1 .Bối cảnh thi ca Việt Nam những năm nửa cuối thế kỷ XX
2. Cảm xúc nghệ thuật
2.1. Sự vận động của cảm xúc trong thơ Trần Dần
2.1.1. Hành trình cảm xúc trong thơ Trần Dần
Chủ trƣơng nhà thơ là ngƣời không bao giờ “nằm ỳ”, và thơ là một thực thể luôn đòi hỏi sự vận động, kiếm tìm không ngừng, nên mỗi bài thơ của Trần Dần đều in dấu những nét xúc cảm mới. Và trên mỗi chặng đƣờng trong suốt hành trình thơ ca trong đời thơ của mình, Trần Dần cũng tạo ra đƣợc những ấn tƣợng mới mẻ nhất định về mặt cảm xúc thơ nơi ngƣời đọc. Cảm xúc trong thơ Trần Dần cũng có nhiều biến đổi với nhiều thái cực khác nhau nhƣ chính cuộc đời lắm sóng gió của ông.
Ở giai đoạn đầu, thơ Trần Dần thƣờng là những trạng thái cảm xúc đời thƣờng, cực thực đƣợc chiêm nghiệm, rút ra từ đời sống hằng ngày, trong những hiện tƣợng, sự kiện thực của xã hội. Cảm xúc đƣợc tái hiện một cách chân thực qua những câu thơ giản dị mà giàu sức gợi nên đã tạo ra hiệu ứng cảm xúc độc đáo, mới mẻ rất hấp dẫn.
Những sự biến của đời thƣờng đƣợc cuốn vào dòng cảm xúc một cách tự nhiên. Từ những sự việc bình thƣờng của đời sống hằng ngày: mƣa lụt gian nhà và giết con mực cũng đƣợc tái hiện một cách đầy đủ và gợi nhiều xúc động, cảm xúc đƣợc đặt trong một độ căng mới:
Trời mƣa to lụt cả gian nhà Em tất tả che mƣa cản gió
Con chó mực nghe mƣa là rú Tiếng nó lâu nay nhƣ khản em à
Thƣơng nó nhỉ - nó gầy – lông xấu quá Nó thiếu ăn – Hay là giết đi ƣ?
Nó đỡ khổ - Cả em đỡ khổ (Nhất định thắng)
đến những cách cảm nhận, chiêm nghiệm về tình yêu với những trạng thái xúc cảm vừa chân thật đời thƣờng, vừa tạo đƣợc cảm giác mới mẻ:
Tình yêu
không phải chuyện
đƣa cho nhau ngày một bó hoa Nó là chuyện những đêm ròng không ngủ tóc tai bù nhƣ những rặng cây to nó vật vã
những đêm trời động gió. (Tình yêu)
Xúc cảm nghệ thuật trong thơ Trần Dần là thế giới riêng của nhà thơ, là thế giới đƣợc nhìn từ bên trong tâm hồn, gắn liền với cá tính, với những suy tƣ, chiêm nghiệm lâu dài hay những khoảnh khắc bất chợt. Mọi trạng thái xúc cảm đó đều chủ yếu đƣợc khơi gợi cảm hứng từ những sự việc của đời thƣờng, nhƣng đƣợc cảm nhận ở mức độ khác thƣờng nên vẫn tạo ra những cảm giác mới mẻ, lạ lẫm nơi ngƣời đọc, nhƣ chính Tuyên ngôn tượng trưng
đã chủ trƣơng: “Thi cảm phải gây trong thực tại (…) Phải gây nên cả hai không khí hoang đƣờng và hiện thực. (…) tất cả những phong cảnh trần gian sẽ phải hƣ lên vì sự thực” [5, 56]. Những cảm nhận về vẻ đẹp đầy cuốn hút,
vừa thực vừa lung linh nhƣ ảo ảnh của núi rừng Việt Bắc đƣợc chiết xuất ra từ những vẻ đẹp của phong cảnh thực: Sông Lô nƣớc xanh tròng trành mảnh nguyệt Bình Ca sƣơng xuống lạc
con đò! (Đây Việt Bắc)
Nhà thơ không cố công đi tìm những xúc cảm mới lạ, mà dùng những cảm xúc bình thƣờng, đời thƣờng và biến nó thành thơ. Vì vậy, những cảm xúc trong thơ rất thực, rất gần, dễ gợi cảm (nhƣng không đồng nghĩa với sự dễ hiểu hoặc gợi những xúc cảm dễ dãi).
