Phải đạt được cơ cấu dân số và lao động hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở Tỉnh Hà Nam (Trang 58 - 60)

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhằm tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội cao, nâng cao mức sống cho người dân. Mà để làm được điều đó, bên cạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần phải thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực sao cho phù hợp với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong cơ cấu lao động ở Hà Nam hiện nay, lao động hoạt động trong lĩnh vực nông,

lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao. Để có cơ cấu nguồn nhân lực có thể đáp ứng được địi hỏi của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì phải chuyển dịch cơ cấu lao động. Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi qua thời gian về tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng số lao động theo một khơng gian, thời gian nào đó và diễn ra theo một xu hướng nào đó (tăng hoặc giảm). Cụ thể: phải giảm tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp xuống còn khoảng 40%, tăng tỷ lệ hoạt động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ lên. Đây là tiêu chí có ý nghĩa quyết định trong q trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, thay đổi tập quán làm ăn, thu nhập và mức sống của người dân, tạo nền tảng cho sự thành công của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu lao động thì nguồn nhân lực ở Hà Nam cũng cần thay đổi cơ cấu trình độ của người lao động. Đó là tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên khoảng trên 50% vào trong giai đoạn từ 2011 - 2015, chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn để giảm sự mất cân đối về trình độ lao động giữa thành thị và nông thôn. Tăng số lượng lao động hoạt động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước được đào tạo trình độ chun mơn nghề nghiệp lên nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của các nhà đầu tư tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cuối cùng, trong quá trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh Hà Nam cần duy trì mức sinh thay thế như hiện nay để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ em, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, không tạo ra gánh nặng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có như vậy, chất lượng dân số mới được đảm bảo để đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay của Hà Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở Tỉnh Hà Nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)