Những khó khăn của ngƣời nghiện ma túy khi tham gia chƣơng trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị methadone (nghiên cứu can thiệp tại cơ sở điều trị methadone (Trang 34)

1.2 .Lý thuyết ứng dụng

1.4. Những khó khăn của ngƣời nghiện ma túy khi tham gia chƣơng trình

Cẩm Phả

Thứ nhất là khó khăn về tâm lý, tình cảm và cảm xúc

Phân tích định tính cho thấy gia đình là nguồn hỗ trợ quan trọng trƣớc và trong q trình điều trị methadon của nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV. Mẹ và vợ (chồng) là những ngƣời chăm sóc chính khi đối tƣợng mắc bệnh, giúp làm hồ sơ điều trị methadon. Trong quá trình điều trị methadon, gia đình nhắc nhở đối tƣợng uống thuốc đúng giờ, đi cùng và tham gia các buổi tƣ vấn các cơ sở điều trị:

“Về chuyện uống thuốc thì đêm nào 9h cơ cũng nhắc nó, khơng sợ nó quên, kể cả đi đâu cũng phải điện chỉ để nhắc nó uống thuốc. Cơ cứ phải theo sát nó, thuốc thang mà hết là phải nhắc nó đi lấy thuốc” (Gia đình_01, 55 tuổi).

Theo nhận định của cán Bộ Y tế thì nam thanh niên nhiễm HIV có sự hỗ trợ của gia đình sẽ tiếp cận các dịch vụ Y tế tốt hơn, tuân thủ điều trị hơn, ít bi quan, chán nản về bệnh tật hơn, từ đó sức khỏe sẽ đƣợc cải thiện hơn nhóm khơng nhận đƣợc nhiều sự hỗ trợ của gia đình:

“Cái nhóm được hỗ trợ thì cái tiếp cận đối với các dịch vụ Y tế thì nó tốt hẳn lên” (CBYT_ 01, 32 tuổi).

“Gia đình cịn chăm sóc động viên, ngoài ăn uống chuyên cần thì nhắc nhở bệnh nhân đi khám lấy thuốc để bệnh nhân không bị lỡ liều” (CBYT_02, 40

tuổi).

Đối với bệnh nhân mới tham gia chƣơng trình methadone là những bệnh nhân mới bắt đầu điều trị hay đã điều trị trong khoảng thời gian 1 năm. Đặc biệt là những bệnh nhân trong giai đoạn dò liều hay những tháng đầu uống thuốc. Những bênh nhân này khi mới uống thuốc cũng gặp phải những khó khăn nhất đinh.

Khi mới uống thuốc bệnh nhân thƣờng gặp phải những phản ứng của cơ thể để tiếp nhận thuốc. Việc thay đổi từ loại thuốc này sang loại thuốc khác, cơ thể bệnh nhân thƣờng có nhiều biểu hiện khác nhau để có thể thích nghi với loại thuốc mới. Với mỗi bệnh nhân sẽ biểu hiện khác nhau, tuy nhiên có thể thấy những triệu chứng chung là buồn ngủ, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi,…

“Mấy ngày đầu anh uống không quen, anh vừa uống vào là cảm thấy buồn nôn thế là anh nhổ ra”(NNMT_06, 48 tuổi).

Lúc này những lời động viên đến từ phía gia đình hay bác sĩ điều trị, nhân viên tƣ vấn là rất quan trọng để giúp họ củng cố niềm tin và vƣợt qua giai đoạn khó khăn. Cùng với đó, liều lƣợng methadone chƣa ổn định với những bệnh nhân đang trong giai đoạn dò liều. Đây là giai đoạn bác sĩ điều trị sẽ xác định lƣợng methadone là bao nhiêu để có thể phù hợp nhu cầu sử dung thuốc của họ để khiến họ không xuất hiện các hội chứng cai khi thiếu thuốc hoặc sốc thuốc.

