Các dạng xúc cảm trong thơ Trần Dần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những cách tân trong thơ trần dần (Trang 58 - 63)

1 .Bối cảnh thi ca Việt Nam những năm nửa cuối thế kỷ XX

2. Cảm xúc nghệ thuật

2.1. Sự vận động của cảm xúc trong thơ Trần Dần

2.1.2. Các dạng xúc cảm trong thơ Trần Dần

Cảm xúc trong thơ không chỉ là cảm giác sinh học, mà đã đƣợc nâng lên bằng các quá trình xã hội. Trong thơ Trần Dần, những sự biến của đời thƣờng đƣợc cuốn vào dòng cảm xúc một cách tự nhiên, đƣợc kéo căng và làm lạ hóa để trở thành một phần sống động của nó. Vì vậy, đọc thơ ông chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều dạng thái cảm xúc phong phú, vừa quen vừa lạ, vừa gần gũi vừa nhƣ một sự khơi gợi.

Lấy cái tôi nội cảm làm điểm tựa, những vần thơ của Trần Dần chủ yếu đƣợc sản sinh ra từ chính cuộc đời và cá tính không bằng phẳng, bình lặng của ông. Vì vậy, cảm xúc u uất, tròng trành trong nỗi cô độc, bất an xuất hiện khá nhiều trong thơ. Ông cảm thấy “thiếu quê hƣơng” ngay cả khi đang ở trên mảnh đất ruột thịt của mình:

sám hối quê đâu

chỗ nào… tôi cũng thiếu quê hƣơng (Sổ bụi 1988) Cảm giác bị đẩy ra ngoài lề của xã hội, “bơ vơ”, “thui thủi” trên địa cầu cũng đƣợc ông tái hiện một cách chân thực và đầy gợi cảm:

Dĩ vãng! ối ôi! Sống! / Cái nghề này ai ai cũng thạo Chỉ mỗi mình tôi không thạo mà thôi!/ Tôi đã bơ vơ

Bơ vơ phải đâu là tội nhỏ / Ai?/Ai kẻ vá may khi đứt chỉ đƣờng tà? Những ngày trở trời - ai cháo lão cho tôi?

Thế là xách va li tim đi thui thủi địa cầu (Cổng tỉnh)

Ngay cả những xúc cảm “buồn rầu”, “đắng cay” trong ông cũng không đƣợc yên ổn để đắng cay cho trọn, để buồn rầu cho đến tận cùng, bởi cái tên – cuộc đời ông chỉ đƣợc ghi vào “mép sổ” của cuộc đời nhân loại với đầy đủ sự chông chênh, bất trắc:

Tôi có thừa đắng cay/Nào đã kịp đắng cay đâu? Sao đã cho tôi những phố xào xạc

Sao đã ghi tôi vào mép sổ buồn rầu Tôi biết gọi về đâu (Cổng tỉnh)

Trần Dần tự ví cuộc đời là những “grammaire” (có thể hiểu là những quy tắc) nhất định. Nhƣng rồi ông cũng ngậm ngùi nhận ra sự cô độc của mình, bởi:

Sinh tôi làm gì

tôi không hợp grammaire nào cả [30, internet]

Vì thế, ông uất ức và ngậm ngùi nhận ra:

ai cũng có lúc ngọt lúc bùi

riêng tôi không có. cả ngày cả chén đắng mà thôi (Sổ bụi 1981) Hệ quả của những điều đó là một sự dằn dỗi đầy ẩn ức của một ngƣời chân thật bị lƣờng gạt bởi những trò “ăn gian” của nhân loại:

Nhân loại - tôi không chơi với các anh nữa Ván nào anh cũng ăn gian [30, internet]

Cảm giác u uất, tròng trành đó không làm thơ Trần Dần yếu mềm trong những sƣớt mƣớt, ủy mị. Mà ngƣợc lại, chính những cảm giác đó đã vực thơ ông dậy với một tâm thế mạnh mẽ, mãnh liệt trong mọi dạng thái của cảm xúc, trong cả những khát vọng, hi vọng lẫn đớn đau. Không ít khi cuộc sống của ông chỉ bám vào Một tia hi vọng, dù nhỏ nhoi, mong manh, nhƣng thật mãnh liệt. Đó là biểu hiện của niềm khao khát sống với đầy đủ tính cách và nhân cách của Trần Dần, là phƣơng cách để chống chọi lại với bao giông bão của cuộc đời:

Em ơi em

Những khúc sống đang dầm mƣa dãi gió Khi ngƣời ta chỉ còn chết mà thôi

Một tia thôi

để thắng và yêu.

Dù bị đẩy sang “mép sổ buồn rầu” của xã hội, ý chí và tinh thần đấu tranh vì cuộc sống, vì những lý tƣởng cao đẹp vẫn hừng hực cháy trong ông, để rồi thốt lên thành những lời giục giã hào sảng:

Hãy đi mãi -

Dù khi cần thiết ngƣời ta cần đói khát vƣợt bình sa. Ta bỗng có thể nhịn lâu hơn cả lạc đà đi đến tận những kinh thành no ấm.

