Phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình hình tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở Tỉnh Hà Nam (Trang 68 - 72)

tình hình tỉnh Hà Nam

Để cơng tác phát triển nguồn nhân lực đạt hiệu quả trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam thì một vấn đề quan trọng mang tính chất quyết định là phải có phương hướng phát triển nguồn nhân lực đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của tỉnh.

Vậy, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với đặc điểm tình hình Hà Nam là như thế nào?

Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Việc phát triển nguồn nhân lực của một địa phương khơng mang tính tự phát mà phải đặt trong tổng thể chiến lược, kế hoạch và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó. Do đó, việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực ở Hà Nam phải đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn. Nói một cách cụ thể, việc phát triển nguồn nhân lực phải luôn giữ được số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý. Đối với một tỉnh mới bước vào cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như Hà Nam, việc phát triển nguồn nhân lực với số lượng và cơ cấu hợp lý là rất cần thiết, bởi nếu số lượng dân cư tăng quá nhanh so với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sẽ tạo ra sức ép về giải quyết việc làm cũng như các vấn đề an sinh xã hội. Đồng thời, tỉnh cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho lao động chuyển dịch từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chất lượng nguồn nhân lực cũng phải đảm bảo tăng lên phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nó phải phản ánh được mức độ đáp ứng yêu cầu phù hợp với khả năng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay Hà Nam phải từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, phát triển và phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực tại chỗ để đáp ứng yêu cầu phát triển các nội dung kinh tế - xã hội của Hà Nam.

Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Hà Nam chủ trương đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đưa tỉnh từ một tỉnh nông nghiệp trở thành một tỉnh công nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, q

trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa địi hỏi nguồn nhân lực của tỉnh phải đáp ứng được về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu. Do đó, tỉnh phải phát triển đội ngũ lao động đã qua đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về thể lực, trí lực và tâm lực. Đồng thời, phải có các biện pháp để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ những ngành lao động giản đơn, nhỏ lẻ sang những ngành lao động phức tạp mang tính chất chuyên mơn hóa cao.

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo phù hợp với việc phát

triển ngành nghề, mở mang sản xuất của tỉnh.

Hà Nam là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống (khoảng trên 40 làng nghề) như: dệt lụa Nha Xá, trống Đọi Tam, mây giang đan Ngọc Động (huyện Duy Tiên), sừng mỹ nghệ (huyện Bình Lục), gốm Quyết Thành (huyện Kim Bảng), thêu ren Thanh Hà (huyện Thanh Liêm)… nên trong công tác phát triển nguồn nhân lực, Hà Nam phải chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xây dựng các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp nhằm khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương.

Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đặt trên địa bàn tỉnh cũng chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực, thực phẩm… nên cần nhiều công nhân có tay nghề được đào tạo tại các trường dạy nghề. Do đó, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh trong giai đoạn hiện nay cần phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về đội ngũ lao động đã qua đào tạo nghề.

Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực phải gắn với khai thác có hiệu quả các lợi thế tiềm năng của tỉnh về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, các yếu tố truyền thống văn hóa, ưu thế của con người Hà Nam.

Hà Nam là một tỉnh nằm ở cửa ngõ thủ đô và trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam. Tận dụng lợi thế này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển nguồn nhân lực thông qua việc hợp tác về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, thu hút đầu tư vào tỉnh. Bên cạnh đó, trong q trình

phát triển nguồn nhân lực, tỉnh không thể không khai thác lợi thế của điều kiện tự nhiên (điều kiện tự nhiên của Hà Nam thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với lịch sử trồng lúa nước lâu đời đã hun đúc nên đức tính cần cù, chịu khó lao động của con người Hà Nam) và các yếu tố văn hóa truyền thống (nổi bật là truyền thống hiếu học) của tỉnh. Cuối cùng, phải gắn việc phát triển nguồn nhân lực của tỉnh với các ưu thế của con người Hà Nam như: kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu; cần cù, giàu sức sáng tạo, hăng say, ham mê trong học tập và lao động.

Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực phải bám sát thực trạng nguồn nhân lực hiện tại của tỉnh và những yêu cầu về nguồn nhân lực trong thời gian tới để thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thời gian qua với nhiều nỗ lực, việc phát triển nguồn nhân lực của Hà Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Nhưng so với nhiều địa phương trong cả nước cũng như so với yêu cầu về nguồn nhân lực của q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức thì nguồn nhân lực của Hà Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Như ở chương 2, mục 2.1 đã trình bày, hiện thực trạng nguồn nhân lực của Hà Nam đang thiếu số lượng lao động đã qua đào tạo, trong đó các khu cơng nghiệp đang thiếu một cách trầm trọng. Chất lượng nguồn nhân lực cũng chưa cao (chỉ có 35% lao động của tỉnh đã qua đào tạo), cơ cấu lao động chưa hợp lý (chủ yếu tập trung ở ngành nông nghiệp, lao động giản đơn). Trong khi đó, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện đang địi hỏi nguồn nhân lực phải đủ về số lượng, đáp ứng được về chất lượng và hợp lý về cơ cấu. Do đó, nguồn nhân lực của tỉnh hiện chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vấn đề đặt ra đối với Hà Nam hiện nay là phải khắc phục những tồn tại của thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực theo hướng phù hợp với u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở Tỉnh Hà Nam (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)