Bệnh nhân đang trong giai đoạn dò liều cần đƣợc theo dõi và kiểm soát nghiêm ngặt việc sử dụng thuốc, đƣợc thăm khám thƣờng xuyên. Với những bệnh nhân uống ít thuốc só với nhƣ cầu thì họ sẽ xuất hiên hôi chứng cai và phải sử dụng ma túy để có thể giải tỏa. Tuy nhiên, nếu sử dụng đồng thời cả hai methadone và heroin cùng một lúc thì sẽ rất nguy hiểm cho bệnh nhân. Vì vậy bệnh nhân cần đƣợc cung cấp các kiến thức và kỹ năng kịp thời để ứng phó với những trƣờng hợp này.

Đối với những bệnh nhân tham gia chƣơng trình đã lâu là những bệnh nhân điều trị liên tục trên 3 năm tại cơ sở. Việc hàng ngày phải tới cơ sở uống thuốc trong khung giờ cố định và trong một thời gian dài khiến ngƣời tham gia chƣơng trình thực sự thấy mệt mỏi, chán nản...

"Anh đi rồi lại về cũng ngại lắm chứ, anh cũng thấy rồi đấy, sáng thì đi xe

bus xong thì cũng đến tận gần tới trưa mới về. Vậy hỏi anh thì anh làm được cái gì nửa ngày cịn lại? Đi xe bus thì 10.000đ đi, 10.000đ về lên xe họ còn tránh anh ra...nản quá! A hy vọng là đưa về từng Tram Y tế để đi lại cho gần và khơng ai kì thị mình" (NNMT_04, 38 tuổi).

Tình cảm, cảm xúc trong giai đoạn đối tƣợng sử dụng ma túy (chƣa nhiễm HIV) chỉ tập trung vào việc động viên, khuyến khích đối tƣợng đi cai nghiện. Khi những nỗ lực cai nghiện nhiều lần khơng thành cơng, gia đình chán nản và giảm dần sự quan tâm hoặc lảng tránh nhắc vấn đề sử dụng ma túy của đối tƣợng:

“Một số gia đình quan tâm cịn muốn động viên người sử dụng ma túy là cố gắng nên từ bỏ ý. Nhưng một số trường hợp thì nói mãi, nói chán thì cũng mặc kệ thôi” (CBYT_03, 36 tuổi).

Khi biết đối tƣợng nhiễm HIV, những hỗ trợ về tình cảm của gia đình thể hiện qua việc quan tâm, chăm sóc và động viên đối tƣợng nhiều hơn, tránh nhắc tới tình trạng bệnh tật, tránh đề cập đến việc lấy vợ và sinh con vì sợ đối tƣợng buồn và suy nghĩ:

“Nói thật trước đấy nó (vợ) cịn thương ít nhưng bây giờ biết mình có bệnh nó cịn thương nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn” (NNMT_05, 41 tuổi).

“Ông bà anh sợ anh mặc cảm ấy, sợ anh buồn cho nên là ông bà không bao giờ đề cập đến cái chuyện HIV gì cả” (NNMT_13, 46 tuổi).

Bƣớc sang giai đoạn điều trị methadon, đối tƣợng khơng cịn sử dụng ma túy nên gia đình khơng phải chịu nhiều áp lực về kinh tế và tinh thần. Do vậy, gia đình bắt đầu khuyến khích đối tƣợng tham gia các hoạt động của gia đình và dịng họ, mua xe cho đi lại, cho phép cầm tiền hay tham gia vào các hoạt động kinh doanh của gia đình. đây là một sự hỗ trợ, động viên về tinh thần lớn với đối tƣợng:

“Trước đây thì nghiện thì hàng ngày chỉ biết khoác áo ra đi để kiếm ma túy sử dụng, chả được nắm quyền hành, chả được làm gì trong nhà. Từ hai năm mình uống methadon, mẹ bàn giao hết tất cả trách nhiệm kinh tế gia đình cho mình. Kể cả cái sổ đỏ của nhà cũng đưa cho mình quản lý, giữ gìn. Cũng từ đấy trở đi mình quản lý và tồn quyền trong gia đình” (NNMT_07, 37 tuổi).

