mang tính tổng hợp và đồng bộ; kết hợp giữa cá thể hóa với xã hội hóa, truyền thống với hiện đại, dân tộc với quốc tế
Phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo nên những người lao động có những năng lực và phẩm chất cần thiết đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa địi hỏi trong q trình hoạch định chính sách, tỉnh Hà Nam cần có nhiều con đường, biện pháp mang tính tổng hợp và đồng bộ. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra như vũ bão cần phải chú trọng nhiều hơn đến giáo dục - đào tạo, phải thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện và triệt để hệ thống giáo dục - đào tạo về nội dung và phương pháp cho phù hợp với thời kỳ mới, tiếp tục đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục - đào tạo. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã
hội học tập. Nâng cấp, mở rộng hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Hoàn thành các dự án xây dựng nhà ở sinh viên tập trung.
Đặc biệt chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học giỏi, lao động có tay nghề cao. Thực hiện tốt việc xã hội hóa cơng tác đào tạo nghề với phương châm nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng chăm lo công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Bên cạnh các biện pháp về giáo dục - đào tạo, tỉnh cần quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống cho con người. Đây là vấn đề cấp thiết mang tính chất cơ bản và lâu dài để tạo nên những người lao động có thể lực tốt phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Để phát triển nguồn nhân lực cũng cần có sự kết hợp giữa xã hội hóa cơng tác phát triển nguồn nhân lực thơng qua hệ thống các chính sách vĩ mơ, môi trường xã hội về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực như: xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập (gia đình, nhà trường và xã hội), xã hội hóa cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, xã hội hóa công tác đào tạo nghề… với việc từng cá nhân chủ động tự rèn luyện, phát triển bản thân về thể lực, trí lực và những phẩm chất đạo đức, tinh thần. Đồng thời, kết hợp hài hòa việc khai thác giữa giá trị truyền thống với những thành tựu văn minh nhân loại, yếu tố dân tộc và quốc tế. Khai thác những giá trị truyền thống: hiếu học, cần cù, sáng tạo… vào phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, làm tốt được công tác tuyên truyền về giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề sẽ tạo ra dư luận xã hội tốt về việc học nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bởi người Việt Nam nói chung và người Hà Nam nói riêng rất dễ bị ảnh hưởng bởi trào lưu, dư luận xã hội. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở các giá trị truyền thống thơi thì chưa đủ, cơng tác phát triển nguồn nhân lực còn đòi hỏi phải kết hợp các giá trị truyền thống đó với các giá trị của xã hội hiện đại như:
coi trọng tri thức khoa học - công nghệ; tác phong công nghiệp; năng động, nhạy bén, thích nghi nhanh; con người thực tế, con người hành động… Có thể nói, việc kết hợp chặt chẽ, hài hòa các giá trị truyền thống với hiện đại sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.