2.3.2 .Tiêu chí xác định NVKH của trường ĐKHXH&NV
3.3. Đánh giá của chuyên gia về hệ thống tiêu chí và khuyến nghị
3.3.1. kiến đánh giá của chuyên gia về hệ thống tiêu chí
Để minh chứng hệ thống tiêu chí về lựa chọn nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở của Trường ĐHKHXH&NV được đề xuất ở trên là có tính thuyết phục, chúng tôi đã xin ý kiến chuyên gia về hệ thống tiêu chí này tới một số chuyên gia – những người đã làm công tác đánh giá, lựa chọn NVKH nhiều lần và tham gia đánh giá, lựa chọn đề tài NCKH ở tất cả các cấp để xin ý kiến đánh giá về sự phù hợp cũng như tính khả thi của hệ thống tiêu chí. Qua kết quả trưng cầu ý kiến, có thể thấy hệ thống tiêu chí đưa ra đã nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các chuyên gia và sau đây là những ý kiến tiêu biểu nhận xét về hệ thống tiêu chí:
Đối với tiêu chí thứ 2 là tính dẫn đến một kết quả nghiên cứu mới ý kiến của chuyên gia đánh giá như sau:
Với từng tiêu chí cụ thể thì những ý kiến của các chuyên gia cũng đưa ra những nhận định và nhận xét rất chi tiết.
Hộp 2: “Việc phân chia hệ thống tiêu chí làm hai nhóm là tiêu chí bắt buộc và tiêu chí ưu tiên là rất hợp lý với đặc thù, nhiệm vụ đào tạo và định hướng nghiên cứu của Nhà trường. Tôi cho rằng bên cạnh những tiêu chí cứng thì những tiêu chí ưu tiên đã tạo nên sự động viên và niềm đam mê NCKH cho cán bộ đặc biệt là cán bộ trẻ. Hơn nữa, những tiêu chí đó rất phù hợp để lựa chọn NVKH cấp cơ sở theo định hướng nghiên cứu của nhà trường” .
(Nữ, PGS.TS. 42 tuổi) “….Đối với tiêu chí bắt buộc: Hệ thống các tiêu chí từ 1 đến 5 được đưa ra là một đề xuất hợp lý, khoa học và thuận lợi cho người đánh giá tuyển chọn vì với từng tiêu chí cụ thể nếu không thoã mãn các yêu cầu của tiêu chí đó sẽ ngừng đánh giá, tuyển chọn NVKH xét tại tiêu chí cụ thể. Do vậy NVKH được lựa chọn sẽ đảm bảo tính khách quan không bị cảm tính theo nhãn quan cá nhân của người đánh giá…”
(Nam, PGS.TS.50 tuổi)
Hộp 3: “Tôi cho rằng đưa tiêu chí “tính khách quan” là tiêu chí được đặt là tiêu chí đầu tiên để đánh giá tuyển chọn NVKH trong luận văn này nói riêng và đánh giá tuyển chọn đầu vào (input) NVKH nói chung là rất phù hợp vì vấn đề nghiên cứu phải được xuất phát từ sự quan sát khách quan của thực tiễn (từ sự kiện khoa học hay sự kiện thực tiễn khách quan) và tác giả mạnh dạn đề xuất ngừng tuyển chọn nếu không thể hiện được vấn đế nghiên cứu ở đây là rất phù hợp”.
Việc sắp xếp các tiêu chí theo một thứ tự lôgic rõ ràng, Sau tiêu chí về “tính khách quan” thì tiêu chí thứ 2 đó là “tính dẫn đến một kết quả nghiên cứu mới hay chính là tính mới” của NVKH. Tiêu chí này được các chuyên gia đánh giá rất quan trọng vì nếu không có tính mới trong nghiên cứu thì cũng dừng đánh giá tuyển chọn, các chuyên gia đều cho rằng việc đưa tính khách quan là tiêu chí số 1 và tính mới là tiêu chí số 2 là hợp lý vì đây là đánh giá đầu vào của một NVKH.