Thứ hai là khó khăn trong tìm kiếm việc làm đối với bệnh nhân khi tham

Gần một nửa số ngƣời điều trị methadone vào nghiên cứu can thiệp khơng có việc làm, do vậy họ chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của gia đình. Một số khác mặc dù có việc làm nhƣng vẫn cần đến sự trợ giúp của gia đình vì số tiền họ kiếm đƣợc không đủ đáp ứng nhu cầu cá nhân. Mức độ hỗ trợ đa dạng, tùy thuộc nhiều vào khả năng kinh tế của gia đình và ngƣời hỗ trợ. Thơng thƣờng, mẹ và vợ (chồng) là những ngƣời chính cung cấp tiền bạc và vật chất cho đối tƣợng, trong khi anh em ruột và họ hàng ít khi hỗ trợ hơn:

NV CTXH: Trong tất cả những người mà anh vừa liệt kê thì cái người nào là người mà anh có thể nhờ cậy được nhiều nhất trong chăm sóc, điều trị methadone?

tên: Chăm sóc, điều trị methadone thì cái đấy quan trọng lắm…Với anh thì ngồi mẹ ra thì ít người hỏi han. Anh nói thật hoặc là ai có vợ (chồng) thì người ta quan tâm. Chứ cịn bạn bè ít người quan tâm đến cái đấy lắm… Nói chung với bọn anh thì hầu như ai cũng cần người mẹ. Tại vì điều trị methadone có lúc nọ lúc kia hoặc thế này thế nọ. Chỉ có mẹ là dựa dẫm được;

NV CTXH: Thế thì như anh nói thì thường cái người mà quan tâm và có thể hỗ trợ nhiều nhất với người sử dụng methadone là mẹ?

Tên: Mẹ hoặc là vợ(chồng). Chỉ hai người. Anh em ít lắm, hoặc là em gái, chị gái thơi. Chứ cịn anh em trai ít. Tại vì mày làm mày chịu (NNMT_ 08, 35

tuổi).

Các hình thức và mục đích hỗ trợ về tài chính và vật chất của gia đình cho những ngƣời điều trị methadone là khác nhau. Trong giai đoạn đối tƣợng điều trị methadone, các hỗ trợ tài chính bao gồm cung cấp tiền cho đối tƣợng mua, chi trả cho việc ăn uống và đi lại. Các hỗ trợ này chủ yếu vì trách nhiệm, ít tự nguyện và nhằm tránh cho đối tƣợng không phạm pháp nhƣ trộm cắp, lừa đảo. Tuy vậy, những gánh nặng về kinh tế trong giai đoạn này có thể làm xấu đi các mối quan hệ trong gia đình:

“Thì anh trai cũng khơng thích là cho tiền đâu, nhưng mà bây giờ em mình vật vã như thế thì nhìn nó lại khổ mà mình khơng cho khơng được, lại ra ngồi ăn cắp ăn trộm”( NNMT_09, 34 tuổi).

“Nói chung là lục đục lắm, cãi nhau suốt, mình thì cứ lăn lưng ra làm cịn một đứa thì cứ tiêu. Ví dụ như ơng ý làm thì ơng ý khơng đưa tiền cho mình thì cũng chả sao, thơi thì bản thân ơng ni ơng ý. Thế nhưng mà ông ý cũng chẳng ni được ơng ý, thì cái chuyện cãi nhau là chuyện bình thường (Gia đình_02,

46 tuổi).

Trong giai đoạn gia đình biết đối tƣợng đã nhiễm HIV, những hỗ trợ này khá tự nguyện, nhằm mục đích “bù đắp” nên gia đình khơng chỉ trợ cấp tiền điều trị bệnh mà còn sẵn sàng chu cấp cả tiền mua ma túy cho đối tƣợng.

“Cứ nghĩ là nó chẳng sống được bao nhiêu nữa nên cơ đi chợ được đồng nào thì cơ cũng cho nó tiêu hết” (Gia đình_03, 50 tuổi).

