Chương 3 .NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
3.1. Nhận xét
3.1.2. Hạn chế và những vấn đề đặt ra
3.1.2.1. Hạn chế
Thứ nhất: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật ni trong sản xuất
cịn chậm, các chỉ tiêu kế hoạch đề ra theo hướng chuyển dịch có chuyển biến nhưng chưa đạt được theo kế hoạch đề ra; tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện; kinh tế nông nghiệp phát triển cịn chậm so với u cầu và khơng đều; các chắnh sách, giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đủ mạnh, chưa tạo ra được sự đột phá, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ các ngành chậm,
hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh chưa cao, tắnh cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn thấp.
Thứ hai: Quy mơ sản xuất nơng nghiệp cịn manh mún; nhìn chung quy
mơ sản xuất nơng nghiệp cịn nhỏ, bình qn ruộng đất thấp, chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mơ lớn gắn với hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; nơng sản hàng hóa chưa nhiều, chất lượng chưa thực sự cao, sức cạnh tranh trên thị trường còn thấp; quy mơ chăn ni cịn nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư gây ơ nhiễm mơi trường và khó khăn trong phịng chống dịch bệnh, bóng đen của dịch cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, lở mồm long móng đang là mối hiểm họa cho nhân dân, hạn chế trong việc phát triển đồng cỏ, khâu chế biến, vốn đầu tư, bên cạnh đó ngành chăn nuôi vẫn mang tắnh tự phát, kinh tế hộ nhiều hơn kinh tế trang trại, thói quen chăn ni truyền thống đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhân dân. Quy mô trồng rừng phân tán, năng suất, chất lượng chưa tương xứng với tiềm năng, đất đai manh mún khó đầu tư thâm canh trồng rừng theo cơng nghệ tiên tiến, nhân dân khó tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển rừng; đất rừng ngày càng trở nên nghèo kiệt, một số diện tắch có nguy cơ bạc màu, trơ sỏi đá điển hình ở một số xã Thạc Cẩm, Thành Minh, Thành Công; giống cây rừng đơn điệu chủ yếu trồng bạch đàn, thông, keo lai; do thiếu vốn đầu tư nhiều hộ phải khai thác rừng non bán để quay vịng vốn. Trong ni trồng thủy sản chủ yếu nhân dân tự phát, trình độ áp dụng công nghệ, kỹ thuật trong hoạt động thủy sản còn hạn chế.
Thứ ba: Đẩy mạnh ứng dụng KHCN được coi là nhu cầu bức thiết, là giải
pháp trọng tậm để ngành nông nghiệp đổi mới kịp thời, ngày càng hiện đại hóa và hội nhập. Tuy nhiên, việc vận dụng KHCN trong nông - lâm - thủy sản còn chậm, do điều kiện kinh tế của huyện nên việc đầu tư máy móc vào sản xuất nơng nghiệp cịn hạn chế, thiếu sự gắn kết, việc sử dụng nguồn lực
cho KHCN còn phân tán, chưa tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm, hệ thống thủy lợi được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đồng bộ, tiến độ thi cơng một số cơng trình chậm, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, việc cung ứng giống chất lượng cao, nhất là giống cho nuôi thủy sản thâm canh vẫn chưa đáp ứng đủ, tình trạng phát triển tự phát không theo quy hoạch khá phổ biến.
Thứ tư: Cùng với quá trình biến đổi trong khắ hậu, tình trạng thiên tai
trong tương lai sẽ diễn ra ngày càng tăng với nhiều diễn biến phức tạp; tình trạng sụt lở, lũ lụt, ngập mặn, hạn hán ở một số vùng sẽ xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân; các biểu hiện thời tiết cực đoan có nhiều khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực cho sản xuất nông nghiệp.
3.1.2.2. Những vấn đề đặt ra
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thạch Thành, kinh tế nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2012 đạt được kết quả to lớn song cũng khơng ắt có những khó khăn, hạn chế. Nhìn lại thực tế tình hình chặng đường 12 năm (2000 - 2012) nhất là tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm và dự báo tình hình sắp tới có thể thấy rằng để đạt được những mục tiêu trên chúng ta còn phải trải qua khơng ắt những khó khăn, thách thức. Vấn đề đặt ra là cần phải nhìn thẳng sự thật để tiếp tục lựa chọn nội dung thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra bằng con đường phát triển bền vững, bằng thực lực và có thể hiện thực hóa một cách cụ thể với tắnh khả thi cao, chứ không phải đưa ra biện pháp, giải pháp chung chung. Chúng ta còn nhận thức rõ ràng rằng hướng đi bền vững và lâu dài khi hội nhập hiện nay đều xuất phát từ nông nghiệp và đi lên cũng từ nông nghiệp. Ba vấn đề lớn mà Đảng ta xác định cần quan tâm thực hiện là nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã được xác định tại Nghị quyết TW 7 khóa 2 trong đó cần phải nhận thức đầy đủ và ý nghĩa và
tầm quan trọng của lĩnh vực nơng nghiệp. Thạch Thành có thế mạnh về nơng nghiệp vì vậy cần giải quyết vấn đề lao động ở khu vực nông thôn. Do vậy, cần coi nông nghiệp là thế mạnh để Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành chú trọng đầu tư hơn nữa và việc phát triển ứng dụng cơng nghệ cao trong nơng nghiệp chắnh là chìa khóa để phát huy thế mạnh nơng nghiệp huyện.