng quỹ dự phòng và vốn của ngân hàng để bù đắp phần vốn bị mất trong kỳ báo cáo. Tỷ lệ này càng cao chứng t RRTD đối với ngân hàng càng lớn (Phan Thị Thu Hà, 2013).