Bƣớc sang giai đoạn sáng tác thứ hai, cảm xúc trong thơ Trần Dần chuyển dần sang những suy niệm thuộc vùng nhòe mờ của cảm thức:
Cổng tỉnh ngƣời đi
Đƣờng sành tong tong cống chảy Mƣa thu mái phố đổ chàm
Gió thổi hu hu quảng trƣờng nheo nhóc lá (Cổng tỉnh)
Ở những câu thơ kiểu này, ngƣời đọc không dễ cắt nghĩa, giảng giải nội dung, mà chỉ có thể cảm nhận bằng cách chuyển dịch cảm giác sang không gian của những tƣởng tƣợng, suy nghiệm đầy gợi cảm, cuốn hút. Đó cũng là cách để cảm thụ những câu thơ, bài thơ trong giai đoạn sáng tác này của Trần Dần nhƣ:
Khách qua đƣờng đừng nhìn giậu tím
Cơn mƣa rậm rì trộn vả - cơn mƣa ngoa trộn sung (Chờ)
Mƣa rơi đỗ xanh/Lanh tanh đƣờng nhựa... Pha lơ mành mành cửa lụa (Mưa kỷ hà)
Vòm lá pha chim/Xòe cành chi chít hót (Bài thơ phố)
Trong thơ, Trần Dần biến những cảm xúc vô hình thành động thái hiện thực, truy tìm những ý nghĩa với những dạng thái khác lạ đối nghịch của sự vật quen thuộc. Hơn nữa, ông còn ao ƣớc khai mở tất cả ý nghĩa của các sự vật bình thƣờng trong đời sống. Thậm chí, ông còn đƣa ngƣời đọc phiêu lƣu vào một thế giới thơ với những dạng thái cảm xúc không thể cắt nghĩa, mà chỉ có thể liên tƣởng đến những cảm giác gần với nó:
Hai chân chọ chẹ/ Vƣờn hoa vô lý/ Cặp đùi vô ý Ngôi sao vô vị/ Phố dài vô lễ (Phố vô lý)
Ôi em! Tiện nghi tê dại đƣờng cong/Tâm điểm ly tâm ngần ngại Phát minh sinh lý học cầu vồng (Không đề số 3)
Tôi nhất thích công tác/ Xột quả đất...
Khi thạt ngƣời lạt xà lạt xạt/Khi xột ngày xần xật Thoang đùi chƣa bẹn lột/Thƣờng chiều mắt sạt Tôi nhìn xồn xột.../Đƣờng thạc(Quả đất)
Tôi thít côm tát nịt chít/ Khít mít nuỵt chuỵt huỵt quả đoạt (Quả đát)
Oe nhau từ và thè/ Vì hòe nhe gạo nụ
Mai gai vừa ọ chớp/ Lá choe choe (Con OEE 1)
Đ’én ngoét/ X oẹt xooèè em/ Em v’oét Th’oẹt th’òe em(Con OEE 14)
Theo Khánh Phƣơng, Trần Dần “viết thơ có lẽ trƣớc hết để trấn an bản thân, để chống chọi với bão tố của một cái tôi chỉ còn có thể gai góc với
tiếp bằng những vần thơ đầy tinh thần thách thức và đủ sức đe dọa đối với ngƣời đọc muốn tìm nghĩa của câu thơ, muốn tìm ra một trạng thái xúc cảm cụ thể của câu thơ, bài thơ.