Khi đối tƣợng tham gia điều trị methadon, hỗ trợ của gia đình tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp thuốc men, bồi bổ ăn uống nhằm cải thiện sức khỏe cho đối tƣợng hoặc mua xe máy, điện thoại và cung cấp tiền tiêu vặt hàng ngày cho đối tƣợng:

“Thì mẹ em mới tìm hiểu cái methadon này và mẹ em biết em bỏ chơi rồi thì lúc đó mới đi mua cho em 1 chiếc xe máy” (NNMT_10, 29 tuổi).

Việc làm chính là một trong những nhu cầu không thể thiếu của ngƣời nghiện ma túy khi tham gia bất cứ chƣơng trình cai nghiện nào đều trong muốn đƣợc đáp ứng. Khi có việc làm, tạo đƣợc thu nhập. Khơng chỉ giúp họ suy nghĩ tích cực về cuộc sống mà còn hạn chế nhiều yếu tố liên quan dẫn đến việc tái sử dụng ma tuý.

“Em ơi họ biết chị như thế thì chị xin việc được ở đâu hả em? Đến việc chị ra chợ mua ít đồ cịn bị nói ra nói vào, những con mắt nhìn vào chị hồi nghi nhiều vấn đề để trách”(NNMT_11, 34 tuổi).

Đây là một vấn đề tồn tại ngay từ khi mới bắt đầu chƣơng trình điều trị mà đến nay cũng rất khó để có thể khắc phục đƣợc. Để tiến hành trợ giúp cho bệnh nhân thì rất cần sự có mặt của nhân viên CTXH, cùng với đó là sự vào cuộc của các bên liên quan có tham gia để có thể giải quyết đƣợc phần nào vấn đề này cho bệnh nhân khi tham gia chƣơng trình.

Thời gian làm việc trong ngày của một ngƣời làm công ăn lƣơng thƣờng bắt đầu từ 7h00 hoặc 7h30 sáng, tuy nhiên có một số cơng ty cịn có thể làm sớm hơn. Đây cũng là thời gian đa số các phịng khám MMT cũng bắt đầu làm việc, do đó việc chờ đến đúng giờ để uống đƣợc thuốc sẽ ảnh hƣởng tới nhiều đến việc làm, xa hơn nữa là thu nhập của bệnh nhân.

“Buổi sáng: thời gian mở cửa nên từ 6h00 sáng, rất nhiều bệnh nhân đi làm đều có chung mong muốn được uống thuốc sớm hơn một anht để kịp giờ đi làm.

Buổi chiều: thời gian mở cửa đến 17h00 chiều, để những người đi làm kịp về uống thay vì họ phải trốn việc hoặc xin về sớm”(NNMT_12, 45 tuổi).

Thứ ba là khó khăn lâu dài hơn với chƣơng trình khi phải uống thuốc

methadone mất phí.

Hiện nay ngƣời nghiện ma túy khi tham gia chƣơng trình điều trị methadone vẫn đƣợc sử dụng thuốc miễn phí. Điều này có thể là một trong những ƣu điểm rất lớn của chƣơng trình thu hút ngƣời nghiện ma tuý tham gia.

Tuy nhiên trong tƣơng lai có thể thuốc điều trị này sẽ phải trả phí.Dù chƣa biết là bao nhiêu, cao hay thấp nhƣng với nhiều bệnh nhân khi nhắc đến việc phải trả tiền để đƣợc điều trị là họ đã suy nghĩ sẽ không uống methadone nữa.

Một bệnh nhân chia sẻ “đang mang miễn phí thì miễn phí ln đi, tại sao

đang yên lại thu tiền, tôi không tham gia”(NNMT_02, 36 tuổi).

Đa số đều cho rằng hiện tại điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên thật khó tham gia khi phải đóng tiền “gia đình em thực sự rất khó khăn, nếu đóng phí thì em đành bỏ vì khơng có tiền đâu” hoặc “gia đình em ba mẹ già lắm rồi, chẳng có ai đi làm, lấy tiền đâu mà đóng””(NNMT_01, 28 tuổi).