Xem xét đến tiêu chí thứ 3 và 4, các chuyên gia cho rằng một NVKH được tuyển chọn qua các bước trên thì phải đảm bảo được ý nghĩa của NVKH, thể hiện được tính cấp thiết cũng như ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của nhiệm vụ hay đề tài nghiên cứu và cũng phải đảm bảo tính khả thi khi triển khai nhiệm vụ nghiên cứu, việc đó được thể hiện ở năng lực người nghiên cứu, kinh phí cấp, thời gian thực hiện, những quy định của pháp luật. Các chuyên gia đánh giá những tiêu chí này không thể thiếu khi đánh giá tuyển chọn NVKH để tránh được những rủi ro, những tổn thất khi triển khai nhiệm vụ hay đề tài nghiên cứu.
Tiêu chí số 5 là một tiêu chí rất phù hợp với định hướng nhiên cứu và phát triển của nhà trường ,xây dựng đại học nghiên cứu, tính công bố trên các tạp chí khoa học là rất hợp lý đối với một nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở.
Hộp 4: “…Bản chất nghiên cứu khoa học là sáng tạo do vậy tiêu chí tính mới là rất quan trọng bởi lẽ nó chính là thước đo giá trị lao động trí tuệ của một nhà nghiên cứu. Một nhiệm vụ nghiên cứu không mới nhưng với cách tiếp cận, phương pháp và tư liệu mới cũng có thể dẫn đến kết quả mới. Một đề tài nghiên cứu không lặp lại mình và không lặp lại người khác là một đề tài hứa hẹn có những đóng góp mới mẻ, có ích cho xã hội vì thế tác giả luận văn xác định “tính mới” là tiêu chí bắt buộc để tuyển chọn NVKH – đây là một quan điểm khoa học đúng”.
(Nữ, PGS,TS 57 tuổi)
Với các tiêu chí bắt buộc thì tồn tại song song là các tiêu chí ưu tiên, các chuyên gia đánh giá cho rằng đây là những tiêu chí rất hợp lý và hợp tình. Đặc biệt tiêu chí ưu tiên cho học viên cao học và nghiên cứu sinh là rất phù hợp chứ không phải đánh giá thấp đề tài cấp cơ sở như một số cán bộ quan niệm, bởi đề tài cấp cơ sở cũng là những đề tài có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn rất cao chứ không chỉ nhìn nhận ở cấp độ đề tài mà đánh giá thấp giá trị khoa học mà đề tài cấp cơ sở mang lại
Hộp 5: “…Tôi cho rằng việc đưa tiêu chí này vào đánh giá tuyển chọn là phù hợp với thực tiễn, với sứ mệnh của nhà trường,phát huy được truyền thống nghiên cứu và định hướng xây dựng một trường đại học nghiên cứu. Thông qua việc nghiên cứu các đề tài cơ sở, sẽ có một bài được đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành sẽ giúp cho cán bộ trẻ tập duyệt với các công bố khoa học từ đó sẽ hứa hẹn có những nghiên cứu sâu hơn, những công bố khoa học mang tầm khu vực, quốc tế.”
(Nam, PGS.TS, 50 tuổi)
Hộp 6: “Tôi cho rằng đưa tiêu chí ưu tiên dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh (cán bộ trẻ) là rất phù hợp với thực tiễn của nhà trường vừa động viên cán bộ nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ đồng thời phát triển nguồn nhân lực khoa học của trường, hoàn thiện các tiêu chí về điều kiện và nhiệm vụ của một giảng viên đại học”
Từ những kết quả có được qua việc trưng cầu ý kiến chuyên gia đã phần nào khẳng định tính thuyết phục của hệ thống tiêu chí này. Bên cạnh đó, hệ thống tiêu chí vẫn còn nhận được những ý kiến góp ý nhỏ của các chuyên gia với mục đích ngày càng hoàn thiện hơn. Việc hệ thống tiêu chí được phần đông các chuyên gia đánh giá cao sẽ là một trong những căn cứ để các nhà quản lý xem xét có hay không đưa hệ thống tiêu chí vào áp dụng thử nghiệm trong thực tiễn.