Ở giai đoạn này, thơ Trần Dần mang đậm nét nhất những luận điểm đã đƣợc nêu ra từ thời tuyên ngôn của nhóm Dạ đài mới ra đời: “Cảm thâu những bài thơ siêu thực, chúng ta không đƣợc dùng lý trí, không đƣợc dùng cảm tình, nghĩa là không đƣợc chỉ dùng một quan năng tách bạch của chúng ta – dù là quan năng nào đi nữa. Hãy đem tất cả linh hồn, hãy mở tất cả cửa ngách của tâm tƣ mà lý hội” [5, 57]. Điều này không chỉ đƣợc vận dụng trong thơ Trần Dần, mà còn thể hiện đậm nét trong quan niệm của Lê Đạt: “Bạn đọc trƣớc khi bƣớc vào bài thơ xin tạm để lại cách đọc tuyến tính thuần duy lý ở ngƣỡng cửa nhƣ ngƣời khách bỏ giày trƣớc khi vào một trà thất Nhật Bản… Bạn hãy thử để những hình ảnh, những con chữ trong câu thơ dắt dẫn trên con đƣờng tâm thức ra khỏi lối đi ngữ nghĩa tiêu dùng một chiều quen thuộc hàng ngày”. Chỉ khi thực hiện những việc đó, ngƣời đọc mới có thể cảm hết những cái hay trong những câu thơ kiểu nhƣ:
Mây may thu mắt thủy mặc hồ Nét thảo biếc đậm mày quá khứ Nắng nhạt bƣớc thon hè tình sử Jin xổ dài
khăn chấm đỏ
bụi mƣa (Thủy mặc – Lê Đạt)
Đến gần cuối đời (trong những năm 1970, 1980), qua các Sổ bụi, Vở bụi, Thơ mini, Trần Dần vẫn kiên định lối biểu cảm biểu ý trực diện và
hƣớng cảm xúc thơ về gần với hiện thực đời thƣờng nhiều hơn:
12 THÁNG NĂM THứ TƢ, 19 THÁNG TƢ NHÂM TUẤT. 6 giờ tối Tử Fác đi... đời lìa, con biệt, ô hô. Ổi khóc.
và LÊNH ĐÊNH vẫn nhớ QUAY TƠ. Bọn bạn khóc (Trần dần. Lê đạt. Hoàn cầm. Trúc lâm. Đoàn trúc z ù vắng, từ viện E khóc ra. Zƣơng tƣờng. Vv) 13 nhập quan 8 jờ sáng 14 Văn điển (Sổ bụi 1980 – 1981)
tôi khóc trên độc áck – nhân tình. Trên áck độck nhân sinh
(Sổ bụi 1988)
ngày 23 tháng 1 năm 89. tức 10 chạp thìn. dƣơng đã 89 – âm vẫn chửa sang kỷ tị. Thời gian châu Á vẫn tiêu sâm... TÔI CHẲNG MUỐN MANG SANG GÌ CẢ. NỖI BUỒN GA CUỐI CÕN NGUYÊN
(Sổ bụi 1988) Những cảm xúc đời thƣờng đó có khi đƣợc chiêm nghiệm và biểu hiện trong sự tƣơng hợp của cảm giác và ấn tƣợng:
Thêm một ánh đèn/ cho các ngõ xóm đìu hiu/ Thêm bát canh ngon cho mâm cơm nghèo của ngƣời tuổi tác/ Thôi đi những mới/ hão mới huyền/ những ao ƣớc/ chƣa ƣớc xong/ đã lụi tắt (Ốm 4)
trời Bình Định lam màu Bình Định. Để gió về hôm sớm tím lam hơn. Nhớ nhà, nhớ quê (Sổ bụi 1979)
Từ những điều quen thuộc của đời thƣờng, Trần Dần khám phá ra rất nhiều trạng thái cảm xúc mới lạ, đem vào đó một hơi thở của:
ÔI CÁI MÙI NGƢỜI, MÙI HỐI HẢ NHÂN SINH (Sổ bụi cuối 1989)
Ông cũng phát hiện ra nỗi thảng thốt rất ngƣời: nỗi sợ cô đơn, ngay cả khi đã chết. Những “mini” của ông rất kiệm lời, nhƣng nói đƣợc nhiều điều, bởi con chữ nhƣ khía vào cảm xúc, khẽ khàng, mà sâu và rất mực tha thiết:
LO QUÁ... PHẢI LÊN THIÊN ĐƢỜNG...