Nhƣ vậy vấn đề đặt ra là phải tìm hiểu xem khi phải mất phí thì liệu có bao nhiêu bệnh nhân có thể tiếp tục tham gia chƣơng tình. Nếu có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục cùng với sự can thiệp của CTXH kịp thời thì có thể đảm bảo sự hoạt động lâu dài một cách bền vững hơn.

Chƣơng trình điều trị methadone tại cơ sở điều trị methadone thành phố Cẩm Phả có một vấn đề cần đặt ra có thể giải quyết. Do chủ yếu là những khó

khăn của bệnh nhân khi tham gia chƣơng trình. Khó khăn lớn nhất đối với họ có lẽ là việc duy trì uống thuốc hàng ngày và tuân thủ các quy định của chƣơng trình. Thêm nữa những bệnh nhân mới tham gia điều trị hay bệnh nhân ARV đồng thời sử dụng methadone họ rất dễ gặp phải những vấn đề về sức khoẻ do những thay đổi của cơ thể khi uống methadone. Vì vậy việc trợ giúp cho họ rất hết sức quan trọng và cần thiết để họ có thể vƣợt qua giai đoạn khó khăn và tham gia chƣơng trình tích cực, mang lại hiệu quả điều trị cao.

Tiểu kết chƣơng 1

Các lý thuyết đƣợc sử dụng trong đề tài bao gồm thuyết nhu cầu, thuyết hệ thống sinh thái, thuyết hành vi có tác dụng lớn trong việc đánh giá nhu cầu, mối tƣơng quan của than chủ với các quan hệ xung quanh để trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề của mình tốt hơn.

Trên cơ sở thực tiễn nghiên cứu can thiệp của đề tài, có thể thấy rằng chƣơng trình điều trị methadone tại Việt Nam đang mang lại những kết quả tích cực. Số lƣợng ngƣời nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Cẩm Phả có xu hƣớng giảm và tỉ lệ ngƣời nghiện ma túy cai nghiện đƣợc kiểm soát, tuy nhiên tỉ lệ tái nghiện cịn ở mức cao, các hoạt động cơng tác xã hội và công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình methadone vẫn cịn thiếu vắng. Điều này có thể thấy việc nghiên cứu can thiệp, đánh giá hiệu quả của chƣơng trình điều trị methadone tại thành phố Cẩm Phả là rất cần thiết. Đi cùng với đó việc chính quyền địa phƣơng và cộng đồng nhận thức đƣợc vai trị quan trọng của các hoạt động cơng tác xã hội trong việc trợ giúp ngƣời nghiện ma túy đƣợc đẩy mạnh, đóng góp vào việc điều trị methadone tại thành phố Cẩm Phả thu đƣợc nhiều kết quả tốt hơn.

Chƣơng trình điều trị thay thế nghiện bằng các chất dạng thuốc phiện bằng methadone đƣợc triển khai tại cơ sở điều tri methadone thành phố Cẩm Phả hơn 7 năm và mang lại những hiệu quả nhất định. Ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình hầu hết đều cảm thấy tình trang sức khỏe, tâm lý của mình đƣợc cải thiên, kinh tế gia đình ổn định hơn, tạo niềm tin cho bệnh nhân cũng nhƣ gia đình họ từ đó tạo nền tảng để có đƣợc hạnh phúc gia đình, cùng với đó là các

mối quan hệ xung quanh họ đều trở nên tốt hơn. Để thu đƣợc những kết quả đó có nhiều yếu tố tác động tới họ nhƣ đƣợc gia đình và chính quyền địa phƣơng ủng hộ, đƣợc cán bộ y tế tại cơ sở giúp đỡ tận tình, cùng với đó là xuất phát từ nhu cầu, mong muốn đƣợc tham gia điều trị methadone của ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình.

Tuy nhiên, trong quá trình tham gia điều trị tại cơ sở họ cũng đã gặp khơng ít khó khăn. Việc phải tới cơ sở uống thuốc hàng ngày và trong thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị methadone (nghiên cứu can thiệp tại cơ sở điều trị methadone (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)