(…) Hãy đi mãi -

dù mƣa băm nát mặt Sƣơng rơi, hơn đạn xƣa đau đầu. Dù bốn mùa

nhƣng nhức nắng mƣa mùa bão tuyết thế chân

mùa gió độc (Hãy đi mãi)

Những vần thơ đó đƣợc rút ra từ sức sống mãnh liệt và nền tảng tinh thần vững chắc, mạnh mẽ của ông, nhƣ chính ông đã từng tuyên bố với lòng tự tín cao độ: Với sức tôi… Tôi có thể sống gấp mƣời ngƣời. Xét trong toàn cảnh cuộc đời nhiều chông gai của Trần Dần, ta dễ thấy: hẳn đã phải “sống gấp mƣời ngƣời” hoặc hơn thế nữa, mới có thể giúp ông vững vàng đƣợc nhƣ thế trong thơ, trong đời.

Để vƣợt qua những giông gió, chông gai đó, con ngƣời không chỉ sống bằng ý chí mạnh mẽ và tinh thần quyết liệt, mà còn phải biết bình thản, bình thản đến kham nhẫn; đó nhƣ là một sự nhƣợng bộ, nhƣng đồng thời lại là một sự thách thức cao nhất trƣớc những thế lực đã gây ra bão giông đó. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong thơ Trần Dần.

Bất chấp mọi quy chụp, không hề oán hận bởi những bất công mà mình phải gánh chịu, trong Trần Dần vẫn mãi cháy lên ngọn lửa thiêng liêng và cao quý:

Dù bị vứt bên lề đƣờng/ Dù bị tàn tật

Ta vẫn khăng khăng yêu tổ quốc thật lòng (Cổng tỉnh)

Sự “khăng khăng” đó đƣợc coi là phong thái tất nhiên để trở về với con ngƣời riêng tƣ, đích thực của mình để sống trọn nghĩa lý của con ngƣời đã sinh ra trong cuộc đời, là con đƣờng đi ngắn nhất đến nơi thẳm sâu nhất của đời sống nội tâm con ngƣời. Điều đó cho thấy sức ép của số đông không bao giờ đủ mạnh đối với những cá nhân luôn đầy sinh lực tự thân và yêu cuộc sống mãnh liệt. Sự gai góc bất tuân đó có thể coi là hệ quả của nguồn năng lƣợng bản thể dồi dào mãnh liệt, là biểu hiện của một tinh thần tự chủ và niềm tự tín sâu sắc về bản thân. Bằng những tâm trạng đó, ông đã tìm đƣợc cách hữu hiệu để phủ nhận một cách mạnh mẽ và triệt để trƣớc giai đoạn lịch sử nhiều bi kịch và phi lý:

Với sức tôi… Tôi có thể sống gấp mƣời ngƣời Tôi có thể… nhƣng thôi! Cần kíp nhất

Hãy chỉ cho tôi chỗ nào/ Tôi đổ bớt tôi đi (Cổng tỉnh)

Tôi có khả năng im lặng/ nhƣ một cột đèn câm đầu phố thơ ngây (Chiều vô lễ)

THƠ TÔI CÓ 30 NĂM ĐÓNG CHAI. NÓ CÓ THỂ… CHỜ

Những dạng thái cảm xúc trên là cảm thức khác nhau của một cái tôi bình thƣờng (nhƣng không tầm thƣờng) hàm chứa nhiểu ẩn ức và những điều phi lý của thời đại. Con ngƣời riêng tƣ, cảm xúc cá nhân đƣợc nhấn mạnh trong thơ Trần Dần nhƣ là một đối trọng với khuynh hƣớng tập thể, phi cá nhân phổ biến vào thời kỳ lịch sử nhiều bi kịch đó. Phần bản năng, duy cảm, riêng tƣ mà các tác giả đƣơng thời chỉ coi nhƣ một hiện tƣợng cần bị loại bỏ lại đƣợc trở thành kênh riêng biệt trong thơ Trần Dần để ông đi vào khám phá một bản chất khác tràn đầy mới mẻ về con ngƣời.

Và điều đáng chú ý là, ở các phƣơng diện khác có đôi khi Trần Dần tỏ ra này nọ thì, dù gì đi nữa, cảm xúc trong thơ ông vẫn luôn tự do và chân thật, không bao giờ thời thƣợng hoặc giả dối thƣơng vay khóc mƣớn. Đó là một thứ cảm xúc trong veo tự trong sâu xa của phận ngƣời mà tiết ra, nhỏ ra, nhƣ con yến huyết chắt máu mình ra làm tổ, hoặc lặng lẽ nhƣ con đom đóm tự đốt mình làm một đốm sáng giữa đêm mƣa.

Dù ở trạng thái nào thì xúc cảm trong thơ Trần Dần luôn ở mức tràn đầy, đƣợc kéo căng, luôn thƣờng trực tăng tiến. Sự vận động của mạch cảm xúc trong thơ Trần Dần có thể đi từ mạnh đến yếu hoặc từ yếu lên cao trào, từ nội tâm hƣớng ra ngoại cảnh hoặc từ ngoại cảnh hƣớng sâu vào nội tâm. Cƣờng độ cảm xúc không cố định, mà lúc mạnh lúc yếu, lúc tập trung, khi lan tỏa, đang đều đặn bỗng thoắt thất thƣờng nên dễ tạo ra những đột biến, giao hòa, chuyển hóa của những dạng thái cảm xúc và lý trí trong xúc cảm thơ. Chính điều đó đã kích hoạt những tín hiệu cảm xúc trên từng câu chữ, giúp Trần Dần bộc lộ một cách cực đoan, mãnh liệt con ngƣời thơ với cảm thức mới mẻ của mình. Tự do và sự thành thực đến kiệt cùng của bản ngã đã giúp ông tìm con đƣờng riêng cho mình và cho thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những cách tân trong thơ trần dần (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)