MỘT MÌNH.../ HẾT SỨC MỘT MÌNH (Sổ bụi 1982)
Thơ Trần Dần giai đoạn này đắm đuối vào những suy tƣ, trong những sự diễn giải khác về đời sống, khiến những sự việc quen thuộc trong đời sống hằng ngày đƣợc khai mở thêm nhiều khía cạnh ý nghĩa và cảm xúc mới mẻ,
bất ngờ. Đó là kết quả của sự lao động sáng tạo miệt mài của Trần Dần, bởi dù ở giai đoạn nào ông cũng không cho phép mình sao chép một cách dễ dãi những cảm xúc của ngƣời khác hay của chính mình.
Tuyên ngôn tượng trưng từ khi Dạ đài mới ra đời với chủ trƣơng:
“Hãy để cho tiền nhân những cảm giác đơn nghèo (...). Chúng ta muốn những cảm giác thâm u mà chúng ta mới chỉ có những thi sĩ của lòng. Đã đến lúc chúng ta đợi những thi sĩ của linh hồn, những thi sĩ của cái tôi thầm kín” [5, 55] vẫn luôn đƣợc quán triệt trong hành trình sáng tạo của ông. “Cái tôi thầm kín”, cái tôi nội cảm đƣợc chọn làm tiền đề cảm xúc để khai mở những chiều kích cảm xúc khác. Có thể nhận thấy cái tôi nội cảm ở hầu khắp các giai đoạn sáng tác của Trần Dần có nhiều điểm tƣơng đồng với thơ Việt Nam những năm 1975 – 1985, nhƣ Nguyễn Đức Mậu nhận xét: “Sau chiến tranh và những năm gần đây, thơ bắt nhịp với cuộc sống mới đa chiều phức tạp hơn. Cảm hứng ngợi ca trong thơ hôm nay dƣờng nhƣ lắng lại, thay vào đó là dòng thơ mang chính nội tâm của tác giả, trƣớc sự lo toan bề bộn của đời thƣờng. Nhà thơ hƣớng vào nội tâm, lấy cái tôi làm chủ đạo” [10, 122].
Hành trình cảm xúc trong thơ Trần Dần là con đƣờng của sự kiếm tìm những dạng thái xúc cảm mới mẻ, dù có khi đi quá xa địa hạt thơ, nhƣng hành động hiện thực hóa cảm xúc thành lời của con ngƣời bị cuộc đời làm cho bầm dập ấy cũng là một cách chia sẻ với ngoại giới nỗi đau mà mình đang phải hứng chịu, tạo đƣợc sự đồng vọng sâu xa trong lòng ngƣời đọc.
Trần Dần “là nhà thơ mang trong mình cả hai thái cực: con ngƣời muốn làm một nghệ sĩ kiểu mới, đi trƣớc thời đại, đồng thời cũng là một nghệ sĩ dám đằm mình xuống để viết” [38, internet]. Sự vận động của cảm xúc trong thơ Trần Dần chính là một hình thức biểu hiện của sự “tuẫn triệt tìm kiếm bản ngã trong đời sống vô ngã”, sự “tiên cảm và chứng nghiệm dòng tƣ tƣởng của thời đại, những lối biểu hiện tƣơng ứng, theo cách của ông, bằng cảm thức cụ thể của ông” [40, internet].